Drakonile

Top 10 bí mật về các tuyệt tác hội họa trên thế giới

Đăng 7 năm trước

Trong một số trường hợp, những họa sỹ muốn giấu đi những bí mật về kỹ thuật và phương pháp của mình, hay đôi khi họ muốn giấu một bí mật nào đó trong những bức tranh. Dưới đây là một số bí mật về các tuyệt tác nghệ thuật của thế giới

Những tấm gương của Rembrandt

Rembrandt là họa sỹ nổi tiếng về khả năng thể hiện ánh sáng trong các tác phẩm của ông, trong khi các họa sỹ cùng thời khác chỉ sử dụng ánh sáng theo một cách tương đối giống nhau. Không ai trong số họ có thể khắc họa lại vẻ đẹp mà Rembrandt thể hiện trên các bức vẽ của ông. 

Trải qua nhiều năm, kỹ thuật của Rembrandt đã dần được giải mã dựa trên chi tiết trên các bức vẽ của ông.Để tạo ra những bức vẽ chi tiết, sống động như một bức ảnh chụp bằng máy ảnh hiện đại, Rembrandt đã sử dụng một cách sáng tạo những tấm gương cùng với các nguồn sáng khác nhau, tương đối giống với cách mà các nhà nhiếp ảnh hiện đại sử dụng ngày nay. 

Để vẽ nên bức chân dung tự họa bản thân, Rembrandt đã sử dụng một hệ thống phức tạp bao gồm các tấm gương phẳng và gương lồi, lõm khác nhau, cùng một dạng máy chiếu, để có thể tạo ra hình ảnh thực tế nhất có thể.Trong suốt cuộc đời mình, Rembrandt chưa bao giờ tiết lộ bí mật về kỹ thuật của ông. Và nếu không phải nhờ vào các sử gia thử sử dụng một hệ thống gương để mô phỏng công việc của ông, thì có lẽ không ai trong số chúng ta có thể biết về kỹ thuật sáng tạo của ông.

Bản nhạc ẩn trong bức "Bữa ăn cuối cùng"

Leonardo Da Vinci không chỉ là một họa sỹ tài năng mà ông còn thể hiện khả năng thiên bẩm của mình trong các lĩnh vực sáng tạo khác như âm nhạc và văn học. Cụ thể, trong một trường hợp, ông sử dụng tài năng của mình để tạo ra một "quả trứng Phục sinh" (một khái niệm để chỉ những điều bất ngờ ẩn chứa mà ít người có thể tìm ra) bí mật nằm trong một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. 

Bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" có chứa một bí mật khá thú vị: một bản phổ nhạc được ông viết trong bức tranh. Trên bàn ăn của bức tranh, những chiếc bánh, bàn tay của Chúa và các tông đồ được vị họa sỹ tài năng sắp đặt để chúng tạo thành một bản nhạc. 

Nếu đọc từ phải sang trái theo cách mà Leonardo Da Vinci viết, một bản hòa âm kể về những khổ hình mà Chúa Jesu đã trải qua.

Bức chân dung ẩn trong bức vẽ của Degas

Khoảng thời gian giữa năm 1876 và 1880, Edgar Degas đã vẽ một bức chân dung, với một cái tên đơn giản là "Bức chân dung của một người Phụ nữ". Cái tên có vẻ khá phù hợp bởi bức chân dung chỉ có nội dung miêu tả một người phụ nữ mặc đồ đen. Tuy nhiên, ẩn bên trong nó là một bức chân dung khác.Vào đầu năm 1922, sự ẩn màu và những chi tiết dư thừa khác đã được chú ý đến, nhưng không có cuộc điều tra nào sâu hơn về điều này. Và cho đến năm 2016, sử dụng kỹ thuật X-quang hiện đại, sau khoảng 33 giờ kiểm tra, các nhà khoa học cuối cùng đã có thể tìm ra những gì mà Degas đã vẽ trước đó, bức chân dung một người phụ nữ, được cho là người mẫu nữ yêu thích của ông thời gian đầu Emma Dobigny.Một bức chân dung chép lại bản chân dung ẩn nói trên đã được vẽ lại, nhưng nằm trong một bản sưu tập cá nhân và hiếm khi được trưng bày. Bức chân dung này có vẻ giống như một bản phác thảo mà sau này Degas đã vẽ đè lên.

Chứng viêm khớp của Michelangelo

Danh họa Michelangelo sống khá thọ đến 89 tuổi, và qua đời vào năm 1564. Nhiều dấu hiệu cho thấy những nỗ lực cuối đời của ông chống chọi lại một chứng bệnh thông thường của người già: viêm xương khớp.Trong những năm cuối đời, Michelangelo không còn ký tên ông vào những bức họa, và giải thích rằng những họa sỹ khác cũng làm vậy. Đồng thời, ông cũng ngừng vẽ tranh, chủ yếu tập trung vào nghệ thuật điêu khắc.Trong những bức thư gửi cho người cháu trai của mình, ông phàn nàn về chứng "gút" và đôi tay "cứng đờ" của mình. Vào thời điểm đó, "gút" được coi là một dạng bệnh gây khó chịu cho bất cứ khớp xương nào trên cơ thể, tuy nhiên Michelangelo đặc biệt nhấn mạnh đến đôi tay đau đớn của mình. Bức chân dung Michelangelo vào những năm cuối đời cho thấy đôi tay có triệu chứng khá giống với những bệnh nhân viêm khớp ngày nay.

Chứng vàng da của Bacchus

Vào năm 1592, danh họa Caravaggio đến Rome và định cư tại đó, thế nhưng ông đã bị ốm nặng và buộc phải ở lại Santa Maria della Consolazione trong vòng 6 tháng. Tại đây, ông bắt đầu thực hiện bức chân dung tự họa nổi tiếng được biết đến với cái tên "Sick Bacchus" hay "Bacchino Malato". Da của Bacchus có màu vàng, một triệu chứng rõ rệt của chứng vàng da, lý do khiến Caravaggio phải ở lại chữa bệnh vào thời gian đó.Bacchus, trong thần thoại La Mã, là vị thần rượu vang. Nhận thấy một trong những triệu chứng của những người nghiện rượu có bao gồm vàng da, Caravaggio đã tự coi bản thân như một hình mẫu chính xác nhất cho vị thần rượu vang. Caravggio sử dụng những triệu chứng của chính mình để thể hiện Bacchus đang chết dần chết mòn từ chứng nghiện rượu.

Những bức vẽ "Helga" của Andrew Wyeth

Vào khoảng giữa những năm 1980, họa sỹ người Mỹ Andrew Wyeth đã gây sốc với toàn giới nghệ thuật khi công bố hơn 200 bức chân dung ông vẽ một người phụ nữ trong suốt một thập kỷ. Những bức vẽ này có tên "Những bức họa Helga", điều thú vị là trong suốt thời gian ông vẽ những bức họa này, chúng hoàn toàn là bí mật mà thậm chí cả vợ của ông cũng không biết. 

Chỉ một người biết về những bức họa Helga: Nancy Hoving, một người bạn của Wyeth, và ông đã phải thề giữ bí mật. Theo lời của Hoving, Wyeth "thích có những bí mật,... như vậy ông ấy có thể tiết lộ chúng".Rất nhiều bức họa miêu tả người mẫu Helga Torsef khỏa thân. Theo lời của Wyeth, vợ ông không cảm thấy thoải mái khi ông làm việc với những người mẫu khỏa thân. Vì vậy, Wyeth, tôn trọng vợ mình, và đã lựa chọn không tiết lộ về những người mẫu này cho đến khi ông công khai các bức vẽ.

Bức chân dung người đàn ông ẩn trong bức họa "Căn phòng màu xanh"

Picasso vẽ bức họa "Căn phòng màu xanh" vào năm 1901 trong suốt thời gian "Blue Period" đặc biệt (khoảng thời gian Picasso tập trung vẽ những bức họa với màu chủ đạo là xanh da trời) của ông. Trong khoảng thời gian đó, ông cực kỳ nghèo và khổ sở. Việc sử dụng các tông màu xanh da trời lạnh lẽo phần nào thể hiện tâm trạng phiền muộn đó của ông. 

Tuy nhiên, bức tranh "căn phòng màu xanh" luôn mê hoặc các nhà sử học bởi những nét vẽ kỳ lạ mà ông đã sử dụng.Khi được kiểm tra bởi công nghệ hồng ngoại, các nhà khoa học đã phát hiện ra gương mặt của một người đàn ông đeo nơ bí ẩn bên dưới bức họa. 

Cho đến nay, vẫn chưa ai giải thích được tại sao Picasso vẽ người đàn ông này, các nhà sử học cho rằng người mẫu của bức chân dung "ẩn" đó có thể là Ambroise Vollard, một tay buôn các tác phẩm nghệ thuật người Pari, cũng là người đã tổ chức cuộc triển lãm đầu tiên cho Picasso.Một lý do được đưa ra là ở thời điểm đó, Picasso không đủ tiền để mua các tấm vải làm tranh vẽ, vì vậy có thể ông đã có ý tưởng vẽ bức "căn phòng màu xanh" khi đang vẽ dở tấm chân dung, và quyết định vẽ đè bức họa mới lên bức chân dung dang dở.

Những dòng khí động trong bức "Starry Night"

Một trong những tuyệt tác nghệ thuật của Van Gogh là bức "Starry Night", được ông vẽ vào năm 1889, khi đang chữa trị tại một bệnh viện tâm thần. Đây là khoảng thời gian căn bệnh tâm thần của ông trở nên nặng nhất, nhưng cũng trong thời gian này, ông đã sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật, mà cho đến những năm 1940, người ta mới nhận ra rằng chúng có bao gồm nội dung khoa học thực tiễn.Khí động và những dòng khí động được cho là khó miêu tả hơn cả các cỗ máy lượng tử, nhưng trong bức "Starry Night", Van Gogh đã thực sự thể hiện được các dòng khí động một cách hoàn hảo, khiến cho các nhà nghiên cứu tin rằng, trong thời kỳ điều trị bệnh tâm thần, ông đã có khả năng nhìn và vẽ được các dòng khí động hàng thập kỷ trước khi chúng lần đầu tiên được miêu tả.

Bệnh đục thủy tinh thể của Monet

Một trong những đặc trưng của hội họa trường phái Ấn tượng là các bức tranh ảo diệu và khá khác biệt so với thực tế trong hàng thế kỷ. Và nghệ sỹ sáng lập ra trường phái ấn tượng là danh họa Claude Monet. Ông là một danh họa tài ba. Tuy nhiên, các bức vẽ của Monet có xu hướng trở nên mờ ảo và màu sắc ngày càng trở nên mờ nhạt và đục hơn. Lý do dẫn đến sự xuống cấp được thể hiện trong các bức tranh của ông được cho là chứng đục thủy tinh thể ngày càng gây ảnh hưởng nhiều hơn khi danh họa này lớn tuổi hơn.Khoảng cuối những năm 1880 đến năm 1923, chứng đục thủy tinh thể không chỉ khiến ông giảm thị lực mà còn khiến ông mất khả năng cảm nhận thị giác. Bằng chứng rõ ràng nhất nằm trong hai bức tranh được vẽ từ năm 1922: Bức "Japanese Bridge", tác phẩm mà Monet sử dụng một nhóm các màu sắc nổi bật bất bình thường. Bức vẽ này được thực hiện trong thời điểm chứng đục thủy tinh thể của ông trở nên tệ nhất, và thậm chí ông có thể đã phải cố gắng vẽ bằng những gì còn lại trong trí nhớ của ông, bù lại những mù sắc và hình ảnh mà ông thể ghi nhận bằng đôi mắt của mình.Năm 1923, Monet cuối cùng phải chấp nhận phẫu thuật và ông còn đốt bỏ rất nhiều những bức vẽ của mình khi ông nhận ra chúng khủng khiếp thế nào. Tuy nhiên, một số trong những bức tranh đó đã may mắn còn tồn tại cho đến ngày nay như một minh chứng cho những điều tồi tệ ông đã trải qua.

Goya và Joseph Bonaparte

Năm 1823, họa sỹ người Tây Ban Nha Goy vẽ một bức chân dung của Don Ramon Satue, một vị thẩm phán trong tòa án tối cao Tây Ban Nha. Ẩn bên trong bức chân dung này, có lẽ tồn tại một nhân vật thậm chí còn quan trọng và nổi tiếng hơn trong lịch sử Tây Ban Nha: Joseph Bonaparte, anh trai của Napoleon Bonaparte. Joseph Bonaparte đã được em trai Napoleon của mình đặt làm vua của Tây Ban Nha và cai trị trong khoảng thời gian từ năm 1809 đến năm 1813.Các nhà khoa học đã sử dụng tia X-quang chiếu lên bức vẽ và phát hiện ra nhân vật lịch sử này và tìm ra những huy hiệu và trang phục ông đã mặc. Sở dĩ họ xác nhận người đàn ông được phát hiện trong bức tranh có vai trò quan trọng như vậy là bởi ông đang đeo một huy hiệu có liên quan đến một hội kín được lập ra bởi  dòng họ Bonaparte. Bức chân dung đã được vẽ trong khoảng thời gian ông làm vua tại Tây Ban Nha, và Goya đã rất đau đớn khi phải che giấu điều này.Danh họa Goya đã sống sót qua rất nhiều cuộc nổi dậy tại Tây Ban Nha trong giai đoạn đầu những năm 1800 và sau khi lực lượng của Napoleon rút khỏi đất nước. Và vào năm 1800, sau khi lực lượng của Napoleon rút khỏi Tây Ban Nha. Cho đến năm 1820, việc có bất cứ thứ gì liên quan đến chính quyền cũ sẽ là một mối nguy lớn cho Goya. Có lẽ đó là lý do mà ông đã che giấu bức chân dung cũ với chân dung Don Ramon Satue, và bí mật này đã được ông che giấu suốt đời và chỉ được phát hiện bởi những kỹ thuật hiện đại 200 năm sau.

Chủ đề chính: #bí_mật

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn