Sunny

10 bí quyết để đánh bại nỗi sợ nói trước đám đông.

Đăng 8 năm trước

Mặc dù việc đứng trên sân khấu nghe có vẻ đáng sợ, hầu hết chúng ta sẽ thực hành tốt kỹ năng nói trước công chúng


Mô tả hình ảnh

Bạn không phải là người duy nhất đổ mồ hôi khi nhắc đến việc nói trước công chúng.

Khảo sát cho thấy, nỗi sợ nói trước đám đông là một trong những nỗi sợ phổ biến của nhiều người. Thực tế, nỗi sợ đó còn lớn hơn việc sợ chết !

Trong khi tôi được xem là người sẽ được lướt qua khi nói đến việc diễn thuyết trước đám đông thì gần đây tôi được mời đến nói chuyện tại “Emerging Leaders Tap’d In” – một sự kiện được tài trợ bởi United Way. Nó là một cơ hội tuyệt vời và không thể bỏ qua với tôi.

Mặc dù việc đứng trên sân khấu nghe có vẻ đáng sợ, hầu hết chúng ta sẽ thực hành tốt kỹ năng nói trước công chúng. Dù trên sân khấu hay trong phòng họp, việc trình bày 1 bài diễn thiết tốt là rất quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy kỹ năng diễn thuyết có thể còn quan trọng hơn cả các kỹ năng chuyên môn khác.

Kỹ năng nói trước công chúng còn có thể giúp bạn quảng bá thương hiệu cá nhân. Nó giúp bạn xây dựng danh tiếng và kết nối bạn như một người lãnh đạo trong lĩnh vực của mình. Phát triển kỹ năng này sẽ là một cách tuyệt vời để bạn phát triển việc kinh doanh, mở rộng mối quan hệ và thậm chí là cơ hội trở thành người diễn thuyết chuyên nghiệp, cơ hội để bạn gây ảnh hưởng lên người khác và tạo nên sự khác biệt.

Về mặt cá nhân, nói trước công chúng sẽ giúp bạn tăng cường sự tự tin 1 cách nhanh chóng, nhanh như khi bạn nhảy dù vậy.

Việc diễn thuyết của tôi là một trải nghiệm tuyệt vời. Mặc dù tôi vẫn đang cải thiện kỹ năng của mình, nhưng tôi đã học được rất nhiều thứ và dưới đây là một số bí quyết giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi nói trước công chúng.

Chuẩn bị.

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đừnh để nước đến chân mới nhảy. Biết khán giả của mình là ai và chuẩn bị tất cả ghi chú. Khi chuẩn bị cho bài phát biểu huyền thoại của mình, Steve Jobs đã dành nhiều ngày diễn tập và ghi nhận góp ý. Hãy viết ra tài liệu của bạn, đọc ghi chú và thực hành.

Hiểu nỗi sợ của bản thân.

Matt Haughty, sáng lập của MataFilter, cho 1 vài lời khuyên như sau: hiểu nỗi sợ của bạn và nhận ra những lý do đằng sau nỗi sợ đó.Việc nhận ra nỗi sợ của bản thân rất quan trọng, nếu có hàng trăm con mắt dõi theo bạn thì việc cảm thấy lo lắng là chuyện bình thường. Mặc khác, nếu bạn đang ở trong rừng và có 1 cặp mắt đang dõi theo bạn thì nó mới đáng sợ. Thay vì sợ nó, hãy nghĩ rằng những cặp mắt đó không phải là rắc rối, đó chỉ là những người muốn học hỏi từ bạn. Bạn sẽ ổn thôi !

Thư giãn.

Trước khi lên sân khấu, thư giãn. Đi chơi với bạn, nghe nhạc hoặc xem phim. Hãy làm tất cả những gì bạn thấy thoải mái. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho rằng âm nhạc có 1 lợi ích rất to lớn, nghe 1 số giai điệu có năng lượng cao sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho bản thân và cảm thấy tích cực hơn.

Là một người bình thường.

Đừng nghĩ là bạn phải tỏ ra hiểu biết hơn người xem. Bạn sẽ kết nối tốt hơn với người nghe khi là một người bình thường. Hãy kể những câu chuyện cá nhân, thực tế và để khán giả cảm nhận cảm xúc của bạn.

Nói đùa.

Ý tôi là bạn không cần tỏ ra hài hước trong toàn bộ bài diễn thuyết, nhưng thêm vào một vài câu nói đùa có thể giúp bạn kết nối với người nghe và làm buổi nói chuyện nhẹ nhàng hơn. Không cần tôi nhắc tới, nhưng đừng bao giờ nói đùa về khán giả của bạn, mọi người sẽ không tôn trọng bạn đâu.

Làm mọi thứ nhẹ nhàng.

Đừng cố “giáo dục” người nghe bằng bộ óc thiên tài của bạn, họ sẽ dễ chán và mất tập trung. Thay vào đó, giữ mọi thứ ngắn gọn và dễ hiểu. Tập trung bài nói của bạn vào 2 hay 3 điểm chính. Giải thích cho người nghe bằng ví dụ, mẩu chuyện nhỏ và dễ tiêu hoá. Nó sẽ dễ dàng hơn cho bạn và người nghe.

Dừng đúng lúc.

Hít thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh lại, dừng lại 1 lúc và hít thở sâu sau khi bạn nêu ra 1 luận điểm. Dừng lại vài giây cũng làm cho người nghe cảm thấy bạn tự tin về bài diễn thuyết của mình và không vội vã.

Đừng cố bán bất cứ thứ gì.

Đứng trên sân khấu đã đủ áp lực rồi, điều cuối cùng bạn muốn làm là bán 1 thứ gì đó. Điều đó không khôn ngoan và lịch sự. việc bạn có mặt trên sân khấu đủ để quảng bá cho bạn, bạn sẽ hối hận nếu bạn cố bán 1 thứ gì đó.

Đừng hù doạ đám đông.

Đừng hù doạ người nghe. Nói thì dễ hơn làm, diễn thuyết cũng như 1 cuộc thảo luận nhóm, nhưng ít người hơn và dĩ nhiên bạn là người duy nhất nói chuyện. Thực tế là hầu hết đám đông sẽ ủng hộ bạn bởi vì nếu không họ sẽ không ở đó nghe bạn nói, hãy yên tâm là bạn đang ở trong 1 tư thế có lợi.

Đừng lo lắng khi mắc lỗi.

Không có gì xấu hổ nếu phạm lỗi giúp bạn học hỏi. Cái gì cũng có lần đầu tiên, đừng lo lắng nếu bạn nói chuyện như một giáo sư không chuyên. Bạn chắc chắn sẽ tiến bộ theo thời gian. Nhớ rằng: những suy nghĩ tiêu cực nhất là do chính ban thân ta tạo nên. Bạn sẽ không nhớ những lỗi lầm mà những nhà diễn thuyết khác mắc phải, nhưng chắc chắn họ sẽ nhớ rất rõ lỗi của họ. Nếu bạn không phạm lỗi, bạn không thể nào tiến bộ được.

Hãy nhớ rằng 1 người diễn thuyết tốt không phải là một người hoàn hảo, nhưng họ luôn thể hiện nhiệt tình và đam mê thông qua thông điệp của mình và có khả năng truyền tải thông điệp đó đến khán giả.

Đừng lo rằng liệu bạn có thể trở thành người diễn thuyết giỏi nhất đêm nay hay không. Thay vào đó, tập trung năng lượng vào bài diễn thuyết của bạn, hãy nghĩ về mục đích đằng sau bài thuyết trình của bạn, biến nó thành thông điệp của bạn và bạn sẽ có được 1 bài nói chuyện thuyết phục.

Nguồn: Entrepreneur

Chủ đề chính: #tự_tin_trước_đám_đông

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn