Cú mèo

10 biểu hiện cho thấy con bạn sẽ có tương lai xán lạn

Đăng 7 năm trước

Tố chất của trẻ khi còn nhỏ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thành công của trẻ sau này! Nếu con bạn có đủ cả 10 biểu hiện sau, tương lai nhất định vô cùng xán lạn.

1. Vô cùng tự tin

Sự tự tin là yếu tố đầu tiên để thành công trong cuộc sống, biểu hiện của người tự tin là luôn đánh giá đầy đủ khả năng của bản thân, đồng thời vững tin chỉ cần nỗ lực thì có thể thực hiện những điều mình mong muốn, phát huy tính tích cực, sáng tạo, và có động lực vô cùng lớn để khắc phục khó khăn. 

Lòng tự tin của trẻ phải được bồi dưỡng, phát triển dần trong những hành vi hàng ngày. Vì vậy, phải để trẻ tự khám phá, tìm hiểu những điều mà bản thân chưa nắm được, chưa hiểu, tự làm những gì mình muốn làm, để trẻ cảm nhận được niềm vui sướng khi thành công, cảm nhận đầy đủ sự thừa nhận của người khác, khích lệ những mong muốn từ sâu thẳm bên trong, để trẻ cảm nhận được “mình có thể làm được”. Thành công chỉ đến với người tự tin và vô duyên với người tự ti.

2. Làm việc học tập có hiệu quả

Hiệu quả là điều mà không thể thiếu trong xã hội hiện đại, chỉ có người làm việc hiệu suất cao mới bộc lộ được hết khả năng bản thân. Như trong một cuộc chạy đua, hai người xuất phát cùng lúc, ai đến trước người đó thắng. Chẳng hạn, những học sinh có thành tích tốt nhất không phải là những em cố gắng, dồn hết thời gian cho việc học tập, mà đó là những em tìm ra được phương pháp học tập tốt nhất, giúp em học tập đạt hiệu quả cao.

3. Đầu óc linh hoạt

Thành tích học tập và làm việc kiếm tiền là hai chuyện. Học tập tốt, không nhất thiết là làm việc giỏi, còn cần phải có đầu óc linh hoạt, chỉ có người thông minh mới dần dần tìm ra con đường phù hợp với bản thân. 

Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, thoải mái, bộ não mới đạt đến trạng thái làm việc tốt nhất. Là một bộ phận của cơ thể con người, não bộ cũng cần năng lượng và không gian mới mẻ, để xác định và phát huy hết khả năng. Do vậy, phụ huynh phải khuyến khích các em rèn luyện thể dục thể thao, như múa, bơi lội ..., các hoạt động này giúp tăng cường máu lưu thông đến não bộ.

Ngoài ra, phải đảm bảo các bé có thể tiếp nhận sự kích thích tinh thần cần thiết, để mỗi ngày đều phải suy nghĩ tư duy, phương pháp tốt nhất là thông qua các trò chơi mang tính giáo dục.

Các trò chơi rất có lợi cho sự phát triển trí não do nó buộc trẻ phải suy nghĩ, động não. Tuy nhiên, để hiệu quả cao cần phải có sự hỗ trợ của ba mẹ, bạn bè hoặc người thân. Các trò chơi này giúp trẻ kích thích tư duy, từ đó giúp trẻ đầu óc linh hoạt.

4. Lễ phép

Tục ngữ có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, và trong xã hội hiện đại điều này vẫn rất cần thiết trong mối quan hệ giữa người với người! Nhưng lễ phép bắt đầu từ trong cuộc sống thường nhật, như hỏi thăm, gặp người quen chủ động chào hỏi, hoặc thường sử dụng các câu cửa miệng như “xin lỗi”, “cảm ơn”. 

Trẻ em không lễ phép đa phần là do cha mẹ chưa dạy trẻ thế nào là lễ phép. Ngoài ra, cha mẹ phải tự lấy mình làm gương cho trẻ.

Trưởng thành là một quá trình học hỏi không ngừng của trẻ, đây cũng là cơ hội tốt để cha mẹ dạy dỗ, uốn nắn. Cha mẹ không thể việc gì cũng phó thác, để trẻ tự do. Trẻ không hiểu lễ phép, nghĩ mình là trung tâm, không suy xét đến cảm nhận của người khác, không quan tâm đến hậu quả sẽ khiến chúng khó có chỗ đứng trong xã hội sau này. 

5. Biết tôn trọng người khác

Tôn trọng người khác bao gồm nhiều nội dung, như tự thực hiện việc của mình, không làm phiền người khác, chấp nhận người khác, xếp hàng trật tự, và thói quen lễ phép cũng chính là sự tôn trọng. Đối với trẻ mà nói, tôn trọng là một khái niệm khá trừu tượng, do vậy, cha mẹ càng nên hỗ trợ trẻ trong những việc nhỏ nhặt hàng ngày, để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, biết tôn trọng người khác.

6. Thích đọc sách

Có nhiều người không cho rằng đọc sách là một trong các thói quen tốt cần phải có trong sinh hoạt thường ngày, điều này còn phụ thuộc vào sự hứng thú. Tuy nhiên, đọc hiểu có lợi ích trong việc kích thích suy nghĩ, có quan hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ, có thể giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống, có thể từ các trải nghiệm này kích thích suy nghĩ, từ đó giúp rèn luyện khả năng tư duy. Do vậy, đọc sách không chỉ là suy ngẫm từng con chữ, kỳ thực còn có thể giúp nâng cao kỹ năng sống, qua đó còn ngầm thay đổi dần quá trình rèn luyện hàng ngày của trẻ.

7. Thích phiêu lưu, làm việc quyết đoán

Cuộc đời vốn dĩ đầy rủi ro, rủi ro lớn nhất chính là không có rủi ro nào! Từ nhỏ đã rèn luyện cho trẻ ý thức độc lập, tự chủ, khi gặp khó khăn, cứ để trẻ tự mình xử lý, sự bảo bọc thái quá của gia đình chỉ khiến trẻ trở nên ỷ lại. Có như vậy, khi trẻ lớn lên và tiếp xúc với xã hội, trẻ mới không đánh mất cơ hội. 

Nếu như cơ hội mãi mãi không đến, lúc này trẻ cũng sẽ không tự đi tìm. Sáng tạo vốn dĩ cũng là một sự mạo hiểm và nắm bắt cơ hội, quyết đoán, dựa vào dũng khí mà luận thành bại.

8. Trân trọng và biết tận dụng thời gian

‘Thời gian là vàng bạc, nhưng vàng bạc không mua được thời gian’, thời gian của mỗi người đều như nhau, nhưng người nào biết trân trọng thời gian, chuyên cần, người đó sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa và hiệu quả. Thời thơ ấu, niên thiếu chính là khởi đầu của đời người, như mặt trời mới nhô lên, là thời kỳ vàng để học tập. Thời gian còn quý hơn vàng, các bậc phụ huynh đều biết đạo lý này nhưng trẻ con lại không hiểu. 

Phụ huynh trước tiên nên giúp trẻ giải thích khái niệm thời gian, bồi dưỡng cho trẻ quan niệm tốt về thời gian. Trẻ con một khi đã hình hành quan niệm mạnh mẽ về thời gian, và kết hợp với thói quen tốt khác, tự nhiên sẽ hình thành tác phong làm việc hiệu quả, từ đó sẽ biết trân trọng và tận dụng thời gian. 

Giúp trẻ biết trân trọng thời gian, tận dụng trọn vẹn thời gian, dành thời gian cho những việc có ý nghĩa sẽ có tác động sâu sắc đối với cuộc đời của trẻ.

9. Nhìn nhận vấn đề độc đáo

Những trẻ như thế này khi còn nhỏ trong mắt phụ huynh và thầy cô là ‘đứa trẻ hư’, cách nghĩ của chúng rất độc đáo, luôn luôn làm những chuyện khác người, nhưng những đứa trẻ như vậy sau khi lớn lên luôn rất có triển vọng. Chúng tôi khuyến khích phụ huynh phải bảo vệ cá tính của trẻ, để trẻ là chính bản thân mình, nhưng không phải để trẻ muốn làm gì thì làm, mà phụ huynh phải hòa nhập vào thế giới của trẻ, cẩn thận quan sát, dẫn dắt trẻ đi tìm cá tính thực sự của bản thân.

Để trẻ là người có khả năng tư duy độc lập, có suy nghĩ và chủ kiến riêng, chỉ cần dùng cách nhìn độc đáo nhìn ra những điểm mấu chốt, tương lai nhất định có thành tựu.

10. Biết phê bình

Phê bình ở đây không phải là phê phán một ai đó hoặc một việc nào đó, mà là một loại tư duy đánh giá, dám nói ra quan điểm, đặt nghi vấn, không lo sợ quyền uy. Loại tư duy này cũng đòi hỏi trẻ phải có tinh thần dũng cảm, cũng phải có khả năng vượt qua suy nghĩ đám đông. 

Sẽ có nhiều bậc phụ huynh vừa nghe sẽ cảm thấy khó thực hiện, trên thực chất điều này không khó, chỉ cần chú ý gợi ý dẫn dắt trong cuộc sống sinh hoạt bình thường là được. Chẳng hạn như trong tình huống trẻ đã biết đáp án, phụ huynh có thể hỏi tại sao? Hoặc thử phản bác và cùng trẻ tranh luận. Làm như vậy thường xuyên, trẻ sẽ hình thành thói quen, sau khi có được đáp án bản thân sẽ tự đặt nghi vấn.

(Nguồn: ntdtv)

Có thể bạn quan tâm:

Chủ đề chính: #thành_công

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn