Cú mèo

10 mẹo vặt giải quyết tức thời các triệu chứng thường gặp

Đăng 7 năm trước

Bạn không thể nào ngừng ngáp mặc dù đang tham gia một cuộc họp? Ngứa cổ làm bạn khó chịu? Đây là những triệu chứng thường gặp. Vậy bạn hãy thử áp dụng các mẹo vặt sau giúp bạn giải quyết vấn đề tức thời nhé.

Cơ thể con người luôn chứa đựng những điều kỳ diệu của tạo hóa và đôi khi ngay bản thân chúng ta cũng không nhận ra. Còn gì thú vị hơn khi chúng ta có thể đánh lừa và buộc các hoạt động đang diễn ra trong cơ thể trơn tru hơn. Chẳng hạn, buồn ngủ và ngáp đều là vô thức, nhưng bạn có thể tác động lên cơ thể để cắt cơn với những mẹo đơn giản, vô hại. Tương tự, bạn cũng có thể xoa dịu những cơn đau thông thường bằng những cách đơn giản không tưởng.

BÚT CHÌ CẢI THIỆN TÂM TRẠNG

Bạn đang cảm thấy buồn bã? Bực bội? Tất cả những gì bạn cần làm là đánh lừa não bộ chuyển sang trạng thái vui vẻ. Một cách đơn giản để làm điều này là đặt bút chì hoặc bút mực trong miệng và ngậm viết giữa hai răng. Việc làm này kích hoạt các cơ mà chúng ta sử dụng khi mỉm cười, phóng thích các chất dopamine(*) và serotonin(**) trong não bộ, giúp cải thiện tâm trạng và đánh lừa não bộ chuyển sang trạng thái vui vẻ.

(*)dopamine là chất dẫn truyền thần kinh và rất hiếm trong não bộ. Dopamine đóng một số vai trò quan trọng trong bộ não và cơ thể con người (bao gồm cả việc ảnh hưởng đến cảm xúc). Thức ăn, sự cực khoái, stress hay tập thể dục và kể cả các chất kích thích cũng có tác động làm tăng lượng sản sinh dopamine.Lượng dopamine cao cũng sẽ tác động xấu đến cơ thể.

(**)serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, được tìm thấy trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương. Serotonin có tác dụng điều chỉnh chuyển động ruột, tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và nhận thức. Để tăng lượng serotonin có thể sử dụng các thực phẩm như sữa đã tách kem, cá thu, cá hồi, chuối, rau chân vịt,lúa mì..), ánh sáng mặt trời, tập thể dục và massage.

NGĂN CƠN BUỒN NGỦ BẰNG CÁCH NÍN THỞ

Trong giờ làm việc mà bạn cảm thấy buồn ngủ, thói quen thông thường là rót 1 tách cà phê để thoát khỏi tình trạng uể oải, buồn ngủ. Dưới tác dụng của caffeine, uống quá nhiều cà phê có thể gây ra nhiều vấn đề chẳng hạn như mất ngủ. Một mẹo tự nhiên và đơn giản là chỉ cần nín thở càng lâu càng tốt và sau đó thở ra từ từ. Cách này làm tăng nhịp đập tim và lượng máu lưu thông, vì vậy tăng mức độ trao đổi năng lượng và đánh thức cơ thể bạn một cách tự nhiên.

NƯỚC ĐÁ GIÚP GIẢM ĐAU RĂNG

Đau răng có thể là những trải nghiệm đáng ghét, đặc biệt nếu cơn đau xuất hiện không đúng lúc như khi đang dùng bữa hay nửa đêm. Ngậm đinh hương là một cách giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, một nghiên cứu tại Canada đã chỉ ra rằng một cách giảm đau tự nhiên khác là sử dụng nước đá. Kẹp một ít đá giữa ngón cái và ngón trỏ theo hình chữ V và xoa trên bề mặt chỗ răng đau. Theo nghiên cứu, phương pháp này sẽ gây tê tạm thời giúp giảm đến 50% mức độ cơn đau.

KHÔNG NGÁP NỮA

Ngáp là hành động vô tình nhưng khi xuất hiện không đúng lúc có thể khiến chúng ta lúng túng, ngượng ngùng. Và đây là mẹo để dừng ngay cơn ngáp ngay tức khắc. Khi miệng vừa mở ra chuẩn bị ngáp, ngay lập tức chạm đầu lưỡi vào ngón tay. Cơn ngáp sẽ bị dừng ngay.

HO CẮT CƠN ĐAU KHI CHÍCH

Cây kim của bác sĩ làm bạn sợ? Bạn không phải là người duy nhất như vậy! Các bác sĩ thử nhiều thủ thuật để sao nhãn sự chú ý của bệnh nhân khi bắt đầu chích như kể chuyện cười và thôi miên. Nhưng theo nghiên cứu, có một mẹo vô cùng đơn giản để giảm đau khi chích. Tất cả những gì bạn cần làm là ho khi kim vừa chạm vào. Việc ho làm tăng áp lực lên lồng ngực và ống tủy sống, giúp ngăn cản cơ quan thụ cảm cảm nhận được sự đau đớn.

ĐAU ĐẦU KHI ĂN ĐỒ LẠNH

Cảm giác tê buốt đầu là hiện tượng thông thường mà mọi người thường gặp phải khi ăn đồ lạnh. Các dây thần kinh ở vòm miệng bị lạnh và kết quả sự phản hồi của dây thần kinh tạo nên sự co giãn nhanh chóng của mạch máu gây ra đau đầu. Để tránh hoặc giảm ê buốt đầu khi ăn kem cũng như đồ lạnh, một mẹo vô cùng đơn giản là nâng lưỡi chạm vòm miệng, cố gắng để bề mặt tiếp xúc càng lớn càng tốt. Việc làm này sẽ giúp làm ấm vòm miệng và giảm đau.

GÃI TAI KHI NGỨA CỔ HỌNG

Khi cảm thấy ngứa, theo bản năng chúng ta lập tức gãi ngay. Nhưng nếu bị ngứa trong cổ họng, bạn làm sao để gãi cổ họng đây? Thay vào đó, hãy thử gãi mặt sau của lỗ tai. Bằng cách này, bạn sẽ kích thích các dây thần kinh của lỗ tai, tạo ra tác động buộc các cơ trong cổ họng phải co giãn, vì thế có tác dụng giảm đau và trị ngứa.

GIẢM XỐC HÔNG KHI CHẠY BỘ

Bạn muốn giảm cân và tập chạy bộ? Thách thức ở đây là sau khi chạy được một quãng ngắn, bạn sẽ cảm giác đau ở phần dưới lồng ngực dữ dội hay thường được gọi là xốc hông. Triệu chứng này thường xuất hiện ở những người mới bắt đầu tập chạy, một trong các nguyên nhân phổ biến là mọi người thường có thói quen thở ra khi chân phải chạm đất, và điều này gây áp lực cho gan (nằm ở góc trên bên phải ổ bụng). Và điều này cũng lý giải vì sao người ta thường bị vọp bẻ ở bên phải. Giải pháp cho vấn đề này, bạn chỉ cần thở ra khi chân trái chạm đất, giúp giảm áp lực lên gan.

THÔNG MŨI VỚI LƯỠI VÀ NGÓN TAY CÁI

Nghẹt mũi có thể làm bạn rất khó chịu, đặc biệt là việc này diễn ra thường xuyên. Nhiều người thường có xu hướng mua thuốc uống nhưng đây là cách đơn giản mà bạn có thể thử. Nâng lưỡi chạm vòm miệng và dùng tay ấn vào ấn đường (huyệt nằm giữa 2 lông mày), giữ như vậy khoảng 15-20 giây và lập lại đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn. Khi sử dụng cách trên, bạn đã làm xương lá mía rung lắc giúp giảm tắc nghẽn và làm sạch khoang mũi.

LƯỠI GIẢI CỨU BẠN KHỎI CƠN HẮT HƠI

Bạn muốn tránh hắt hơi không đúng lúc? Chỉ cần ấn mạnh lưỡi vào mặt sau của răng với miệng khép lại. Việc làm này sẽ giúp ngăn cơn hắt hơi.Tuy nhiên, nếu có các dị vật (như hạt cơm), nước mũi hoặc đàm trong mũi, tốt hơn hết là nên hắt hơi bởi nó giúp tống những thứ này ra ngoài, giúp cho khoang mũi và cổ họng của bạn sạch sẽ.

Trên đây là các mẹo giúp bạn giải quyết tạm thời của triệu chứng. Hãy áp dụng thử và xem hiệu quả thế nào? Nếu bạn có mẹo dân gian nào hay để giải quyết các tình huống trên, hãy cùng chia sẻ với mọi người bên dưới.

Như đã nói, đây chỉ là các giải pháp tạm thời, tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

(Nguồn: punditcafe)

Bạn quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, hãy cùng Ohay tìm hiểu chuỗi bài viết sống vui, sống khỏe bên dưới nhé:

Chủ đề chính: #mẹo_sức_khỏe

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn