Phạm Thị Minh Phương Một người rất tâm đắc và muốn chia sẻ với các bạn những bí quyết để sống hạnh phúc và vui vẻ với cuộc sống này :D

10 cách tranh luận để cả hai bên cùng thắng

Đăng 6 năm trước

Khi có chiến tranh với bạn đời của mình, bạn cần xuống thang Ngay cả những mối quan hệ hạnh phúc nhất cũng có xung đột. Đôi khi nó chỉ là một sự bất đồng nho nhỏ; có lúc nó lại chuyển thành một cuộc chiến nảy lửa. Tranh cãi với người mà bạn quan tâm không hề dễ dàng hay thú vị gì, và đôi khi nó giống như một đoàn tàu đang chạy với tốc độ cao nhất về phía trước mà không có dấu hiệu dừng lại.

Phần lớn trong chúng ta có nhiều cách để leo thang trong tranh luận: chỉ tay, trách mắng, lạm dụng từ ngữ, v.v. Nhưng thường khi chúng ta căng thẳng, chúng ta sẽ không có cách nào để xoay chuyển một cuộc tranh luận và tránh được những xung đột hoặc ít nhất là làm dịu tình hình.Một cách lý tưởng thì các cuộc tranh luận nên có sự lắng nghe, được nghe, thỏa hiệp và giải quyết vấn đề. Tranh luận không nên là chiến thắng, giành lợi thế hoặc làm cho đối tác trở nên nóng nảy vì những lời xúc phạm hoặc buộc tội.Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua những cuộc tranh luận theo cách lành mạnh và có tính xây dựng nhất: 

1. Hãy cảnh giác

Cảnh giác với những tín hiệu nguy hiểm cho bạn biết là bạn đang có nguy cơ bắt đầu một cuộc tranh luận. Những suy nghĩ mang tính phê bình, chỉ trích, những lời nói bắt đầu với “anh (em) luôn…”và “anh (em) không bao giờ…”, việc cao giọng, ngôn từ xấu hoặc việc khẳng định quyền lực của mình với người kia thường là những biểu hiện rõ ràng cho thấy một cuộc chiến đang chuẩn bị nổ ra. 

2. Hít thật sâu

Nếu bạn là người bắt đầu cuộc tranh luận: hãy dành thời gian để tự nguôi giận, tập hợp những suy nghĩ của mình và hướng người bạn đời của mình đến ý định làm rõ quan điểm của bạn mà không làm cho tình hình căng thẳng hơn. Cố gắng tập trung vào việc giao tiếp thay vì “làm cho đối tác của bạn phải chịu điều gì đó” hoặc“làm cho anh ấy hoặc cô ấy phải trả giá”. Nếu bạn nhận ra rằng việc thảo luận làm tình hình xấu đi, thì chúng tôi gợi ý là hãy tạm nghỉ và tiếp tục tranh luận vào lúc khác.

3. Lắng nghe với sự tôn trọng

Nếu bạn thấy mình đang phải nghe một bài diễn văn đầy tức giận, hãy cho bạn đời của bạn biết là bạn muốn nghe những gì mà anh ấy hoặc cô ấy muốn nói và bạn không muốn tranh cãi. Cố gắng lắng nghe một cách tôn trọng và quan tâm, thể hiện rằng bạn đang cố gắng để hiểu quan điểm của anh ấy hoặc cô ấy – ngay cả khi bạn không tán thành.

4. Luôn luôn ý thức về sự ưu tiên

Dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc tranh luận, hãy luôn tôn trọng và tử tế với người bạn đời của mình. Hãy nhớ rằng, bạn yêu con người này. 

5. Cố gắng để cùng chiến thắng

Hãy nhớ rằng chiến thắng là khi cả hai bạn rời đi trong trạng thái hòa bình và hạnh phúc hơn trước khi tranh luận. Hãy cố gắng hết sức để tránh nghĩ về việc làm thế nào để bạn chiến thắng trong cuộc tranh luận này theo cách của mình, và thay vào đó, hãy nghĩ về việc làm thế nào để cả hai cùng chiến thắng thông qua việc thỏa hiệp, vạch ra kế hoạch mới cho việc giải quyết các vấn đề trong tương lai, về sự đồng thuận và không đồng ý.

6. Tránh nói đi nói lại một vấn đề

Ngay cả khi điều bạn phàn nàn là đúng, hãy luôn làm chủ bản thân và đảm bảo bạn không nhắc đi nhắc lại cùng một lời phàn nàn. Nói rõ từng vấn đề, cố gắng giải quyết chúng và tiếp tục. Nếu bạn cảm thấy mình không được lắng nghe và được hiểu, hãy thử thể hiện mình theo một cách khác.

7. Bỏ qua khi có thể

Hãy tự hỏi mình xem vấn đề này thực sự quan trọng hay không và bạn có thể bỏ qua hay không. Đôi khi làm mình xao lãng hoặc tập trung vào những điểm tích cực của bạn đời có thể giúp bạn thoát ra khỏi sự thất vọng và trở lại trạng thái hạnh phúc về tinh thần.

8. Nghĩ về những giải pháp

Tranh cãi lòng vòng chỉ làm cả hai bạn thấy khổ sở. Hãy cùng suy nghĩ và tìm ra giải pháp – một cách để thoát ra khỏi những cuộc chiến và tìm ra cách “vận hành” tốt hơn.

9. Đặt mình vào vị trí của người bạn đời

Bạn không nhất thiết phải đồng ý với những gì bạn đời của bạn nói nhằm cố gắng xác định xem anh ấy hoặc cô ấy đang bắt đầu từ đâu. Khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, bạn có thể tìm ra điều gì đang làm anh ấy hoặc cô ấy phiền lòng, và bạn có thể giúp bạn đời của mình điều chỉnh. Lợi ích khác của việc này là phần lớn những người đang tranh luận sẽ trở nên bình tĩnh nếu họ cảm nhận được là người kia hiểu họ - hoặc đang cố gắng để lắng nghe và thấu hiểu – những điều mà họ đang nói.

10. Thay đổi ngữ điệu

Khi cuộc đối thoại trở nên nóng hơn, hãy thay đổi cách nói chuyện và bạn có thể làm cho tình hình sáng sủa hơn. Hãy sử dụng một chút hài hước, một nụ cười hoặc một câu chuyện đùa giữa hai người. Hãy bắt đầu với câu nói “Ngay cả khi chúng ta không đồng ý với nhau, thì anh (em) vẫn đánh giá cao việc em (anh) đã lắng nghe những gì anh (em) nói”.

Và cuối cùng, cố gắng không thêm gánh nặng cho cuộc đối thoại bằng cách tạo thêm sự khó chịu đã tích lũy suốt 15 năm cho bạn đời của mình. Hãy tập trung vào vấn đề hiện tại.Dành thời gian cải thiện kỹ năng giải quyết xung đột sẽ không chỉ giúp cho mối quan hệ của bạn mà nó còn nâng cao cảm giác hạnh phúc của bạn nói chung, và chúng ta đều biết rằng, cảm giác hạnh phúc mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của bạn!

Kaspars Grinvalds 

(Theo Shutterstock.com)

Chủ đề chính: #cách_duy_trì_hạnh_phúc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn