Thiên Đồng Hướng tới những bài viết ưu trội về những điều trường tồn trong nhu cầu của lương tâm, trần tục và tâm linh của người Việt.

10 quảng cáo, sản phẩm thất bại do không nội địa hóa từ ngữ

Đăng 7 năm trước

10 trường hợp điển hình nhất về những mẫu quảng cáo, sản phẩm thất bại do không nội địa hóa từ ngữ.

1. Quảng cáo của công ty Electrolux

Electrolux, một nhà sản xuất máy hút bụi ở bán đảo Scandinavia, đã không nghĩ được gì khác ngoài việc sử dụng y nguyên một câu quảng cáo đã từng thu được thành công lớn ở Anh cho thị trường Mỹ. Thật không may, câu nói “Nothing sucks an Electrolux” lại có một nghĩa rất khác ở Mỹ chứ không như ở Anh. Ở Mỹ, từ “suck” là một từ lóng tệ hại.

2. Quảng cáo của Công ty General Motors

General Motors tung ra sản phẩm xe Chevy Nova ở Nam Mỹ, họ không hề biết rằng từ “no va” có nghĩa là “xe không chạy” trong tiếng Tây Ban Nha. Sau khi công ty tìm ra lý do tại sao họ không bán được chiếc xe nào, họ đã đổi tên mẫu xe mới ở những thị trường nói tiếng Tây Ban Nha sang Caribe hoặc Caribean.

3. Quảng cáo của Công ty Ford Motor

Ford Motor cũng gặp phải vấn đề tương tự khi mẫu xe Pinto của họ, một loại xe bán rất chạy ở Mỹ, lại chẳng tạo được ấn tượng nào ở đất nước Braxin nói tiếng Bồ Đào Nha. Nguyên do là Pinto là từ lóng để gọi “d ư ơ n g  v ậ t nhỏ bé”. Ford Motor đã phải bỏ tất cả những tấm biển đề tên cũ và thay bằng tên Corel, có nghĩa là con ngựa.

4. Quảng cáo của Công ty Schwepes

Một lỗi phiên dịch ở Italia đã khiến cho công ty Schwepes của Anh phải rất bối rối. Chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm Tonic Water của công ty này không hiểu tại sao lại được dịch thành Schwepes Toilet Water (nước vệ sinh Schwepes)

5. Quảng cáo của Công ty Kinki Nippon

Công ty du lịch Kinki Nippon, một công ty du lịch hàng đầu Nhật Bản thấy rằng văn phòng ở Anh và Mỹ của họ có quá nhiều những cuộc điện thoại của những kẻ quan tâm đến những tour du lịch s e x sau khi công ty tung ra một chiến dịch khuyến mãi ở hai nước này. Họ đã thất bại vì không nhận ra rằng “kinki” (phát âm thành kinky) mang ý nghĩa của hoạt động t ì n h d ụ c không bình thường theo tiếng Anh. Cuối cùng, Kinki đã phải đổi tên tại những nước nói tiếng Anh.

6. Quảng cáo của Công ty Coors

Công ty Coors tung ra câu khẩu hiệu “Hãy nới lỏng nó ra” (Turn it loose), bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng theo tiếng này nó lại được đọc là “Bị bệnh tiêu chảy”

7. Quảng cáo của Công ty khăn giấy Puffs

Công ty khăn giấy Puffs cố gắng đưa sản phẩm của họ vào thị trường châu Âu, nhưng họ nhận ra rằng “Puff” trong tiếng Đức là từ lóng để nói tới một nhà thổ.

8. Quảng cáo của Công ty Pepsi

Khi Pepsi bắt đầu tiếp thị sản phẩm của mình ở Đài Loan, khẩu hiệu “Pepsi đưa bạn trở lại cuộc sống” (Pepsi brings you back to life) được dịch nguyên văn sang thành “Pepsi đưa tổ tiên của bạn trở lại từ nấm mồ” – rõ ràng là một khẩu hiệu marketing không thể nào biện minh được.

9. Quảng cáo của Công ty Hunt– Wesson

Hunt – Wesson tung ra các sản phẩm hiệu Big John ở vùng nói tiếng Pháp tại Canada với tên gọi Gros Jos trước khi phát hiện ra rằng cụm từ đó theo tiếng lóng có nghĩa là “những bộ ngực lớn”.

10. Quảng cáo của Công ty Colgate Palmolive

Công ty Colgate Palmolive của Anh đã giới thiệu sản phẩm kem đánh răng ở Pháp với tên gọi là Cue. Nó đã bị cười nhạo và chối bỏ khắp nơi. Dường như từ đó cũng là tên của một tạp chí khiêu dâm khá tai tiếng và đã thành lập từ lâu – tạp chí Cue

Bài học rút ra:

Nếu quảng cáo của bạn xuất hiện ở nhiều nước khác nhau, chắc chắn bạn phải nội địa hóa quảng cáo theo thị trường của từng nước, từ câu chữ tới hình ảnh.

Nếu thấy bài viết thú vị hãy lưu lại hoặc chia sẻ bạn nhé!

Xem thêm:

Chủ đề chính: #lý_do_thất_bại

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn