Huyền Iris Iris là sinh mệnh. Sống như một nàng công chúa, sống vui vẻ như một nàng tiên. Sống như thế bởi vì nếu chỉ còn 1 ngày để sống! Không hối tiếc lòng tốt cho đi, cũng không mong nhận lại, chỉ cần sống như thế!!! Bởi nếu lòng tốt là con người của bạn, thì được sống là chính mình sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc.

Vì sao bạn phải nhẫn nhịn?

Đăng 4 năm trước

Hắc Tắc Thành ( Bền bỉ sẽ thành công) Sự phấn đấu phải liên tục suốt cả đời Theo đuổi lý tưởng phải hăng hái chiến đấu không biết mệt mỏi Kiên trì đến cùng bền bỉ sẽ thành công

1.      Nếu quyết tâm nhẫn nhịn 

Trải nghiệm nguyên nhân nhẫn nhịn Paulos viết: “ Mặc cho chủ tức giận”. Ông nói một cách đơn giản “ phải nhẫn nhịn phải chịu khổ, gạt bỏ hận thù, tiếp tục đi lên phía trước vì muốn có được cuộc sống thuộc về linh hồn”. Tuy là như thế, nhưng nếu chúng ta từ chối tha thứ cho những người làm tổn thương chúng ta thì chúng ta sẽ phải đối mặt với các hậu quả dưới đây.

1)    Chúng ta sẽ có cảm giác tội lỗi hơn so với người làm tổn thương chúng ta.

2)    Sự thương xót và từ bi của Chúa sẽ khép cánh cửa đối với chúng ta. Sau đó, chúng ta bắt đầu phạm sai lầm mà không biết vì sao lại phạm sai lầm, vì chúng ta đã rơi vào trong vòng không phục tùng. 

3)    Sự buồn phiền mà người bắt ép chúng ta mang đến sẽ cướp đi sự yên ổn trong lòng chúng ta, anh ta sẽ biến thành kẻ chiến thắng,vì anh ta đã thành công khiến chúng ra chịu một sự tổn thương lâu dài. Hơn nữa anh ta sẽ cười mỉa chúng ta vì chúng ta vẫn sống trong sự phẫn nộ. 

4)    Quỷ sa tăng sẽ thành công trong công việc đem tư tưởng phục thù đặt vào lòng chúng ta, vì thế nó có thể đẩy chúng ta vào trong vòng tội lỗi cho đến chết, lỗi lầm mà chúng ta phạm phải còn tồi tệ hơn hiện nay. Tác giả của lời châm ngôn đề nghị: “ Người có kiến thức sẽ không dễ dàng nổi nóng, nhẫn nhịn lỗi lầm của người khác chính là sự vẻ vang rạng rỡ của mình”. Nói một cách khác, chỉ có sự phẫn nộ của ta ngừng nghỉ, bằng không sẽ không thể nào làm được bất cứ việc gì, khi chúng ta ở trong sự phẫn nộ, thì sẽ không thể đưa ra bất cứ quyết định gì; ngoài ra, bất kỳ lúc nào chúng ta coi nhẹ tổn thương phải chịu và tha thứ sai lầm của người khác, chúng ta sẽ có thể đạt được sự vẻ vang rạng rỡ mà trời ban cho chúng ta; chúng ta đã từng đọc, nếu chúng ta giống như Giê-su, “ Yahweh cũng sẽ ban thưởng cho bạn”, khi chúng ta tha thứ cho người khác thì Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta, người tất sẽ đưa chúng ta vào sự gợi mở của ân huệ và chúc phúc không sao tưởng tượng được.

Trắc nghiệm

Chọn một người mà bạn muốn nhẫn nhịn,nêu ra những nguyên nhân dưới đây có phù hợp với thực tế của bạn hay không, xem xem trong đó có những điểm nào đã thể hiện được ý nguyện của bạn, đúng thì đánh dấu móc, sai thì gạch chéo

1) Nhẫn nhịn là sự trả thù tốt nhất của tôi. 

2) Bản thân tôi chính là một người không để bụng thù hận, cũng không căm giận người đã làm tổn thương chúng ta. 

3) Khi tôi đã hiểu sự việc xảy ra tôi luôn rất đồng tình với cảnh ngộ của người khác, cảm thấy tổn thương mà họ phải chịu là khá lớn. 

4) Tưởng tượng đến tổn thương phải chịu, tôi cảm thấy bản thân tôi khó chịu nhất. 

5) Tôi luôn oán trách người khác, cho nên phải cố gắng nhanh chóng nhẫn nhịn người khác. 

6) Tôi không thích cái cảm giác rất ức chế ấy giữa mọi người chúng tôi. Ta nghĩ chúng ta vẫn làm bạn sẽ tương đối tốt. 

7) Nhẫn nhịn người khác, tôi sẽ có được cảm giác ưu việt về tinh thần. 

8) Nếu tôi không nhẫn nhịn và tha thứ cho người khác, tôi sợ người khác sẽ coi thường tôi, thậm chí cáu giận với tôi, đố kỵ với tôi. 

9) Sau khi chúng ta gặp chuyện, đã bị tổn thương, cần thử nhẫn nhịn, như vậy sẽ có mặt tốt. 

10) Tôi giàu lòng đồng tình, anh ta hoặc chị ta là một người rất mềm yếu, làm sao có thể để họ bị tổn thương? 

11) Người ta sùng bái và tôn kính ( linh mục, thầy giáo, diễn viên…) bảo chúng ta là nên nhẫn nhịn. 

12) Tôi nhận thức được rằng chúng ta đều là con người bằng xương thịt, con người đều có thể phạm sai lầm. 

13) Tôi cảm thấy chẳng có gì đáng để tôi chú ý lưu tâm, chẳng có gì đáng để tôi bận tâm và tức giận. 

14) Tôi cảm thấy cần phải nhẫn nhịn, vì thượng đế bảo như vậy. 

15) Đôi bên đều đã trải nghiệm một số sự việc, cũng đều chịu những tổn thương. Tôi cảm thấy không hẳn là không thể nhẫn nhịn lẫn nhau.

2.      Hãy để cho tấm lòng ở khắp nơi nơi thực hiện sự nhẫn nhịn của bạn 

Các nhà tâm lý học phát hiện, trong kinh nghiệm của chúng ta, nếu một người làm cái điều tổn thương bạn, hơn nữa muốn chủ động thừa nhận sai lầm với bạn thì bạn sẽ càng nhẫn nhịn anh ta, rất nhiều người đều như thế,cái mà người ta sợ cũng chính là hai chữ “ chủ động” đã chủ động thật sự thì việc gì cũng sẽ làm tốt. Bạn cũng có thể nghĩ, một người đã từng làm tổn thương bạn nói với bạn: “ Xin lỗi, tôi rất không phải, đã làm một số việc ấy đối với anh,quả thật là rất hổ thẹn”. Sau khi bạn nghe được, liệu bạn còn có thể cứ căm giận anh ta như trước đây hay không? Ở tình huống này, tình cảm giữa người với người trước đây sẽ dễ dàng quay trở lại, tự nhiên việc tha thứ sẽ không thành vấn đề.

Vậy vì sao lại như thế? Một người đã xin lỗi bạn, bất kể là thật lòng hay giả vờ đều sẽ ảnh hưởng đến bạn, bạn sẽ xem xét lại anh ta, sẽ trải ra cho mình một bức tranh mới; bạn sẽ nảy sinh quan điểm mới, sẽ dùng phương pháp thấu thị để nhìn nhận anh ta; lòng nhân từ của bạn sẽ nghĩ anh ta cũng chẳng phạm sai lầm gì ghê gớm; anh ta cũng không phải là nhằm vào ta, anh ta không phải là ma quỷ, giữa chúng ta cũng chẳng có thù oán gì sâu nặng, sẽ rất dễ dàng tìm thấy lý do để tha thứ cho anh ta. Anh ta đã bắt đầu sám hối, đã biết mình sai,ta cũng chẳng giữ mãi làm gì và thế là chúng ta đã dao động.

Có người đã từng nghiên cứu, giữa năng lực một người tầm lĩnh thần hội và sự nhận lỗi của người khác có quan hệ gì? Đáp án là nhận lỗi và sám hối đã tăng thêm năng lực tâm lĩnh thần hội cho con người, cũng thay đổi ý nghĩ của họ.

Vậy nếu người đã từng làm tổn thương bạn không có khả năng nói lời xin lỗi với bạn nữa thì sao? Ví dụ, người làm tổn thương bạn đã chết, bạn có thể tha thứ cho người mà không thể xin lỗi bạn được nữa hay không? Người làm bạn tổn thương ấy chẳng để ý đến một chút nào, anh ta không hề cho rằng anh ta đã làm điều gì sai, chẳng qua là do bạn quá ngạc nhiên về chuyện không đâu, thì bạn sẽ làm thế nào? Chồng bạn đe dọa là phải giết bạn, bạn sợ có quan hệ bất cứ dưới hình thức nào với anh ta, bạn cảm thấy rất nguy hiểm, vậy bạn nên làm như thế nào?

Những sự việc như vậy tồn tại rất nhiều, không nhận lỗi, có lẽ là vì họ rất sợ, cũng có lẽ họ cho là mình đúng, hay la họ đã chết, hay họ chuyển đi nơi khác, bạn cũng không thể cứ cố để tha thứ cho những người này để có được tâm lĩnh thần hội. Bạn có thể từ những con đường khác để nâng cao tâm lĩnh thần hội của mình.

Nâng cao năng lực về tinh thần này, không phải là trong một sớm môt chiều, mà là trong môt quá trình lâu dài, giống như chúng ta trồng cây vậy. Dù chúng ta trồng gì như trồng hoa chẳng hạn, trước khi trồng, chúng ta phải tìm một mảnh đất, sau đó là cuốc đất, đập nhỏ làm tơi đất, không có một hòn đá lớn nào cản trở sự sinh trưởng, rồi chuyển mầm hoa từ nơi khác đến và chăm lo vun tưới, bón phân, thường xuyên xới đất vun gốc… chẳng mấy chốc nở hoa. Cũng cái lẽ ấy, chúng ta không thể mong hão là ăn một hồi sẽ thành người béo, chúng ta phải trải qua một quá trình tích lũy mới đạt được.

Quá trình tích lũy rất gian khổ, phải trả giá bằng lao động,bánh nướng nhân thịt không thể từ trên trời rơi xuống, chúng ta cũng không thể chờ đợi như thế, chúng ta cần phải trồng một hạt giống trong lòng chúng ta và chăm sóc nâng niu nó.

3.      Nhẫn nhịn có thể làm cho bạn gạt bỏ lòng ích kỷ 

Con người luôn có khuynh hướng nghĩ cho mình, cho nên hành vi của họ, tư tưởng của họ ăn khớp với nhau. Khi sự việc xảy ra, điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến luôn là bản thân mình, sau đó mới đến người khác, mới suy xét đến hành vi người khác, cũng như nguyên tắc làm việc của người khác.

Ở đây liên quan đến một vấn đề tiêu chuẩn kép, người ta thường dễ phạm một sai lầm, khi quy kết nguyên nhân người khác phạm sai lầm, họ luôn có thể sắc bén, bàn luận viển vông cao xa có thể tìm thấy nguyên nhân căn bản,ví dụ như vấn đề cá tính ư, vấn đề năng lực cá nhân ư… Còn khi quy kết nguyên nhân phạm sai lầm của mình thì dễ dàng tìm nguyên nhân khách quan và cũng chính là cái cớ. Khi phán đoán vấn đề, khuynh hướng này đã đem đến ảnh hưởng rất lớn cho chúng ta, các nhà tâm lý học cho rằng điều này thậm chí sẽ ảnh hưởng đến năng lực tâm lĩnh thần hội của chúng ta.

Khi chúng ta làm tổn thương người khác thì nói là không cố ý, khi người khác làm tổn thương chúng ta thì nói là ích kỷ như vậy rất không công bằng. Chúng ta làm những việc quá đáng đối với chúng ta lập tức chúng ta hạ ngay kết luận bảo anh ta là không biết xấu hổ, là ti tiện vô sỉ, là ma quỷ. Khi anh ta vô trách nhiệm, chúng ta liền bảo anh ta là kẻ hèn mọn nhát như thỏ đế,hoặc dùng các từ ngữ khác để miêu tả anh ta, như vậy cũng quá cường điệu. Bản thân chúng ta có năng lực nhận biết, nên có năng lực tự bảo vệ tối thiểu, giống như các loài động vật mãi mãi có sự mẫn cảm nhất đối với tấm lưới và cái rọ của người thợ săn, chúng ta cũng phải cẩn thận chớ rơi vào cái bẫy của người khác.

Lập trường của những người đã mắc sai lầm không giống chúng ta, chưa biết chừng nếu bạn là anh ta, bạn cũng sẽ làm những việc giống như thế,chúng ta không thể hiểu quan điểm của họ lúc ấy, họ có áp lực và sự khó xử riêng.

Nếu bạn muốn trở thành một người thành thực thì không nên đem sự thất bại của mình đổ tội cho người khác, vậy phải như thế nào chúng ta mới có thể xóa bỏ tiêu chuẩn kép trên con người chúng ta?

Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu phát hiện con người thường xuyên bày tỏ cảm thụ của mình, đều có sự tự ý thức rất cao, những người như vậy sẽ quy kết hành vi của họ vào tính cách cũng như đặc điểm của họ. Các nhà tâm lý học còn làm một trắc nghiệm nhỏ, để học sinh tưởng tượng, hình như bản thân mình lâm vào một tình cảnh không có trải nghiệm, có một số học sinh phát hiện,trong quá trình tưởng tượng, họ nghe thấy tiếng tim của mình đập; trái lại cái mà các học sinh khác nghe được là một số tạp âm không có quan hệ gì; các học sinh tin tưởng chắc chắn là mình đã nghe được tiếng tim đập cho rằng, cảnh tượng mà chúng tưởng tượng hợp lý hơn.

Rất nhiều người cho rằng vấn đề lớn nhất trong văn hóa chính là chúng ta đều nghĩ đến mình quá nhiều. Số đông trong chúng ta không có thời gian để suy ngẫm về những hành vi của chúng ta sẽ gây tổn thương như thế nào đối với người khác,  dưới đây có một phương pháp 4 bước, có thể giảm bớt nguồn gốc phạm sai lầm của bạn, nhằm đạt được sự tâm lĩnh thần hội đối với những người đã từng bị bạn làm tổn thương.

Xóa bỏ triệt để nguồngốc của sai lầm 

Để giảm bớt ảnh hưởng của nguồn gốc của sai lầm nảy sinh đối với bạn, xin hãy xem lời đề nghị dưới đây:

1)    Suy xét nguyên nhân của người phạm sai lầm. Bạn có tin rằng sở dĩ có người làm tổn thương bạn là vì bản thân anh ta ( chị ta)chính là loại người tồi tệ hay không? Phải chăng bạn chưa từng nghi ngờ là do áp lực bên ngoài đã buộc họ làm như vậy? Những chuyện ấy có lẽ không phải là do chủ ý của họ. Tôi chưa bao giờ tin ý kiến cho rằng con người xấu xa như vậy,tôi tin lý thuyết con người là thiện.

2)    Suy xét hành vi của bản thân bạn. Đối với người phạm sai lầm ấy, rốt cuộc bạn đã trút giận đến mức độ nào? Bạn đã đáp lại như thế nào? Nếu có người căm ghét bạn thì bạn có căm ghét họ như thế hay không? Nếu bạn có thể, vậy bạn làm thế nào để người khác hiểu bạn? 

3)    Làm một “ mục lục”, dành thời gian suy xét nhớ lại một số việc không tốt mà bạn đã nói, đã làm và đã nghĩ, hoặc những việc người khác làm tổn thương, giống như bạn đứng trước một tấm gương lớn, có thể hoàn toàn soi bản thân bạn hoặc bạn có thể viết chúng ra, để bản thân bạn có thể nhìn thấy. 

4)    Đánh giá. Bạn có thể không e ngại gì mà dõng dạc nói với người có mâu thuẫn với bạn rằng bạn có lý lẽ hay không? Bạn đã từng nghĩ đến việc bạn và người làm tổn thương bạn có tình huống như nhau hay chưa?Nếu bạn đã nghĩ thì bạn có thể giảm bớt nguồn gốc sai lầm.

4.      Nhẫn nhịn sẽ xóa bỏ hoàn toàn sai lầm của bạn 

Nếu bạn đã biết tỉnh ngộ, muốn di chuyển chướng ngại chủ yếu của tâm lĩnh thần hội – nguyên nhân căn bản của việc phạm sai lầm. Bây giờ có thể cho bạn một số tham khảo. Chúng ta có thể chia làm 4 bước, để thay đổi bản thân chúng ta trao đổi với những người đã làm tổn thương chúng ta.

1)    Nhận thức rõ bản thân chúng ta và những người đã phạm sai lầm. 

2)    Nhận thức chúng ta cũng có khả năng làm tổn thương người khác. 

3)    Thay đổi câu chuyện giữa bạn và người phạm sai lầm.

4)    Nhận thức sức ảnh hưởng của tôn giáo.

Sự nhân thức của bản thân mình của chúng ta, xóa bỏ triệt để nguyên nhân căn bản phạm sai lầm, cho phép chúng ta thực hiện điểm tương tự của chúng ta với những người phạm sai lầm là được, chúng ta đều là bản thân của một cá thể, là một con người, tuy chúng ta có rất nhiều điểm khác nhau, khác nhau bề ngoài, khác nhau về tư tưởng, nhưng điều chủ yếu là hiện nay quan niệm về cá nhân này sẽ làm cho khoảng cách giữa chúng ta càng gần gũi thêm, nó có thể làm cho chúng ta nhẫn nhịn một số sự việc.

Trong lĩnh vực xã hội, năng lực nhận thức về người khác đòi hỏi chúng ta cần phải nhận rõ sự khác biệt giữa con người với con người, như dân tộc, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng… hơn nữa bạn sẽ phát hiện và từng bước chứng minh mỗi người đều sẵn có hoặc trời sinh đã có những điểm để mọi người tôn trọng anh ta, xứng đáng được mọi người tôn trọng. Đó chính là sự khác biệt của con người, cái gọi là “ trời sinh ra cái tài của ta tất sẽ hữu dụng” thực ra cũng chẳng biết dùng thế nào, nhưng rốt cuộc vẫn là hữu dụng, phải phát hiện dần dần mà thôi.

Chúng ta hãy xem xét những người phạm sai lầm, chú ý đến những thứ có liên quan đến họ. Không thể chỉ nhìn thất mặt anh ta làm tổn thương người khác. Chúng ta có thể thẩm tra một chút những sự việc xảy ra trong quá khứ, ngẫm nghĩ cẩn thận các chi tiết, có lẽ bây giờ đối với bạn mà nói không có cảm giác mãnh liệt ấy, có lẽ đã không còn tình cảm, nhưng trong sự phản bội và tổn thương, chúng ta vẫn học được một số điều, không phải là chúng ta không học được điều gì, chúng ta vẫn phải cảm động. Dù là người làm tổn thương người khác hay người bị tổn thương, từ giá trị bản thân của họ mà nói, đều sẽ được con người tôn trọng. ( Người làm tổn thương người khác không thể đòi hỏi quá đáng người chịu tổn thương tôn trọng họ).

Nếu tất cả mọi điểm khác nhau đều được xóa bỏ, ví dụ sự khác nhau về giáo dục, sự khác nhau về trạng thái tâm lý, sự khác nhau về tình hình sức khỏe, gen di truyền cũng khác nhau, tính tình tính cách, lại thêm việc tham gia các hoạt động khác nhau, những trải nghiệm và nhận thức có được cũng khác nhau. Bạn cần nhận thức được rằng, sẽ có một ngày bạn cũng có khả năng sống trong tình cảm giống như người đã làm tổn thương người khác, trước đây chúng ta đã dùng hành động của mình làm tổn thương người khác, chúng ta cũng muốn được sự nhẫn nhịn như vậy ở người khác.

Nhận thức được chúng ta có khuynh hướng làm tổn thương người khác, khi xử lý quan hệ giữa bản thân bạn và người làm tổn thương bạn, bạn sẽ phát hiện ra một vấn đề rất quan trọng: chúng ta bị người ta làm tổn thương như thế nào, chúng ta cũng có thể làm tổn thương người khác như thế nấy. Có một nhà tâm lý học đã nói: Chúng ta đồng thời có hai khuynh hướng; có khuynh hướng nhẫn nhịn người khác, cũng có khuynh hướng làm tổn thương người khác. Khi người khác làm tổn thương chúng ta, chúng ta cảm thấy mình giống như một con cừu non vô tội,nhưng trên thực tế chúng ta không thuần khiết như trong tưởng tượng của chúng ta.

Bỏ thời gian để làm một trắc nghiệm dưới đây, nghĩ về một sự việc xảy ra trước đây trong đó có một người mà bạn muốn tha thứ, nhớ lại  xem bạn có cái cảm giác này ra sao? Sau đó lại nghĩ đến một số sự việc xảy ra gần đây, xem xem có người nào đã làm cái việc tổn thương tới bạn hay không, người ấy có khả năng giống bạn có ý nghĩ nhẫn nhịn người khác hay không?

Nhớ lại sự việc mà bạn làm sai, hoặc bạn đã làm tổn thương người nào đó, muốn có được sự nhẫn nhịn của người khác, có thể chỉ là sự việc nhỏ chẳng đáng kể gì trong thời thơ ấu của bạn, cũng có thể là một sự việc nhỏ xen giữa cuộc hôn nhân của bạn hoặc bạn ảo tưởng có được sự nhẫn nhịn của thần,khẳng định là bạn từng nói một số điều làm tổn thương đến cha mẹ hoặc bạn bè,bây giờ nghĩ lại những điều ấy, xem bạn muốn nói những gì.

(1)  Sự việc đã xảy ra thế nào? ( nhớ không đầy đủ cũng chẳng sao, bạn có cảm giác ân hận không?) 

(2)  Bạn cảm thấy là mình hối hận, hơn nữa luôn muốn được người ấy tha thứ, thể xác và tinh thần của bạn có cảm giác gì? Có cái cảm giác giống như một vết thương trong lòng hay không? Lòng bàn tay bạn có liên tục ra mồ hôi hay không? Bạn có cảm thấy ngoài tấm lòng của bạn thì hình như toàn bộ thân thể đều hy vọng được sự tha thứ của người khác hay không? 

(3)  Khi bạn cảm thấy bạn cần tha thứ, bạn sẽ nảy sinh tâm trạng thế nào? 

(4)   Khi bạn cầu xin người bị bạn làm tổn thương tha thứ cho bạn thì bạn có cảm giác gì? Khi bạn được chị ta tha thứ thì bạn có cảm giác gì? 

(5)  Có thể tưởng tượng một người mà bạn làm tổn thương, có thể trải qua sự việc giống như bạn, hoặc tương lai cũng sẽ nảy sinh những sự khó xử và tâm trạng như bạn,cũng chính là cảm thấy ân hận về những việc đã làm.

Thay đổi những ý nghĩ của bạn, thay đổi câu chuyện về anh ta trong lòng bạn, thì bạn sẽ kể lại như thế nào về những sự việc của người đã làm tổn thương bạn? Không phải là chỉ nói đến bản thân sự tổn thương, cũng không phải chỉ nói là sự tổn thương do sự việc gì đó dẫn đến, trong không gian tiềm ẩn tâm lĩnh thần hội của bạn, câu chuyện sẽ có một sự thay đổi to lớn.

Nói thực ra, có lẽ lúc ấy bạn hoàn toàn chưa hiểu người ấy,càng là người lạ thì càng dễ xảy ra hiểu lầm, phải coi là bây giờ bạn dùng những ý nghĩ trong tiềm thức của bạn để tìm hiểu anh ta.

Khi bạn phát hiện thấy bản thân bạn đang tức giận, không yên vì người làm bạn tổn thương, hãy thử diễn lại một câu chuyện, bạn hãy kể lại cho người khác nghe câu chuyện về người ấy, kể câu chuyện mới ấy, nghĩ đối phương mềm yếu một chút, nghĩ đến những tình tiết nhỏ trong cuộc sống của anh ta, có lẽ bạn sẽ đạt được sự thần hội mới, sẽ nhẫn nhịn anh ta.

Kinh nghiệm mách bảo chúng ta, quan niệm về nhẫn nhịn có thể khiến con người càng dễ nhẫn nhịn hơn. Tất cả những người từng bị người khác làm tổn thương, có rất nhiều người không thể xác định là họ có muốn tha thứ cho đối phương hay không, còn những người làm tổn thương người khác, dù muốn nhận lỗi,cũng không biết đối phương có tha thứ cho mình hay không, năng lực tâm lĩnh thần hội của mọi người hoàn toàn không có cơ hội trao đổi, việc không khẳng định của mọi người khiến sự việc không có khả năng phát triển về phía trước.

Cho nên, chúng ta phải khẳng định, phải tin là mỗi người đều có nguyện vọng và năng lực nhẫn nhịn, nên phải chủ động làm thử, tâm lĩnh thần hội là rất quan trọng.

Nếu bạn chú ý đến người khác quá nhiều thì bạn làm thế nào?

Cho dù các nghiên cứu của chúng ta đã thể hiện, giữa tâm lĩnh thần hội và nhẫn nhịn có mối quan hệ rất quan trọng, mà trong cuộc sống cũng tồn tại rất nhiều ví dụ như vậy, vì bạn quá để ý, chú ý đến tính cách của người khác mà sinh ra hiệu quả ngược lại, khiến tâm trạng của bản thân bạn sút kém, bị tổn thương hoàn toàn.

Hãy tưởng tượng xem, bạn có tình cảm mạnh mẽ và thường xuyên chú ý đến cảm thụ của người khác, vậy nếu có một người làm bạn bất an thì sao? Bạn sẽ đau khổ, có lẽ để thoát khỏi sự đau khổ ấy, bạn càng chú ý hơn đến cảm thụ của bản thân bạn mà không phải là cảm thụ của đối phương. Tương tự như vậy, trong tâm lĩnh thần hội đối với con người thông thường, bạn nên cố gắng tránh để lộ quá nhiều tâm trạng, bạn nên chú ý đến cảm giác của bản thân bạn, vì chỉ có cảm giác của bản thân bạn tốt rồi thì mới có thể đối tốt với người khác.

Trong thực tế, có lẽ rất ít có người có trải nghiệm tâm lĩnh thần hội vượt trội, nhưng khẳng định tâm lĩnh thần hội đã thay đổi cách nhìn của bạn đối với anh ta hoặc chị ta, suy xét một cách tích cực có ích đến cảm thụ của người khác là rất tốt. Sự chú ý của bạn cần tăng thêm sự ham muốn của bạn, để làm rõ rốt cuộc đó là chuyện gì, thế nào mới là đúng, khi suy xét quá nhiều đến người khác, bạn nên học cho được cách chuyển sức chú ý vào con người bạn.

Sự nhân từ tâm lĩnh thần hội là đối với người mắc sai lầm,không nên lẫn lộn những người này với những người phạm tội đáng sợ. Tâm lĩnh thần hội lành mạnh không phải là phủ nhận những vấn đề nghiêm trọng, hoặc trao đổi với hành vi đáng sợ, chúng ta hạn chế tâm lĩnh thần hội mà chúng ta đã nói, người chửi mắng người khác thông thừng sẽ cảm thấy người bị chửi mắng không có giá trị tôn trọng, họ sẽ tìm đủ các lý do để phản bác lại họ. Tâm lĩnh thần hội chính là nhẫn nhịn những người có giá trị tôn trọng.

Nhẫn nhịn là vì nghĩ đến người khác, nhẫn nhịn bởi nguyên do của mình, họ biết tính chất quan trọng, hơn nữa bắt nguồn từ tấm lòng, Chúng ta thông qua việc nâng cao năng lực tâm lĩnh thần hội để nâng cao năng lực nhẫn nhịn.Tâm lĩnh thần hội là áp lực về tâm lý, đòi hỏi chúng ta cảm nhận người khác.

Hy vọng bạn dựa theo quan điểm này để thử làm xem, chắc chắn bạn sẽ có thu hoạch.

Sách: Luận về chữ Nhẫn, người biết nhẫn nhịn sẽ vô địch

Mạnh Chiêu Quân

NXB Văn hóa Thông tin

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn