Phạm Hữu Hải Dương

Văn hóa đọc sách của giới trẻ

Đăng 6 năm trước

Ở Việt Nam và trên thế giới, văn hóa đọc sách đã được hình thành từ rất lâu đời. Và đó cũng là nguồn tri thức, loại hình hoạt động văn hóa của cộng đồng, xã hội. Như M. Gorki từng nói; “ Hãy yêu sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Tuy nhiên, với xã hội hiện đại và phát triển không ngừng của công nghệ mới. Truyền thông phát triển đa dạng phong phú thể loại. Văn hóa đọc sách đã thay đổi như thế nào?

Theo thống kê hàng năm của bộ VH-TT-DL, mỗi năm một người Việt Nam đọc 0,8 cuốn/năm. Con số này ở các nước như Pháp, Nhật Bản, Israel lên đến 20 cuốn/năm, Singapore 14 cuốn/năm,Malaysia 10 cuốn/năm. Đó là chưa nói đến ở Việt Nam hơn 80% những người đọc sách nằm ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, các em học sinh chủ yếu tìm thể loại truyện tranh, sách tham khảo, sách giáo khoa.

Thực tế,tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn là một biên pháp để hoàn thiện con người, rèn luyện cho người đọc những kỹ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Lấy ý kiến của sinh viên trường Đại học Bách Khoa, theo bạn Nguyễn Minh Trọng Trí, sinh viên năm 4 của khoa Điện- Điện tử : “Chủ yếu các bạn sinh viên chỉ đọc sách chuyên ngành của mình, còn các loại sách thuộc thể loại khác rất ít khi đọc”. Chính vì vậy, việc không có “văn hóa đọc sách” khiến các các sinh viên thời nay gặp khó khan trong việc giao tiếp, hạn chế trong các sử dụng ngôn ngữ, hạn chế cả năng lực thuyết trình, sáng tạo trong giao tiếp…

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông. Việc truyền tải thông tin đại chúng đến với người đọc qua nhiều phương tiện như TV, Internet,điện thoại di động, Đồng thời, các mô hình vui chơi giải trí ngày càng nhiều và đa dạng việc các bạn trẻ ngày càng lãng quên thói quen đọc sách là điều hiển nhiên. Nhiều bạn chia sẻ rằng mình cũng lên internet để đọc báo, đọc truyện thường xuyên, nhưng tìm hiểu kỹ ra mới biết số đó là rất thấp, đa phần các bạn bị thu hút bởi những tin “giật gân”, truyện ngôn tình, truyện tranh và thậm chí là các trang mạng đồi trụy không lành mạnh. Chưa hết, rất nhiều bạn trẻ dành nhiều thời gian cho việc lướt FB, truy cập các trang mạng xã hội tán gẫu với bạn bè nhiều hơn là việc đọc sách báo hay nghiên cứu tài liệu, thông tin bổ ích.

Đồng thời,tình trạng văn hóa đọc trở nên đáng lo ngại như hiện nay là vì giáo dục chưa hiệu quả. Nhà trường tập trung quá nhiều cho việc nhồi nhét kiến thức cho học sinh, sinh viên một cách thụ động, khuôn mẫu, cộng với việc đề cao điểm số đã khiến các bạn trẻ không còn thiết tha với sách. Chưa hết, “công cuộc” chạy đua thành tích của các bậc phụ huynh bắt các bạn học quá sức của mình, học thêm hay thậm chí là học chạy “sô” khiến cho việc phát triển thể chất, tinh thần của các em bị suy giảm. Từ đó, thói quen đọc sách của các bạn đã không được hình thành ngay từ lúc còn đi học. 

Ngoài ra, nghịch lý còn đến từ các NXB, tác giả ra đầu sách ồ ạt nhưng lại tỷ lệ nghịch với chất lượng nội dung và số lượng tiêu thụ. Một phần là do nhiều thể loại sách không phù hợp, chưa thu hút được độc giả, giá trị nội dung chưa thật sự sâu sắc, hoặc chủ yếu là sưu tầm, sao chép, tập hợp của nhiều sách khác làm thị trường sách trở nên hỗn độn, phức tạp. 

Chính vì vậy, “văn hóa đọc sách” của giới trẻ đang dần mai một, là thực trạng đáng báo động,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tư duy, con người. Lênin từng viết:“ Không có sách, không có tri thức, không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Cho nên, mỗi chúng ta cần hình thành thói quen đọc sách ngay từ bây giờ.Xây dựng văn hóa đọc sách lan tỏa cộng đồng, xã hội, góp phần cải thiện tri thức,văn hóa, đời sống xã hội. Đưa kinh tế, xã hội, đất nước tiến nhanh trên con đường văn minh của nhân loại.

                                                                                                       Phạm Dương

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn