Xuka

Trắc nghiệm tính cách V - A - K - Ad nhận diện năng lực tiềm ẩn

Đăng 6 năm trước

Nhận diện tính cách V - A - K - Ad là một công cụ cực kỳ hữu hiệu giúp các nhà quản lý, lãnh đạo, những người làm về bán hàng, marketing giao tiếp hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt hơn… Ngoài ra nó còn giúp bạn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc. Hãy dùng bút ghi lại trong quá trình trả lời câu hỏi. Bài trắc nghiệm này sẽ nói cho bạn biết chính xác bạn thuộc tuýp người nào. Bạn sẽ sửng sốt nhận ra những nét tính cách thực sự và năng lực tiềm ẩn của mình.

Dưới mỗi câu sau, bạn vui lòng ghi số thứ tự cho mỗi nhận định.

4: Miêu tả đúng nhất 

3: Miêu tả khá đúng 

2: Miêu tả đúng 

1: Ít đúng nhất


Câu 1: Bạn thường đưa ra quyết định quan trọng dựa trên:

––––– Cảm tính.

––––– Những điều mà người khác nói. 

––––– Những điều mà (mình nhìn thấy) bạn cho là tốt nhất cho bản thân. 

––––– Những thông tin, những dẫn chứng cụ thể.

Câu 2: Trong các buổi tranh luận, bạn dễ bị tác động nhất bởi:

––––– Giọng nói của người khác. 

 ––––– Quan điểm của người khác. 

––––– Tính logic trong lời tranh luận của người khác.

––––– Cảm xúc của người khác. 

Câu 3: Điều gì bạn cảm thấy hài lòng về bản thân:

 ––––– Cách ăn mặc của bạn. 

 ––––– Cách chia sẻ cảm xúc. 

 ––––– Cách bạn dùng từ. 

 ––––– Giọng nói của bạn. 

Câu 4. Bạn thấy thật dễ dàng: 

 ––––– Điều chỉnh âm lượng và giai điệu của âm thanh sao cho hay nhất. 

 ––––– Chọn lựa những thông tin có giá trị nhất trong một chủ đề. 

 ––––– Chọn những đồ đạc bạn cảm thấy thoải mái nhất. 

 ––––– Chọn những đồ có sự kết hợp màu sắc hài hòa và bắt mắt nhất. 

Câu 5. Bạn thấy: 

––––– Bạn rất nhạy cảm với những âm thanh xung quanh. 

––––– Bạn rất nhạy bén với các thông tin mới. 

––––– Bạn rất nhạy cảm với những đồ bạn đang mặc. 

––––– Bạn phản ứng nhanh với màu sắc và bề ngoài của sự vật. 

Câu 6: Khi có một kỳ nghỉ ở bờ biển thì việc thích làm nhất ở đó là gì? 

––––– Cảm nhận bờ cát tuyệt vời với nắng ấm và cảm giác mát lạnh trên khuôn mặt.

––––– Nghe được tiếng vỗ của sóng, tiếng rít nhè nhẹ của gió và tiếng chim hót đằng xa. 

––––– Cảm nhận đó là một kỳ nghỉ thông minh với chi phí hợp lý. 

––––– Phong cảnh ở đó với mặt trời sáng chói và mặt biển xanh biếc.

Câu 7: Khi có bài tập hay dự án mà bạn được giao thì thật dễ dàng khi bạn:

––––  Có thể nhìn thấy hình ảnh mô tả cái mà được yêu cầu phải làm.

––––– Có thể nghe được gợi ý về công việc sắp làm.

––––– Có thể hiểu cái mà được yêu cầu.

––––– Tôi đã điều chỉnh thành những gì cần thiết cho tôi. 

 Câu 8: Tôi có thể dễ dàng theo dõi một bài thuyết trình nếu được:

––––– Tôi có khả năng tiếp xúc với người diễn giả.

––––– Tôi có thể nhìn được hình ảnh từ máy chiếu và theo dõi được chủ đề buổi nói.

–––––  Buổi thuyết trình có số liệu thực tế và một chút phân tích từ người diễn giả.

––––– Người thuyết trình có giọng nói rõ ràng với rất nhiều tông giọng khác nhau và sử dụng các từ ngữ nhấn mạnh. 

Câu 9: Khi mua xe thì tôi quyết định lựa chọn dựa trên: 

––––– Dựa trên giá cả, tiêu thụ xăng, và các tính năng an toàn trên xe.

––––– Sự thoải mái của ghế ngồi và cảm giác thoải mái khi lái thử nó.

––––– Màu sắc của chiếc xe, phong cách thiết kế và hình ảnh khi tôi lái nó.

––––– Âm thanh giòn tan của động cơ và dàn âm thanh trên xe cũng như độ cách âm của xe. 

Câu 10: Khi tham dự một buổi trình diễn ca nhạc trực tiếp thì tôi hay:

 ––––– Bị cuốn theo giai điệu của bài hát. 

 ––––– Để ý nhiều đến phần trình diễn của ca sỹ, ban nhạc.

 ––––– Để ý nhiều đến ý nghĩa của lời bài hát.

 ––––– Được hòa vào đám đông để nhảy múa.

Câu 11: Khi tôi lo lắng một điều gì đó, điều đầu tiên xảy ra là:

––––– Bạn thấy mọi thứ trở nên nghe khác lạ.

––––– Bạn cảm nhận thấy mọi thứ trở nên khác lạ.

––––– Bạn thấy mọi thứ trở nên trông rất lạ thường.

––––– Bạn thấy mọi thứ trở nên không hợp lý.

Câu 12: Trong cuộc thảo luận, tôi thường bị ảnh hưởng bởi:

––––– Những lý lẽ của người khác.

––––– Giọng điệu của người khác.

––––– Năng lượng tỏa ra từ người khác.

––––– Ngôn ngữ cơ thể của người khác hoặc những quan điểm của người khác đưa ra.

Câu 13: Tôi đánh giá khả năng làm việc của tôi như thế nào dựa trên:

––––– Tôi biết cần phải làm những gì để hoàn thành công việc.

––––– Tôi thấy được rõ rệt sự tiến bộ của tôi.

––––– Mọi thứ nghe như thế nào.

––––– Tôi cảm thấy hài lòng như thế nào.

Câu 14: Một trong những điểm mạnh của tôi là khả năng của mình để:

––––– Xem những gì cần phải thực hiện.

––––– Phân tích được số liệu, dữ liệu thống kê thực tế.

––––– Biết được những gì là đúng.

––––– Tin tưởng vào cảm nhận của mình.

Câu 15: Tôi thưởng thức:

––––– Việc lựa chọn bản nhạc để nghe.

––––– Làm việc theo logic.

––––– Lựa chọn trang phục cảm thấy thoải mái.

––––  Lựa chọn trang phục trông dễ nhìn.

Bước 1: Hãy viết những câu trả lời của bạn theo thứ tự vào dưới đây:

Câu 1: ––––– K             ––––– A ––––– V              ––––– Ad     

Câu 2: ––––– A             ––––– V ––––– Ad            ––––– K  

Câu 3: ––––– V             ––––– K ––––– Ad            ––––– A  

Câu 4: ––––– A              ––––– Ad ––––– K            ––––– V      

Câu 5: ––––– A             ––––– Ad ––––– K            ––––– V  

Câu 6: ––––– K             ––––– A ––––– Ad            ––––– V  

Câu 7: ––––– V             ––––– K ––––– Ad            ––––– A      

Câu 8: ––––– K             ––––– V ––––– Ad            ––––– A  

Câu 9: ––––– Ad             ––––– K ––––– V            ––––– A  

Câu 10: ––––– A             ––––– V ––––– Ad           ––––– K      

Câu 11: ––––– A             ––––– K ––––– V              ––––– Ad  

Câu 12: ––––– Ad            ––––– A ––––– K            ––––– V  

Câu 13: ––––– Ad            ––––– V ––––– A            ––––– K  

Câu 14: ––––– V             ––––– Ad ––––– A            ––––– K  

Câu 15: ––––– A             ––––– Ad ––––– K            ––––– V             

Bước 2: Đếm tổng số điểm của V - A - K - Ad

Điểm số nhóm nào cao nhất thì bạn thuộc nhóm tính cách đặc trưng đó.

  • (V) Thị giác 
  • (A)Thính giác 
  • (K) Cảm xúc 
  • (Ad) Nội tâm

Người Thị giác (V)

Người thị giác có xu hướng làm mọi việc nhanh hơn dù đó là hành động hay lời nói. Một hình ảnh tốt hơn ngàn lời nói, và người thị giác xử lý thông tin bằng cách mô tả ngôn từ thành hình ảnh trong tâm trí họ. Họ có thể nói cao giọng và có xu hướng ngồi thẳng ở mép ghế, với mắt nhìn thẳng và hay thở nông phía trên phổi.

Người Thị giác (V)  có xu hướng làm mọi việc nhanh hơn dù đó là hành động hay lời nói. Một hình ảnh tốt hơn ngàn lời nói, và người thị giác xử lý thông tin bằng cách mô tả ngôn từ thành hình ảnh trong tâm trí họ. Họ có thể nói cao giọng và có xu hướng ngồi thẳng ở mép ghế, với mắt nhìn thẳng và hay thở nông phía trên phổi.

Họ khó có thể thể nhớ những chỉ dẫn bằng lời bởi vì tâm trí họ luôn bay bổng. Họ ít khi bị xao nhãng bởi tiếng động. Họ luôn trọng tâm vào mục tiêu và muốn khẳng định bản thân là số 1 trong mọi tình huống. Họ sử dụng hình ảnh để minh họa “Tôi thấy ý của bạn rồi” hay “Tôi đã nhìn thấy bức tranh tổng thể”…

Người Thị giác (V) thường nói nhanh, nghĩ nhanh, viết nhanh. Chữ viết của họ thường cứng và góc cạnh. Ngôn từ họ sử dụng mang tính chắc chắn: “Tôi khẳng định…”,“Tôi tin tưởng…”, “Tôi chắc chắn…”, “Tôi tin rằng…”


Người Thính giác (A)

Người thính giác thích làm mọi thứ theo nhịp điệu. Họ có giọng nói cao vừa phải. Họ hay nói với chính mình, nói ra miệng hoặc nghĩ trong đầu; họ cũng hay mấp máy môi khi đọc.

Họ thở ở giữa ngực và đôi khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể bằng tay, nhưng không nhiều lắm. Họ có thể nói lại những chỉ dẫn đầy đủ một cách dễ dàng và họ rất dễ bị xao nhãng bởi âm thanh. Khi suy nghĩ, người thị giác hơi nghiêng đầu sang một bên khi nói chuyện, giống như khi họ đang nghiêng đầu nghe điện thoại. Họ nhớ mọi thứ từng bước và có trình tự giống, và thích được chỉ bảo mọi thứ cũng như nghe phản hồi trong giao tiếp.

Người Thính giác (A) có xu hướng sử dụng những ngôn từ như:Điều đó gióng lên tiếng chuông hay điều đó gõ…, và họ quan tâm tới những gì bạn nói. Họ là những người lắng nghe rất tốt, thích âm nhạc và giọng nói. Chữ viết của họ nằm giữa kiểu người thị giác và cảm xúc.


Người Cảm xúc (K)

Người cảm xúc thường hay thở thấp dưới phổi. Do vậy, bạn có thể thấy bụng của họ phập phồng. Họ thường làm mọi thứ chậm chạp hơn người thị giác và có giọng trầm. Khi họ nói, họ thường dừng lại giữa mỗi câu và họ xử lý mọi thứ khi được chỉ dẫn theo cảm xúc họ có.

Họ phản ứng rất tốt với tiếp xúc và những lời khen bằng hành động. Họ ít sử dụng tay trong giao tiếp và thường đứng sát vào người mà họ nói chuyện. Họ hay dùng những ngôn từ như “Tôi muốn nắm bắt việc này” “Tôi cảm thấy việc này…”Về diện mạo, trông họ rất đứng đắn, chỉn chu và tay họ thường to và chắc mập (vì thế họ cầm nắm mọi thứ tốt).

Họ thích quan tâm tới cảm xúc và nhớ mọi thứ bằng cách bước qua mọi quy trình hoặc là làm trực tiếp. Chứ viết của họ to tròn và có lực nhấn hơn bình thường trên trang giấy.


Người Nội tâm (Ad)

Người nội tâm thường biểu thị tính cách của cả 3 nhận diện trên. Thêm vào đó, họ hay tự nói chuyện với chính mình rất nhiều và họ rất thích cảm nhận mọi thứ để hiểu tường tận những thứ đó.

Người nội tâm thường biểu thị tính cách của cả 3 nhận diện trên. Thêm vào đó, họ hay tự nói chuyện với chính mình rất nhiều và họ rất thích cảm nhận mọi thứ để hiểu tường tận những thứ đó.

Chủ đề chính: #trắc_nghiệm_tính_cách

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn