An Hạ Viết lại bất kỳ điều gì lướt qua cuộc sống của mình <3

10 mẹo tâm lý giúp bạn nắm quyền chủ động trong mối quan hệ với người khác

Đăng 4 năm trước

Dù chúng ta là những cá thể độc lập, chúng ta vẫn có những điểm đồng điệu. Những điểm đồng điệu này cho phép chúng ta tạo liên kết với người khác, và quan trọng hơn, khám phá các mẹo tâm lý để phát hiện ra suy nghĩ của họ. Thấu hiểu những gì bên trong họ có thể giúp bạn tác động tới quyết định và ý kiến của họ về chúng ta. Dưới đây là những mẹo tâm lý giúp bạn tạo ảnh hưởng tới người khác.

1. Tạo ra ảo tưởng về sự lựa chọn

Nếu bạn cần người khác làm điều gì đó cho mình, hãy nhờ họ hoàn thành một nhiệm vụ khó nhằn trước khi đề nghị việc bạn thực sự muốn nhờ cậy họ. Sau khi từ chối nhiệm vụ khó khăn kia, mọi người sẽ có xu hướng chấp nhận đề nghị "có vẻ dễ dàng hơn". 

Mẹo này cũng hiệu quả khi bạn cố gắng quyết phục ai đó. Hãy cho họ hai lựa chọn cùng lúc: điều bạn muốn nhiệm vụ khác khó đạt được hơn. Khi sử dụng mẹo này, bạn đã thành công trong việc biến yêu cầu của bạn trở nên đơn giản hơn (trong thế đối sánh với yêu cầu khác).

2. Cách bày tỏ sự không đồng tình.

Khi người khác bày tỏ một quan điểm mà bạn không đồng tình, đừng phản bác họ một cách quyết liệt. Trước hết, hãy tỏ cho họ thấy bạn hiểu những gì họ muốn bày tỏ, "Tôi hiểu ý cậu" sau đó mới đặt câu hỏi về điều bạn cảm thấy không thuyết phục "Nhưng cậu đã nghĩ tới phần này chưa?".

Cách tiếp cận này giúp bạn trình bày hết quan điểm của mình mà không bị cắt ngang, đồng thời giảm tối thiểu sự khó chịu từ đối phương.

3. "Mẹ là nhất"

Câu chuyện của bạn sẽ trở nên thu hút hơn khi bạn nói với người khác rằng bố hoặc mẹ bạn đã kể với bạn điều đó. Mọi người có xu hướng tin theo những điều truyền thống và tôn trọng bố mẹ người khác. 

Hầu hết mọi người tin rằng bố mẹ luôn dành những lời chân thành nhất cho con cái của mình. Khi bạn kể những điều bố mẹ từng truyền đạt cho bạn, bạn sẽ tạo ra tác động như thể đang truyền đạt cho người cùng gia đình.

4. Tạo món nợ ân tình

Ai đó không yêu quý bạn như bạn mong đợi? Hãy nhờ họ làm giúp bạn một việc nhỏ, như mượn họ cuốn sách mà bạn yêu thích. Điều này sẽ tạo một mối liên kết giữa hai người, và đánh giá của người nọ có thể sẽ thay đổi khi bạn trả lại cuốn sách. Người nọ có thể sẽ yêu quý bạn hơn chẳng hạn.

5. Thoát khỏi sự im lặng ngượng ngập

Bạn sa vào một quãng im lặng đầy ngượng ngùng? Nhưng bạn rất muốn kết nối với người nọ? Hãy hỏi họ một điều gì đó về bản thân họ. Dù là người trầm tính nhất cũng thích được nói về bản thân mình. Sau đó, họ có thể sẽ hỏi ngược lại bạn, như vậy, bạn đã biến sự im lặng thành một cuộc trò chuyện.

6. Tự tin là bí quyết của sự hấp dẫn

Trong một cuộc đàm phán, sau khi hoàn thành phần nói của mình, hãy nhìn vào mắt mọi người và chờ đợi trong im lặng. Ánh nhìn kiên định của bạn sẽ tác động tích cực đến cách mọi người đánh giá những điều bạn vừa trình bày. Nếu bạn thất bại trong việc giao tiếp bằng ánh mắt vào những thời điểm quan trọng, bạn có thể sẽ không lôi kéo được hứng thú của mọi người. Vì thế, hãy tự tin, hãy giao tiếp với mọi người.

7. Khiến đối phương cảm thấy lớn lao

Khi bạn cần sự giúp đỡ, nếu biết cách lựa lời, bạn có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Mọi người có xu hướng thực hiện đề nghị của bạn khi bạn biến nó thành một lời đề nghị giúp đỡ. Cái tôi được thỏa mãn, họ cảm thấy như vừa mang đến cho bạn một ân huệ. 

8. Quan sát phản ứng của mọi người

Nếu bạn là thành viên mới trong nhóm, hãy tạo một trò đùa hoặc kể một câu chuyện cười và quan sát phản ứng của mọi người. Những người thân thiết hơn sẽ có xu hướng nhìn nhau và cười. Phản ứng của họ sẽ giúp bạn hiểu được mối liên kết giữa mọi người trong nhóm.

9. Nhắc lại

Lặp lại là một trong những cách tốt nhất để hình thành một suy nghĩ vững chắc trong tâm trí mọi người. Nếu bạn muốn người khác chấp nhận một điều gì đó, hãy nhắc đi nhắc lại nó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, hoặc đơn giản là lặp lại điều đó trong cuộc hội thoại với nhiều biểu cảm khác nhau. Sau khi lắng nghe nhiều lần, mọi người có xu hướng chấp nhận ý tưởng đó như thể đó là ý tưởng của chính họ, bởi não bộ đã tự động "dán nhãn" ý tưởng đó như thể một thứ quen thuộc và gần gũi.

10. Xây dựng niềm tin

Khi bạn cố gắng xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ xã hội, hãy thừa nhận những lỗi lầm nhỏ bé của mình với người khác. Mọi người sẽ nhìn thấy mặt dễ tổn thương của bạn, và sẽ chấp nhận bạn như một người chân thành. Điều đó sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn, thậm chí ngay trong những cuộc cãi vã.


Bài được dịch từ tiếng Anh

Bài gốc được viết bởi Daniil Shubin đăng tải trên BrightSide.me

Chủ đề chính: #mẹo_tâm_lý

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn