H2T Một người thích viết, thích chia sẻ... đơn giản thế thôi!

Vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt con người nhưng 9 sinh vật này thì tồn tại mãi

Đăng 7 năm trước

Vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt con người nhưng không thể làm gì được 9 sinh vật 'bá đạo' này.

Amip

Amip có lẽ là hình thức đơn giản nhất của cuộc sống, amip có một chế độ ngủ tương tự như ngủ đông bằng cách quấn trong một lớp bảo vệ xung quanh và duy trì trạng thái này vô thời hạn.

Amip có khả năng chống bức xạ, và là sinh vật đơn bào do đó amip không bị ảnh hưởng đột biến trong quá trình sinh sản. Amip sinh sản rất nhanh, chúng có thể được tìm thấy khắp nơi trên thế giới với số lượng rất lớn. 

Gián

Những con gián có khả năng chịu đựng phóng xạ và được tìm thấy không xa nơi xảy ra vụ đánh bom hạt nhân Hiroshima trong khi mọi sinh vật khác đều bị xóa sổ. Khả năng sống sót của loài gián là kết quả từ tốc độ tăng trưởng chậm. Các tế bào trong cơ thể chúng tái sinh 48 tiếng một lần, giúp hạ thấp nguy cơ đột biến.  

Bọ cạp.

Bọ cạp không chịu tác động từ tia bức xạ tử ngoại. Do đó, nhiều nhà khoa học tin nhận định chúng có thể chịu phóng xạ hạt nhân. Bọ cạp cũng phát sáng trong đêm tối và có khả năng đông lạnh chờ hồi sinh sau đó.

Ong bắp cày.

Chúng là một trong những sinh vật có sức sống bền bỉ nhất Trái Đất nhờ khả năng chịu tới 180.000 đơn vị phóng xạ. Chúng cũng có thể được huấn luyện để đánh hơi chất hóa học và chất nổ như chó nghiệp vụ.

Lingulata.

Có những loài bị tuyệt chủng hàng loạt, nhưng Lingulyata là loài sống sót trong tất cả các vụ tuyệt chủng hàng loạt. Nó sống sót do khả năng có thể đào hang sâu vào lòng đất trong thời điểm khó khăn nhất và sau đó xuất hiện trở lại. Đặc biệt loài này sống lâu hơn 99% số sinh vật từng tồn tại trên Trái đất.

Theo các nhà khoa học nhiều khả năng sinh vật này cũng có cơ hội để tồn tại một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Ruồi giấm.

Ruồi giấm có thể chịu khoảng 64.000 đơn vị phóng xạ. Kích thước cơ thể nhỏ khiến chúng có ít tế bào chịu ảnh hưởng từ phóng xạ hơn và bề mặt hấp thụ phóng xạ cũng nhỏ hơn.

Cá mummichog.

Mummichog khác với các loài cá thông thường ở chỗ chúng có thể sống ở mọi môi trường bất kể ô nhiễm, nóng, lạnh hay chứa đầy hóa chất. Chúng từng được đưa lên trạm không gian Skylab trong các túi nhựa và vẫn sống sót. Theo các nhà khoa học, loài cá này có thể tái tạo các bộ phận cơ thể để dễ dàng đương đầu với môi trường mới, qua đó nâng cao khả năng sinh tồn.

 

Tardigrade hay còn gọi là gấu biển.

Gấu biển, hay còn có tên tardigrade, là một vi khuẩn chịu cực hạn có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Chúng có thể bị nghiền nát, đông lạnh, chịu nước sôi, sống trong không gian và điều kiện không nước. Loài vật này có thể hồi sinh sau khi chết 10 năm. Chúng rất nhỏ, có chiều dài 1,55 mm và ít có nguy cơ bị ảnh hưởng phóng xạ.

Vi khuẩn Deinococcus Radioduran.

Deinococcusradiodurans là vi khuẩn có khả năng kháng bức xạ cao gấp 1000 lần mức chống chịu của con người. Ngoài ra, vi khuẩn này còn có khả năng chống chịu những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt như băng tuyết, hạn hán, môi trường chân không hoặc axit. Hiện nay, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Y khoa Quân đội (USU -Uniformed Services University of the Health Sciences) tại Bethesda, Mỹ đang bắt tay vào tìm lời giải đáp cho cơ chế tự bảo vệ nói trên của vi khuẩn và đưa vào ứng dụng y học. 

Có thể bạn thích những bài viết này:

Chủ đề chính: #vũ_khí_hạt_nhân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn