Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

10 đất nước không muốn bạn ghé thăm

Đăng 5 năm trước

Ngành công nghiệp du lịch được xem như một mỏ vàng kinh tế đối với rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không phải đất nước nào cũng chào đón du khách với vòng tay rộng mở. Sau đây là 10 quốc gia đã đóng cửa nhập cảnh với người Mỹ và nhiều nước khác.

1. Ả Rập Saudi

Nổi tiếng với thánh địa Mecca, quốc gia này yêu cầu các du khách muốn thị thực vào nước này phải được bảo lãnh bởi một cư dân hợp pháp hay một công dân sở tại. tuy nhiên dù được bảo lãnh nhưng bạn cũng rất khó sẽ được cấp thị thực vì quá trình xem xét rất khắt khe và có tính chọn lọc cao. 

Với những người chưa kết hôn, khi đi du lịch ở nước này bạn phải đi theo nhóm lớn, không được theo cặp 2 người; phụ nữ đến du lịch phải có nam giới đi cùng. Đặc biệt trong hộ chiếu có dấu thị thực của Israel thì du khách sẽ bị từ chối ngay lập tức.Chưa kể bạn còn phải nắm rõ luật pháp dựa trên nền tảng Hồi Giáo rất nghiêm ngặt của nước Ả Rập này.

2. Iran

Tại Iran, thậm chí không còn Đại sứ quán Mỹ lưu trú nữa kể từ năm 1979 do tình hình căng thẳng giữa 2 nước về vấn đề hạt nhân của quốc gia này. Song sonng đó là các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ và phương Tây nhắm vào Iran.

Đối với công dân Anh và Mỹ muốn vào được đất nước thì vô cùng khó khăn. Nếu công dân Mỹ có thể có thị thực Iran thông qua Đại sứ quán Pakistan tại Washington DC thì bạn sẽ cần phải chứng minh rằng bạn đi du lịch theo nhóm. 

3. Triều Tiên

Quốc gia này hầu như đóng của đối với thế giới. Mổi thông thương và giao lưu thường xuyên nhất có lẽ là với Trung Quốc. Tương tự như Iran, quốc gia này cũng có mối căng thẳng với Hoa Kỳ và phương Tây xung quanh vấn đề vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.Quốc gia này yêu cầu tất cả các du khách phải đặt tour trọn gói trước khi ghé thăm. 

Việc đi lại của du khách sẽ bị giám sát chặt chẽ với lý do an ninh và lịch trình tham quan của bạn phải được ấn định do người quản lý của Triều Tiên.Bạn được yêu cầu phải ở cùng với hướng dẫn viên du lịch trong toàn bộ thời gian. 

Và thường là để nhập cảnh vào Triều tiên người ta thường chọn đi qua bằng cửa ngõ trung gian là Trung Quốc.

4. Syria

Với một quốc gia với tình hình chính trị vô cùng căng thẳng cùng với sự leo thang chiến tranh việc du lịch đến quốc gia này nghe có vẻ nực cười. Tuy nhiên, để nhập cảnh vào nước này cũng vô cùng gian truân. Quá trình xem xét  phức tạp, và việc chờ đợi rất mất nhiều thời gian. 

Tuy nhiên, nếu bạn đến từ các quốc gia có mối quan hệ tốt với quốc gia này chẳng hạn như Nga thì điều đó không có gì phải bận tâm.

5. Cuba

Từ sau thời Fidel, nền kinh tế chính trị của quốc đảo này đã có phần nào thông thoáng và mở cửa hội nhập hơn với quốc tế. Tuy nhiên, đối với công dân Mỹ hay các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Mỹ Latin thì rất khó khăn. Thậm chí, đây là điều khá e dè đối với chính quyền sở tại. 

Cũng như Syria nếu bạn đến từ các quốc gia có mối quan hệ gần gũi với quốc gia Caribbean này như Trung Quốc, Nga bạn vẫn được chào đón dễ dàng.

6. Angola

Để nhập cảnh vào quốc gia châu Phi này ắt hẳn các du khách phải tốn khá nhiều khoản chi phí. Việc xin Visa nhập cảnh vào Angola khá phức tạp do thời gian làm thủ tục quá lâu lại không được suôn sẻ như các quốc gia khác. 

Angola cũng yêu cầu du khách phải có thư mời từ phía bên họ, các giấy tờ về tiêm chủng. Ngoài ra, du khách cũng mất thêm các lệ phí lãnh sự và hỗ trợ tài chính ít nhất 100USD/ngày.

7. Somalia

Được mệnh danh là ngôi nhà của hải tặc. Đây chính là nỗi kinh hoàng của ngành hàng hãi quốc tế với phạm vi hoạt động khá rộng trải dài đến cả vùng biển của Malaysia.Tại Somalia, hầu như không có nhà chức trách thực thi nhiệm vụ của cảnh sát, vốn có thể giúp phá vỡ các hoạt động của hải tặc một cách hiệu quả. Điều đang thống trị ở Somalia là những vấn đề lớn hơn. 

Cuộc chiến tiếp diễn với lực lượng vũ trang Al Shabaab cực đoan kiểm soát Kismaayo và các vùng sâu hơn ở phía nam Somalia, không chỉ đe dọa an ninh quốc gia mà còn biến thủ đô Mogadishu trở thành một trong những nơi chết chóc nhất trên Trái đất. 

 Tuy nhiên, nếu không phải bởi những tay cướp biển thì muốn nhập cảnh vào quốc gia này bạn cũng cần có sự bảo lãnh của một cá nhân hợp pháp.

8. Cộng hòa Trung Phi

Kể từ năm 2014,  Cộng hòa Trung Phi  không cóĐại sứ quán Mỹ và tất cả du khách Mỹ phải nộp đơn thông qua Đại sứ quánPháp. Thêm vào đó, quốc gia này không muốn sự có mặt của bất kì công dânMỹ nào.  

Chưa kể, hệ thống xem xét cực kìnghiêm ngặt và phức tạp của nước này đôi khi cũng làm nản lòng du khách. Tuy nhiên, trong những nămgần đây ngoài những sự cải cách về đường lối chính trị, quốc gia này cũng đãcải thiện đáng kể mối quan hệ với Mỹ, các nước vùng Vịnh và phương Tây. Nhà đầutư khá lớn vào quốc gia này chính là các tập đoàn đến từ Trung Quốc.

9. Lybia

Căng thẳng giữa Libya vớiHoa Kỳ xảy ra liên miên cho đến chế độ độc tài Gadafi bị sụp đổ. Đại sứ quán Mỹđã đóng cửa tại quốc gia này vào năm 2014. Tình hình bất ổn hiện tại cũng nhưsự trỗi dậy của các thế lực Hồi giáo cực đoan khiến những du khách cũng khôngđược quốc gia này chào đón nồng nhiệt. 

Có nhiều cảnh báo  những hiểm họa với du khách ngoài việc khó khăn trong chuyện xin Visa.

10. Algieria

Một quốc gia Bắc phi khác lân cận Libya là Algeria cũng không mấy mặn mà trong mối quan hệ ngoại giao với Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên lại có cảm tình khá lớn với Nga và Trung Quốc.Algeria là một quốc gia khác muốn du khách thể hiện khả năng chi trả cho chuyến đi của họ trước khi họ đến nơi. 

Đầu tiên là việc đặt phòng khách sạn và sau đó nhận được giấy xác nhận về chỗ ở. Khi hoàn thành, bạn sẽ phải liên lạc với một cơ quan du lịch địa phương để bảo đảm về giấy mời chính thức. Sau tất cả, bạn có thể nộp đơn xin thị thực để ghé thăm đất nước này.

Dẫu sao, việc du khách đến với các quốc gia đang có bất ổn về chính trị là điều tối kị. Còn nhớ lại vụ các du khách Việt Nam bị đánh bom trong một chuyến xe Bus một cách thương tâm tại Ai Cập dấy lên việc quan ngại của ngành du lịch về các điểm đến trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

 Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #du_lịch_thế_giới

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn