Linh Chi

10 lý do khiến bạn bị hôi miệng

Đăng 8 năm trước

Bạn bị hôi miệng và không dám nói chuyện gần ai? Hôi miệng ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn? Vậy thì đã đến lúc bạn tìm hiểu nguyên nhân để biết cách chữa trị

Bạn đã bao giờ mở miệng nói chuyện mà những người xung quanh tránh xa hoặc cố gắng bịt mũi chưa? Nếu rồi thì chắc chắn bạn có vấn đề về răng miệng đấy. Hãy cùng tìm hiểu xem mình bị hôi miệng là do đâu nhé!

1. Thức ăn

Có những loại thực phẩm đặc biệt bạn nên cân nhắc trước khi ăn như hành tây, tỏi, bắp cải và một số gia vị nặng mùi khác. Sau khi cơ thể bạn tiêu hóa chúng, chúng sẽ theo đường máu đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.

2. Không vệ sinh răng miệng thường xuyên

Hôi miệng thường là do vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của bạn. Khi nhai thức ăn, những mảng nhỏ sẽ dễ dàng bám vào kẽ răng. Nếu bạn không chịu đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, thì những mảng bám này sẽ tích tụ thành cao răng và sản sinh ra nhiều vi khuẩn hơn.

Mô tả hình ảnh

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, nhất là sau khi ăn. Nước súc miệng và kem đánh răng sẽ giúp bạn khử vi khuẩn và các mảng bám tích tụ.

3. Răng giả

Răng giả mà không được lau chùi sạch sẽ hoặc kích thước không vừa cũng có thể tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám lại, từ đó sinh ra vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu. Hãy chắc rằng bạn kiểm tra và giữ chúng sạch sẽ hàng ngày.

4. Sâu răng và các vấn đề răng miệng khác

Bất cứ khi nào bạn có vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, bệnh răng nướu, lở loét miệng,.. thì vi khuẩn có cơ hội để phát triểm mạnh hơn. Do đó, bạn nên đến nha sĩ 6 tháng một lần, hoặc thường xuyên hơn để đảm bảo không có bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.    

5. Khô miệng

Bạn có thể không tin nhưng nước bọt giúp bạn làm sạch miệng, rửa đi các tế bào chết và trung hòa axit. Khô miệng xẩy ra một cách tự nhiên khi bạn ngủ, nhưng nó còn tồi tệ hơn khi bạn ngủ mà mở miệng.

Mô tả hình ảnh

Khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, aspirin hay vấn đề về tuyến nước bọt. Để tránh khô miệng bạn nên uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo. Nếu bạn bị khô miệng mãn tính thì nha sĩ có thể cung cấp một số toa thuốc kích thích tiết nước bọt cho bạn.

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến thức ăn đọng lại trong dạ dày, bắt đầu phân hủy và gây ra hơi thở hôi. Nếu bạn nghi ngờ mình bị trào ngược dạ dày thực quản thì nên đi gặp bác sĩ để điều trị ngay.

7. Nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm phế quản, viêm xoang viêm phổi và các loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể phá vỡ các mô, gây ra các chất nhờn và tế bào nuôi vi khuẩn gây mùi hôi. Hội chứng chảy dịch mũi sau cũng có thể dẫn đến hơi thở nặng mùi. Bạn nên gặp bác sĩ để điều trị triệt để.

8. Thuốc lá

Hút thuốc lá có thể gây ra hơi thở hôi mùi thuốc đặc trưng. Ngoài ra, các hạt thuốc lá có thể mắc trong răng của bạn và góp phần gia tăng vi khuẩn. Những người nghiện thuốc cũng dễ mắc các bệnh về nướu – một trong nhưng nguồn gốc của bệnh hôi miệng. Bạn nên cân nhắc cai thuốc ngay từ bây giờ.

Mô tả hình ảnh

9. Các loại bệnh khác

Hơi thở nặng mùi có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, gan, bệnh thận, hoặc các vấn đề với amidan. Nếu nghi ngờ mình mắc các bệnh trên, hãy đến bệnh viên để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

10. Đồ uống có cồn

Uống nhiều rượu và các loại đồ uống có cồn khác sẽ làm khô miệng và góp phần gây nên bệnh hôi miệng. Bạn nên chú ý cắt giảm đồ uống có cồn hoặc dùng xịt thơm miệng mùi bạc hà thường xuyên.  

Nguồn: mnn

Linh Chi dịch

Bạn có thể xem các bài viết khác của mình nếu quan tâm:

Chủ đề chính: #hôi_miệng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn