Trương Thị Mai Huệ

10 phát kiến tình cờ vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học

Đăng 8 năm trước

10 phát kiến hoàn toàn xuất phát từ cảm tính. Tất nhiên, để trở thành một khoa học gia bạn cần có nhiều phẩm chất, nhưng may mắn cũng là một yếu tố rất cần thiết.

Đúng như Plato đã nói, "khoa học là sự cảm nhận", sau đây là 10 phát kiến hoàn toàn xuất phát từ cảm tính. Tất nhiên, để trở thành một khoa học gia bạn cần có nhiều phẩm chất, nhưng may mắn cũng là một yếu tố rất cần thiết.

1. Penicillin

Mô tả hình ảnh

Luôn được xem như một huyền thoại khoa học, việc phát hiện ra penicillin—một nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn – chỉ là nhờ một chiếc đĩa bẩn. Vào ngày 3/9/1928, nhà sinh học người Scotland Alexander Fleming trở về nhà sau một kỳ nghỉ dài và phát hiện ra một loại nấm lạ trên một chiếc đĩa nuôi cấy vi khuẩn mà ông bỏ quên trong phòng thí nghiệm. Loại nấm này (Penicillium) đã tiêu diệt mẻ vi khuẩn mà ông nuôi cấy tại đó. Đó là quá trình ngẫu nhiên mà penicillin được tìm ra.

2. Lò vi sóng

Đôi khi những thứ bạn cần để tạo ra một bước đột phá trong khoa học lại chỉ là một sự tình cờ. Percy Spencer – một kỹ sư người Mỹ - khi kiểm tra một chiếc magnetron (một loại ống chân không tạo ra sóng vi ba) đã nhận thấy thanh chocotate trong túi mình bị tan chảy. Năm 1945, sau một vài thí nghiệm (trong đó có việc làm nổ một quả trứng), Spencer đã phát minh ra chiếc lò vi sóng đầu tiên. Kiểu lò này ban đầu cũng giống như những chiếc máy vi tính thuở sơ khai: cồng kềnh và bất tiện. Từ năm 1967, những chiếc lò vi sóng nhỏ gọn đã trở thành vật dụng không thể thiếu tại các gia đình ở Mỹ.

Một sự tình cờ tuyệt vời cho khoa học.

3. Khóa dán

Mô tả hình ảnh

Trong một lần đi dạo vào năm 1941, kỹ sư người Thụy Sỹ Georges de Mestral nhận thấy những quả gai bám vào quần mình và cả lông con chó của ông. Khi quan sát kỹ, ông thấy rằng những quả gai này có nhiều móc và sẽ bám dính vào bất cứ thứ gì có dạng khuyên tròn. Như vậy, điều cần thiết chỉ là tạo ra một thứ vật liệu có kết cấu dạng khuyên tròn. Kết quả là khóa dán ra đời.

4. Thuyết Big Bang

Mô tả hình ảnh

Thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn) được công nhận rộng rãi ngày nay khởi nguồn từ một âm thanh, giống như tiếng nhiễu radio thông thường. Năm 1964, hai nhà du hành vũ trụ Wilson và Penzias, khi đang sử dụng anten Holmdel tại New Jersey, nhận thấy một tạp âm khiến họ kinh ngạc. Sau khi loại trừ khả năng âm thanh đó bắt nguồn từ các đô thị, các vụ thử hạt nhân hay thậm chí là do lũ chim bồ câu làm tổ xung quanh, Wilson và Penzias thống nhất với cách giải thích theo lý thuyết của Robert Dicke rằng bức xạ còn lại từ vụ nổ lớn hình thành vũ trụ đã gây ra bức xạ vũ trụ dưới dạng tạp âm.

5. Teflon (chất chống dính)

Mô tả hình ảnh

Năm 1938, nhà khoa học Roy Plunkett tiến hành nghiên cứu cải tiến tủ lạnh với mục đích tìm ra các chất làm lạnh an toàn hơn để thay thế amomiac, lưu huỳnh điôxit, và propan. Khi mở thùng chứa một mẫu hợp chất đang nghiên cứu, Plunkett nhận thấy toàn bộ các khí thí nghiệm đã biến mất, thay vào đó là một thứ chất dẻo lạ, có tính kết dính, chịu được nhiệt độ cao và hóa chất.

Một thập kỷ sau đó, hợp chất này được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô và đến những năm 60, nó trở thành một ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ dùng làm bếp.

6. Cao su lưu hóa

Vào đầu thế kỷ 19, cao su tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong ngành da giày. Tuy nhiên, người tiêu dùng và nhà sản xuất chưa thể hài lòng do khả năng chịu lạnh và chịu nhiệt kém của chất liệu này. Một nhà khoa học có tên Charles Goodyear, sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm một giải pháp giúp tạo ra thứ cao su bền hơn, lại đi đến phát hiện quan trọng nhất của mình một cách hoàn toàn tình cờ. Năm 1839, khi thực hiện thí nghiệm, Goodyear vô tình đánh rơi hỗn hợp vừa pha chế lên một cái lò nóng. Kết quả là ông tạo ra được một chất liệu giống như da có tính co giãn cao, cũng như chịu lạnh và chịu nhiệt tốt.

7. Coca-Cola

Người phát minh ra thứ nước uống tuyệt vời này không phải là một doanh nhân khôn ngoan, cũng không phải một nhà sản xuất kẹo ngọt hay một người có tham vọng làm giàu từ ngành sản xuất đồ uống. John Pemberton chỉ muốn chữa đau đầu. Pemberton, một dược sỹ, sử dụng hai thành phần mà ông hy vọng sẽ giúp làm dịu cơn đau: lá coca và hạt cola. Khi người phụ tá của ông vô tình trộn hai nguyên liệu này với nước có ga, ly nước Coke đầu tiên của thế giới ra đời. Vài năm sau, Coca-Cola được bổ sung thêm công thức bí mật ngày nay. Nhưng tiếc thay, Pemberton mất hai năm sau đó và không được chứng kiến hỗn hợp của mình sản sinh ra cả một đế chế trong ngành đồ uống.

8. Năng lượng phóng xạ

Thời tiết xấu đôi khi cũng là một điều may mắn. Năm 1896, nhà khoa học người Pháp Henri Becquerel thực hiện một thí nghiệm liên quan đến tinh thể đã làm giàu uranium. Ông tin rằng ánh nắng mặt trời sẽ giúp đốt nóng tinh thể trên một tấm phim. Khi thấy mây đen kéo đến, Becquerel quyết định hoãn thí nghiệm để chờ đến khi trời nắng.

Vài ngày sau đó, ông mở ngăn kéo có chứa tinh thể và phát hiện ra rằng tinh thể đã chuyển thành dạng sương trên tấm phim. Tinh thể tạo ra các tia dạng sương trên tấm phim, nhưng bị xem là yếu hơn so với tia X của William Roentgen. Becquerel không công bố phát hiện này mà dành cho hai nhà khoa học cộng sự là Pierre và Marie Curie.

9. Viagra

Công ty dược Pfizer nghiên cứu sản xuất một loại thuốc có tên UK92480 nhằm mục đích hỗ trợ điều trị co thắt động mạch vành. Loại thuốc này tuy không phục vụ tốt cho mục đích ban đầu nhưng lại có một tác dụng phụ đáng kinh ngạc. Thuốc này sau đó được gọi là Viagra, và tất nhiên ai cũng biết Viagra được dùng làm gì. Pfizer đạt doanh số 288 triệu USD từ việc bán những viên thuốc nhỏ màu xanh này chỉ trong quý 1 năm 2013. 

10. Smart Dust (Bụi thông minh)

Mô tả hình ảnh

Đôi khi chỉ cần làm bài tập về nhà cũng có thù lao. Đó là khi cô sinh viên hóa học Jamie Link thực hành bài tập với một con chip silicon tại Đại học California, San Diego. Khi con chip bị vỡ, cô phát hiện ra (cùng với sự giúp đỡ của thày giáo) rằng các mảnh vỡ siêu nhỏ của con chip vẫn có thể phát đi các tín hiệu. Chúng hoạt động như những bộ cảm biến cực nhỏ. Họ gọi những phân tử nhỏ tự động đó là "smart dust". Smart dust có thể ứng dụng vào vô số lĩnh vực và đóng một vai trò quan trọng trong việc tấn công và phá hủy khối u.

Chủ đề chính: #phát_minh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn