Trần Thu Hằng

10 lời khuyên chăm sóc răng từ nha sỹ bạn không nên bỏ qua

Đăng 5 năm trước

Cái răng cái tóc là góc con người, tin tôi đi, bạn sẽ chẳng thể vui vẻ nổi nếu hàm răng của bạn đang có vấn đề và bạn thì không tài nào khắc phục được nó. Vậy sao ngay từ đầu chúng ta không lắng nghe những lời khuyên từ các nha sỹ để hàm răng được chắc khoẻ hơn nhỉ.

Thật tốt khi có một người bạn là nha sĩ, đúng không? Tất nhiên, họ sẽ không cung cấp cho bạn các dịch vụ miễn phí nhưng họ sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích và cảnh báo bạn về những nguy hiểm mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ đến. Và bạn sẽ phải thốt lên ngạc nhiên khi biết sức khoẻ răng miệng của chúng ta phụ thuộc vào những chi tiết rất nhỏ.

Sau khi đọc xong bài viết này, Ohay TV hy vọng các bạn sẽ điều chỉnh lại các thói quan nhỏ bé hàng ngày để hàm răng luôn được bảo vệ tuyệt đối nhé.

1. Đừng đánh răng ngay sau khi ăn. 


Việc đánh răng ngay sau khi ăn rất dễ làm hỏng men răng của bạn, đặc biệt là nếu bạn sử dụng một bàn chải đánh răng cứng. Thực phẩm và đồ uống làm gián đoạn cân bằng pH trong miệng và làm cho men răng mềm hơn một chút trong một thời gian ngắn. Các nha sĩ khuyên bạn nên đánh răng ít nhất 30-40 phút sau bữa ăn.

2 Thường xuyên bơi lội. 

Tất nhiên, các nha sỹ không bảo rằng việc thường xuyên bơi lội sẽ gây hại đến sức khoẻ của bạn. Nhưng vấn đề là các hóa chất được sử dụng để khử trùng nước trong các hồ bơi có tác động khủng khiếp lên răng. Trong những năm 80, các nhà khoa học Mỹ đã công bố kết quả của một nghiên cứu tập trung vào sức khỏe răng miệng của những người bơi lội chuyên nghiệp, 40% trong số đó bị tổn thương men răng nặng nề. 

Vậy bạn nên làm gì? Cố gắng không để nước ở hồ bơi vào miệng quá nhiều và bơi trong nước ngọt hoặc nước muối vào mùa hè.

3. Bạn nên uống cà phê ngay lập tức và không uống quá 30 phút. 


Hãy suy nghĩ về thói quen nhâm nhi trà hay cà phê của bạn ở nơi làm việc. Bạn thường lấy đầy một tách cà phê nóng và uống nó theo từng ngụm nhỏ, liên tục nói chuyện với đồng nghiệp hoặc trả lời thư điện tử từ khách hàng. Trong khi bạn làm những công việc quen thuộc đó mỗi ngày thì cà phê (đặc biệt là cà phê có đường) cũng đang làm công việc phá hủy men răng của bạn. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy uống loại đồ uống này càng nhanh càng tốt, có thể không quá 30 phút là tuyệt nhất. 

4. Hãy kiểm tra răng trước khi có ý định mang thai.

Đầu tiên, mỗi chân răng đều là một nguồn lây nhiễm, lây lan từ các mô răng đến nướu răng và sau đó có thể đi vào máu và ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này có thể dẫn đến sinh non hoặc em bé sẽ mắc bnh bẩm sinh nghiêm trọng.Thứ hai, viêm nha chu cũng thực sự nguy hiểm vì nó có thể làm giảm khả năng sinh sản cho cả nam và nữ. Và ngay cả khi đã mang thai, em bé có thể được sinh non hoặc với trọng lượng sơ sinh rất thấp. 

5. Đánh răng cũng cần sự tập trung giống như khi lái xe.


Trong khi chăm sóc răng của bạn, tốt nhất là bạn không bị phân tâm bởi bất cứ thứ gì khác. Đây là một quá trình cần phải được thực hiện rất chăm chú. Và để dạy cho con bạn đánh răng trong một thời gian nhất định, các bác sĩ khuyên bạn nên bật bài hát yêu thích của bé. Nó sẽ lấy sự chú ý của bé chỗ đồ chơi hay chương trình thiếu nhi trong tivi khoảng 2-3 phút (đây là khoảng thời gian cần thiết để loại bỏ mảng bám răng và loại bỏ vi khuẩn).

6. Đậu có thể khiến răng sâu của bạn bị tổn thương hơn. 


Ai có thể nghĩ rằng đậu có thể làm hỏng răng? Đó là vì trong đậu có chứa phytohemagglutinin đó là một loại protein kích thích sự phân chia tế bào nhanh. Nếu bạn có một chiếc răng sâu, ăn đậu có thể dẫn đến u hạt. Tất nhiên, rủi ro là khá thấp, nhưng tốt nhất hãy chắc rằng bạn không có vấn đề gì về nha khoa trước khi ăn đậu.

7. Sử dụng mọi cơ hội để tiết kiệm một chiếc răng.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu với 273 tình nguyện viên từ 55 tuổi trở lên. Và họ đi đến kết luận rằng những người không còn đủ răng có trí nhớ tệ hơn, dễ cáu kỉnh hơn, và dễ bị thay đổi tâm trạng hơn. 


Kết quả là, có một lý thuyết cho rằng mất răng làm cho số lượng tín hiệu cảm giác mà chúng gửi tới não thấp hơn.Đây là lý do tại sao các nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng mọi cơ hội để tiết kiệm một chiếc răng. Thật tuyệt vời là ngày nay thậm chí còn có những công nghệ cho phép bạn tái tạo lại chiếc răng đã mất.

8. Có thể thay đổi vết cắn của trẻ bằng cảm lạnh. 

Nếu một đứa trẻ bị cảm lạnh một lần hoặc hai lần một năm, nó hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu một người bị cảm lạnh quá sớm trong thời thơ ấu, họ có thể có vấn đề với cấu trúc bộ hàm của họ. Khi bị cảm lạnh đứa trẻ không thể thở qua mũi và buộc phải thở bằng miệng, lúc này phần xương trên khuôn mặt của đứa trẻ rất dễ bị biến dạng, khiến cho hàm dưới di chuyển về phía trước một chút.


Trong trường hợp này, các nha sĩ khuyên bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa trước để giúp trẻ quay lại với việc hô hấp bằng mũi. Nếu không, sẽ là rất khó cho việc điều chỉnh lại cấu trúc bộ hàm khi trẻ đã trưởng thành.

9. Đừng nhai đá và không xỏ khuyên lưỡi. 


Nếu bạn bắt mình luôn nhai đá (hoặc ăn nhiều hạt), bạn có thể làm hư nướu răng và men răng. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn xỏ khuyên lưỡi: một miếng kim loại trong lưỡi của bạn có thể là nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho răng của bạn.Vì vậy, không sử dụng răng của bạn để mở gói thực phẩm lon nước, và những thứ tương tự vậy. Tốt hơn bạn nên dành ra vài giây để làm điều đó đúng cách và không để răng của bạn gặp nguy hiểm.

10. Đừng bỏ đi răng sữa. 


Sau khi thay răng, bạn không nên vứt bỏ răng sữa của các bé. Chúng chứa các tế bào gốc mà sau này có thể được sử dụng để tái sinh thành tế bào thần kinh, xương và thậm chí cả các tế bào tim. Nhờ vào đó các bác sỹ có thể cứu sống bạn và thậm chí giúp điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng để có thể sử dụng chúng, bạn cần phải giữ cho các tế bào còn sống. Vì vậy, khi bạn thấy rằng em bé của bạn cần phải thay răng, đừng tự làm. Hãy tới gặp nha sỹ để được loại bỏ chiếc răng đúng cách và lưu trữ theo các điều kiện cần thiết. 

Ngoài 10 lời khuyên ở trên bạn còn biết thêm những bí mật chăm sóc răng nào nữa không? Hãy chia sẽ ở dưới phần bình luận cho mọi người cùng biết nhé.

Nguồn: brightside.me

Chủ đề chính: #chăm_sóc_răng_miệng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn