Only For Blue

10 cuộc thập tụ chinh nổi tiếng trong lịch sử - Phần 1

Đăng 5 năm trước

Xin chào các bạn. Mình là thành viên mới của Ohaytv, hôm nay mình sẽ đem đến cho các bạn có yêu thích lịch sử một bài viết về những cuộc Thập tự chinh, để các bạn biết rõ hơn về nó. Bài viết của mình hơi dài mong các bạn có thể đọc hết nó. Cảm ơn các bạn

Từ sau khi người Hồi Giáo được thành lập, họ liên tục mở rộng lãnh thổ bằng việc xâm lược những đế quốc khác, đặc biệt là vùng Palestine và vùng Jerusalem bị chiếm vào năm 636 ( bị chinh phục sau khi đánh bại quân Đông La Mã trong trận Yamourk), đối với người Kitô giáo thì 2 vùng đất này chính là vùng đất thánh, là nơi linh thiêng nhất với người Kitô giáo, với việc người Hồi Giáo đã chiếm được 2 vùng đất này đã khiến người Kitô giáo tức giận và muốn gây chiến tranh để phục hồi 2 vùng đất tại đây. 

1. Cuộc thập tự chinh lần thứ nhất 

 

Cuộc thập tự chinh đầu tiên này được phát động vào năm 1055 bởi giáo hoàng Urban II được bắt nguồn từ lời thỉnh cầu viện trợ quân đội của đế quốc Byzantine (Đông La Mã) nhằm giúp đỡ họ chống lại sự bành trướng của quân đội Hồi Giáo và đòi lại vùng đất thánh Jerusalem. Cuộc chiến này diễn ra với 2 lực lượng chính là lực lượng của nông dân và lực lượng của các lãnh chúa. Lực lượng của nông dân diễn ra vào năm 1095 đến năm 1096 nhưng không thu lại được kết quả gì bởi họ chưa trải qua đào tạo, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, còn lực lượng của các lãnh chúa thì diễn ra vào mùa hè năm 1096 đến năm 1099 với kinh nghiệm và tổ chức tốt họ đã lần lượt đánh bại được quân Hồi giáo tại Nicaea (1097), Antioch (1098), và chiếm được vùng đất thánh Jerusalem (1099). Mặc dù mục đích của họ chỉ là lấy lại vùng đất thánh Jerusalem nhưng sau khi chiếm lại được Jerusalem họ đồng thời thành lập các thành bang độc lập gồm Vương quốc Jerusalem, Lãnh địa Bá Tước Tripoli, Lãnh địa Thân vương quốc Antioch và Lãnh địa Bá Tước Edessa. Đây là cuộc thập tự chinh thành công nhất trong 9 cuộc thập tự chinh.   

2. Cuộc thập chinh lần thứ hai 


Năm 1144. Quân đội Hồi Giáo dưới sự lãnh đạo của Imad ad-Din Zengi đã tấn công Jerusalem của người Công Giáo, mặc dù không chiếm được Jerusalem nhưng họ đã chiếm được Lãnh địa Bá Tước Edessa thuộc Baldwin của Boulogne được thành lập ở cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất. Điều này đã khiến người Kitô Giáo tức giận và tiến hành cuộc thập tự chinh lần hai dưới sự phát động của Giáo Hoàng Eugenio III, dưới sự lãnh đạo của vua Louis VII của Pháp và vua Konrad III của Đức quân thập tự chia thành 2 hướng tiến đánh vùng Damascus (Syria) để hỗ trợ phòng thủ cho vùng Jerusalem nhưng họ đã không thể đánh bại quân Hồi Giáo tại nơi đây vì vậy cuộc thập tự chinh lần thứ hai này đã thất bại với quân Kitô Giáo nhưng đối với quân Hồi Giáo thì đây là một chiến thắng to lớn. Thành công duy nhất của cuộc thập tự chinh này là đã chiếm lại được vùng Lisbon (thủ đô Bồ Đào Nha) từ tay người Hồi Giáo 

3. Cuộc thập tự chinh lần thứ ba 


Sau khi cuộc Thập Tự chinh thất bại, vương triều Zengid của người Thổ kiểm soát vùng Syria đã xung đột với nhà Fatimid tại Ai Cập, và kết cục là họ đã bị Sultan Saladin đánh bại và thống nhất những người Hồi Giáo tại đây, điều này đã làm cho lãnh thổ nhỏ nhoi của người Kitô giáo có thể bị mất bất cứ lúc nào. Năm 1187. Saladin đã đánh bại quân Thập tự và chiếm được Jerusalem nên nguy cơ các lãnh thổ của người Kitô giáo bị mất đã xuất hiện. Trước tình hình đó, 3 vị hoàng đế nổi tiếng nhất Châu Âu lúc đó là Friedrich I của Đế quốc La Mã Thần Thánh, Philippe II của Pháp và Richard I của Anh đã lãnh đạo quân đội tiến hành cuộc thập tự chinh thứ ba nhằm chiếm lại đất thánh Jerusalem, tuy nhiên hoàng đế Friedrich I lại bị chết đuối khi đang cố vượt sông Saleph (nay là sông Goksu) do tuổi già vì vậy đã khiến rất nhiều quân sĩ của ông nản chí mà quay bỏ về nước, còn đội quân của vua Richard I và vua Philippe II đã vây hãm và chiếm được vùng Acre - đây là thắng lợi quan trọng của cuộc thập tự chinh. Sau khi giành được một số thắng lợi ban đầu, các thủ lĩnh của Kitô Giáo bắt đầu tranh giành chiến lợi phẩm với nhau, do xung đột với vua Richard I, vua Philippe II đã tức giận và rời bỏ Đất Thánh, nhận thấy không thể đánh bại được quân Hồi Giáo, vua Richard và Saladin đã ký một hiệp ước tuyên bố vùng Jerusalem thuộc về người Hồi Giáo nhưng người Kitô Giáo được phép viếng thăm vùng Jerusalem vào hằng năm. 

4. Cuộc thập tự chinh lần thứ tư 


Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư này được bắt đầu vào năm 1204 do Giáo hoàng Innocente III phát động với mục tiêu ban đầu là chiếm vùng Ai Cập rồi sau đó sẽ tấn công sang vùng Đất Thánh Jerusalem. Tuy nhiên do có tiềm lực tài chính bị hạn chế nên một số thủ lĩnh của quân Thập Tự đã tiến hành thỏa thuận với vương quốc Venezia để có được nguồn tài chính, phương tiện để di chuyển sang Ai Cập, đổi lại vương quốc Venezia sẽ được chia phân nửa số lãnh thổ mà quân Thập tự chiếm được và quân Thập tự chi trả cho 85.000 đồng vàng. Nhận thấy số tiền này quá lớn, nên một số quân Thập tự đã chi trả trước cho vương quốc Venezia tất cả số tiền mà họ đang có lúc này là 51.000 đồng vàng, điều này đã khiến người Thập tự trở nên đói nghèo và không còn khả năng đi đến Ai Cập nữa. Trước tình thế đó, vương quốc Venezia đã lợi dụng quân Thập tự để thực hiện mục tiêu của mình là chiếm vùng Zara (1 vùng ở Croatia) một vùng giàu có và là địch thủ về thương nghiệp với vương quốc Venezia, tiếp đó họ lại thuyết phục quân Thập tự tấn công Thủ đô Constantinopolis của Đế quốc Đông La Mã (lúc này Công Giáo và Chính Thống Giáo đang đối nghịch nhau), thành phố lúc này đang bị suy yếu nên quân Thập tự đã dễ dàng chiếm được và lập ra Đế quốc La Tinh kéo dài 57 năm. 

5. Cuộc thập tự chinh lần thứ năm 


Cũng là một cuộc Thập tự chinh nữa với mục tiêu ban đầu là sẽ tấn công Ai Cập rồi tấn công và chiếm vùng Đất Thánh Jerusalem. Năm 1213. Giáo hoàng Honorio III đã phát động một cuộc Thập tự với sự lãnh đạo của vua Andrew II của Hungary và Công tước Leopold VI của Áo và đến năm 1218 lại thêm quân đội của vua Oliver của thành Cologne và 1 đội quân hỗn hợp của vua Hà Lan Willem I tham gia vì vậy đây được xem là cuộc Thập tự chinh có số lượng đông nhất trong tất cả các cuộc Thập tự. Với số lượng quân lớn đến như vậy đã khiến quân Thập tự dễ dàng chiếm được vùng Damietta ở Ai Cập và có lẽ quân Thập tự đã có được mục tiêu của mình là vùng Đất Thánh Jerusalem với đề nghị đổi giao quyền kiểm soát vùng Damietta với vùng Jerusalem của quân Hồi Giáo tại Ai Cập nhưng thủ lĩnh của họ đã từ chối vì cho rằng quân Hồi Giáo yếu hơn. Quân Thập tự tiến hành tấn công vùng Cairo (thủ đô của Ai Cập) nhưng bị thất bại do dịch bệnh bùng phát và buộc phải rút lui do không đủ lương thực. Trên đường rút lui, quân Thập tự đã bị quân Hồi Giáo phục kích và chết rất nhiều.

Chủ đề chính: #thập_tụ_chinh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn