Stars Thao

10 ngôi Chùa cổ kính linh thiêng nổi tiếng nhất Hà Nội

Đăng 5 năm trước

Có lẽ ai đã từng một lần ghé thăm Hà Nội chắc cũng chưa thể biết đến, đi tham quan, vãn cảnh ở 10 chùa nổi tiếng ở Hà Nội. Trong hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ ở Hà Nội thì 10 ngôi chùa đã trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên sự cổ kính, nguyên sơ như ngày nào. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về 10 ngôi chùa cổ, linh thiêng này nhé.

Vậy nhắc đến Hà Nội chúng ta thường nhắc đến những chùa nào cổ kính và nhân dân thường đi vãn cảnh đầu năm, cầu may mắn, an lành, hạnh phúc…

10 chùa cổ kính, linh thiêng ở Hà Nội hiện nay đó là: Chùa Trấn Quốc;Chùa Hà; Chùa Kim Liên; Chùa Ngũ Xá; Chùa Liên Phái;   Chùa Quán sứ; Chùa Cầu Đông; Chùa Láng; Chùa Hòe Nhai; Chùa Bà Đá; 

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc cổ kính đẹp nhất Hà Nội

Chùa Trấn Quốc:

Chùa Trấn Quốc  là ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội hiện nay. Hơn thế đây là ngôi chùa cổ đẹp nhất trong 16 ngôi chùa cổ trên thế giới. Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình chùa nằm ngay cạnh Hồ Tây, trên đường Thanh Niên, quận Tây Hồ. 

Trước kia theo từ điển di tích  văn hóa Việt Nam Chùa Trấn Quốc Nguyên là chùa Khai Quốc .Chùa được dựng từ thời tiền Lý, thời đó các Vua Chúa thường ngự giá đến chùa Trấn Quốc vãn cảnh, cúng lễ tết, rằm , mùng một. 

Đến nay chùa vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, cứ đầu năm phật tử bốn phương về đây lễ nạp cầu may rất đông..nhân dân Hà Nội cùng khách trong và ngoài nước vẫn thường đến tham quan lễ bái hàng ngày.

Chùa Hà cầu duyên, cầu may

Chùa Hà

Chùa Hà là ngôi chùa linh thiêng để cầu duyên nằm gần đường Cầu Giấy Hà Nội. Chùa Hà có tên chữ gọi là Thánh Đức Tự, xây dựng từ thời Vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

 Đây là ngôi chùa cổ có truyền thuyết  kể rằng Vua Lê Thánh Tông đến đây cầu tự sau đó về sinh ra Thái Tử Càn Đức, khi lên ngôi ông lấy hiệu là Lý Nhân Tông.

 Đây là ngôi chùa cầu duyên lên rằm mùng một, ngày lễ tết rất đông  thanh niên trai, gái đến để cầu duyên lành. Khách thập phương đổ về lễ phật.

Di tích kiến trúc cổ đặc sắc

Chùa Kim Liên kiến trúc cung đình

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên có kiến trúc kiểu cung đình, được xây dựng từ thế kỷ 17. Cổng chùa được trạm khắc công phu khá đồ sộ, các văn hoa được khắc theo kiểu cổ kính như hoa sen, các hình rồng bay, hay mây vờn...  

Theo tấm bia trong chùa có nêu: chùa vốn có tên là Đại Bi, được xây dựng vào năm 1631. Sau đó nhân dân góp công xây dựng mở rộng thêm chùa. Năm 1771 chúa Trịnh cho dỡ chùa Bảo Lâm phía tây Kinh thành  về tu bổ lại chùa và lấy tên là Chùa Kim Liên. 

 Đây là ngôi chùa hàng năm vào lễ tết rằm mùng một quan khách đến vãn cảnh và lễ cầu may.,.. rất nhiều.

Chùa Ngũ Xã

Chùa Ngũ Xã

Tên chữ của chùa Ngũ Xã là Thần Quang, Phúc Long Tự, chùa được ngự lãm tại phố Ngũ Xã , phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.Chùa Ngũ Xã có tên là Thần Quang Tự,  xây dựng từ thế kỷ 18, thời Hậu Lê 1428-1788.Tuy chùa được xây dựng lại vào những năm 40- 50 nhưng  vẫn giữ nguyên phong cách cổ điển như chùa Quán Sứ ở Hà Nội.

Chùa Ngũ Xã thờ phật và thờ Nguyễn Khổng Minh là ông tổ nghề đúc đồng tại phố Ngũ Xã xưa. Ngoài ra trong chùa còn có pho tượng lớn hạng nhất ở nước ta. Chùa lưu giữ được 16 tấm bia đá được dựng từ những năm 1919-1947. 

Chùa Thần Quang được xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật theo quyết định số 534 QĐ/BT của Bộ trưởng Văn hóa thông tin và nay là Đại Đức Thích Chính Tín, UV Ban trị sự Thành hội phật giáo Hà Nội.

Chùa Quán sứ

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là chùa nổi tiếng ở Hà Nội chùa thờ phật và thờ vị quốc sư triều Lý Nguyễn Minh Không. Năm 1942 chùa được xây lại có quymô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái và chính giữa là lầu chuông, Chùa  Quán Sứ có thư viện giảng đường, nhà khách và tăng phòng . 

 Tổng hội phật giáo Bắc kỳ đã đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ vào năm 1943. Mỗi khi nhắc đến chùa Quán Sứ  là nhắc đến ngôi chùa danh lam cổ tự bậc nhất, được đặt tại vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội, phố Quán Sứ, quận Ba Đình. 

Chùa luôn tấp lập người ra vào, các phật tử Hà Nội và các tỉnh trong cả nước về chùa Quán Sứ để lễ đầu năm cầu cho một năm mới an lành, may mắn cho gia đình…

Chùa Liên Phái công trình điêu khắc lịch sử

Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái là ngôi chùa cổ kính nằm ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng Hà Nội, hai bên cổng chùa có hai hồ rộng. 

Chùa được xây dựng vào năm 1726 thời vua Lê Dụ Tông 1705-1729 có tên là Liên Hoa, sau đó đổi tiếp thành Liên Tông và cuối cùng thì được đổi thành tên Liên Phái, cổng chùa có tháp Diệu Quang cao đến 10 tầng. 

 Chùa được Bộ văn hóa Xếp là di tích lịch sử cấp quốcgia theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28/04/1962 . Chùa Liên Phái là một côngtrình tôn giáo có giá trị điêu khắc lịch sử phật giáo. 

Bên cạnh các tượng phật chùa còn thờ tượng Nguyễn Đăng Gai ông là danh thần triều Nguyễn, xuất thân trong gia đình quý tộc ông làm quan giữ chức Tổng đốc Hà Ninh, ông được vua Tự Đức hết lời khen ngợi.

Đây là ngôi chùa quý giá rất đáng được bảo tồn và lưu truyền, dân Hà Nội và các tỉnh thành hàng năm vẫn về đây lễ bái.

Chùa Láng

Chùa Láng

Chùa Láng là ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời, chùa được xây dựng vào thời Lý 1128-1138, thế kỷ 17. Tại phố Láng Thượng, quận ĐốngĐa Thành phố Hà Nội. Chùa còn có tên là Chiêu Thiền Tự, được xây ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh để thờ Từ Đạo Hạnh ông là nhà tu hành đắc đạo nổi tiếng.

 Xưa có kể lại rằng trong thời nhà Lý có nhà sư Đạo Hạnh thuật pháp cao tay hóa kiếp tại chùa Thầy sau đó đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu Dương Hoán là em ruột Vua Lý Nhân Tông, sau này được Lý Nhân Tông lập con của Sùng Hiền hầu Dương Hoán làm Thái  Tử và trở thành người nối dõi Lý Nhân Tông.

Đây là ngôi chùa đẹp khung cảnh hữu tình, trong bia Thịnh Đức  xưa đã ghi nhận Chiêu Thiền Tự là danh lam bậc nhất không chùa nào sánh kịp. 

Chùa Cầu Đông

Chùa Cầu Đông

Chùa Cầu Đông được xây dựng tại  số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Phố Hàng Đường có một cái cầu đá cầu này có tên gọi là cầu Đông ( cầu của thôn Đông Hoa Môn). Xưa có kể lại rằng ngay đầu cầu có pho tượng phật trên bệ lộ thiên, ngồi xếp tròn làm bằng đá. Có tên là phật cười.

Chùa Cầu Đông mang giá trị kiến trúc nghệ thuật và lịch sử. Tên chữ của chùa là Đông Môn Tự. Chùa nằm cạnh khu trung tâm buôn bán sầm uất của Thăng Long Hà Nội, phố cổ Hội An. 

Chùa Cầu Đông nổi tiếng được xây dựng vào thế kỷ XVII thời vua Lê. Tuy được mở rộng vào năm 1639-1711 và tu sửa lại vào năm 1816 nhưng đến nay chùa vẫn giữ được kiến trúc cổ, Quan Tam xây lầu cao làm gác chuông, các hình rồng vờn mây, hoa lá, hổ phù mang phong cách nghệ thuật điêu khắc từ xa xưa. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều tấm bia cổ giá trị văn hóa.

Chùa Hòe Nhai

Chùa Hòe Nhai

Chùa Hòe Nhai ( Hồng Phúc Tự ) tọa lạc tại số 19 phố hàng Than,Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.  Là ngôi chùa cổ có nhiều tượng phật cổ  trưng bàylàm 6 lớp, được làm bằng nhiều chất liệu gỗ quý, sơn son thiếp vàng. Trong đó có cả tượng Cửu Long (Thích Ca Sơ Sinh) và đặc biệt chùa còn có pho tượng kép với hình vị vua quỳ để tượng phật trên lưng. 

Có thể nói chùa Hòe Nhai là chốn tổ của phái Tào Động lớn nhất phật giáo miền Bắc.Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý. Nơi đây phong cảnh hữu tình từ xa xưa các bậc tăng già, đại sĩ trụ trì đến khâm tụng.

 Chùa Hòe Nhai đã được Bộ văn hóa và thông tin xếp hạng Di tích Lịch Sử và văn hóa ngày 21-01-1989

Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá trước kia là ngôi đền thời kỳ Vua Lê sau đó mới chuyển sang thành chùa. Đây là ngôi chùa mang kiến trúc nghệthuật đậm nét di tích lịch sử. Chùa được đặt tại số 3 hàng trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. chùa còn có hai tên gọi khác là Linh Quang Tự và Sùng Khánh Tự.

 Lưu truyền rằng vào thời vua Lê khi lấy đất đắp thành ở làng Báo Thiên Tự Tháp ông phát hiện được một pho tượng bằng đá hình dáng một phụ nữ. Nhân dân cho là thánh mẫu nên đã lập đền thờ và được gọi là đền Bà Đá và cho đến nay gọi là chùa Bà Đá.

 Hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội phật giáo Hà Nội. Trong chùa có trường trung cấp phật Học Hà Nội. Hàng năm chùa Bà Đá vẫnlà nơi tổ chức các buổi lễ thành hội phật giáo Hà Nội.

Đây là 10 ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, 10 ngôi chùa cổ kính linh thiêng được nhiều người dân nhắc đến, và thu hút khách thập phương đến tham quan lễ bái cầu tự  may mắn... Không riêng những ngày lễ tết ngày rằm mùng một, mà hàng ngày rất nhiều du khách người dân Hà Nội  đến chiêm ngưỡng vãn cảnh chùa. 

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn