Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

10 sai lầm mà những người thông minh thường mắc phải

Đăng 7 năm trước

Đừng tưởng người thông minh không bao giờ mắc lỗi. Ngược lại, họ còn mắc phải những sai lầm tai hại hơn nhiều.

Chỉ số IQ chỉ giúp bạn tiến về phía trước. Phần còn lại của thành công đó là tránh những bước đi sai lầm (xem ở phía dưới) và sau đó, đơn giản là thể hiện khả năng bản thân và bắt đầu hành động.

Thông minh không giúp bạn tránh khỏi những sai lầm ngớ ngẩn – những sai lầm mà có thể khiến cho việc kinh doanh của bạn lao xuống dốc.

Trong bài viết này, tôi sẽ mô tả 10 lỗi mà những người thông minh cần học cách phòng tránh nếu muốn thành công hơn nữa. 

1. Dành quá nhiều thời gian để nghĩ và không làm đủ nhiều

Lên kế hoạch và chuẩn bị là những yếu tố quan trọng của việc đạt được thành công, nhưng phần quan trọng hơn tất cả đó là hành động. Bạn không thể nghĩ cách tới thành công bất kể bạn có thông minh đến cỡ nào.

Ở một thời điểm nào đó, bạn cần phải sẵn sàng làm việc thật chăm chỉ và biến thành công thành hiện thực.

2. Chờ đợi để được lên chức danh mà không bắt tay vào làm công việc ở vị trí đó trước

Nếu muốn trở thành người lãnh đạo, bạn buộc phải bắt đầu tập lãnh đạo. Lãnh đạo không phải là một chức danh hay một vị trí; nó là hành động, sự ảnh hưởng và khả năng dẫn tới kết quả.

Trong suốt sự nghiệp của tôi, tôi đã nhìn thấy nhiều người chỉ chờ đợi để được đề xuất lên vị trí lãnh đạo trước khi họ bắt đầu làm lãnh đạo. Tuy nhiên, điều này giống như thể họ chờ để được chọn vào một đội bóng trước khi họ học đá bóng thật giỏi vậy. Đa phần điều này sẽ không xảy ra.

Hãy làm lãnh đạo trước đã và sau đó, vị trí đó sẽ thuộc về bạn. 

3. Quá phức tạp về mọi thứ

Chúng ta có xu hướng tự nhiên là phức tạp hóa mọi thứ và người càng thông minh thì tai họa này dường như càng tệ hơn. Nó gần như thể họ cần tạo ra những giải pháp phức tạp để chứng minh họ thực sự thông minh như thế nào.

Tuy nhiên, giống như Tony Robbins đã nói rằng: “Sự phức tạp là kẻ thù của việc thực thi”, và nếu chúng ta cản trở khả năng của mình để hành động thì khi đó chúng ta đã giới hạn các kết quả có thể đạt được. 

4. Coi nhẹ nỗ lực

Thiên tài 1% là bẩm sinh còn 99% là sự nỗ lực (phải đổ mồ hôi). Vấn đề là, thường bạn cần phải đổ mồ hôi đầu tiên chứ không phải giống như những câu chuyện thành công bạn nghe hoặc đọc được trên mặt báo.

Hãy nhớ rằng, lao đầu vào công việc và làm việc chăm chỉ, lẽ tất yếu, đó mới chính là “mẹ” của các phát minh. 

5. Không biết cách giao tiếp hiệu quả

Khi chúng ta giao tiếp, trách nhiệm của người gửi đi thông điệp là phải chắc chắn rằng nó đã được nhận và được hiểu. Chúng ta cần giải thích mọi thứ một cách rõ ràng và đơn giản. Khi chúng ta có thể hiểu, chúng ta mới có thể thực hiện.

Rất nhiều lần nhân viên của bạn rời khỏi văn phòng, nhận lấy một thông điệp từ bạn và sau đó, họ phải tự làm rõ điều đã nghe được và điều gì cần phải hoàn thành. Chỉ bởi vì chúng ta đủ thông minh để hiểu điều chúng ta đã nói không có nghĩa là người nhận được thông điệp hiểu hoàn toàn. Khi người thông minh mắc sai lầm này thì nó có thể dẫn tới thất bại cho cả hai. 

6. Từ bỏ khi gặp với thất bại

Thái độ quan trọng hơn năng lực. Thiếu một thái độ đúng, chúng ta sẽ từ bỏ rất nhanh, chúng ta chấp nhận thất bại như là điểm kết thúc.

Muốn thành công, bạn cần phát triển một thái độ toàn tâm toàn ý để cùng với năng lực sẽ giúp bạn trở thành một người quyết tâm, kiên định. Thất bại là không thể tránh khỏi: cách mà chúng ta đối mặt với nó mới quyết định việc chúng ta sẽ thành công như thế nào.

7. Không biết ủy quyền

“Sẽ nhanh hơn nếu tự tôi làm nó” là câu nói mà bạn thường nghe từ những người mà không biết cách ủy quyền cho người khác hoặc những người không thích làm vậy.

Tuy nhiên, khi bạn từ chối ủy quyền công việc thì bạn đã giới hạn các kết quả của cả nhóm vào kết quả mà một mình bạn có thể đạt được. Khi bạn ủy quyền, nó cho phép bạn gia tăng các kết quả một cách đáng kể. Đồng thời, nếu không thể ủy quyền, bạn trở thành người-không-thể-thiếu trong vai trò đó. Điều mà nghe có vẻ hay ho nhưng nó thực sự sẽ ngăn bạn không thể thăng tiến. 

8. Từ chối các phản hồi

Để cải thiện năng suất, chúng ta cần đón nhận các phản hồi. Nó cho phép chúng ta hiểu được điều gì đang hoạt động tốt và điều gì cần phải cải thiện hơn nữa. Thiếu các phản hồi, chúng ta có thể phát triển các thói quen xấu làm giảm cả năng suất lẫn hiệu quả. Đừng trở thành một người mà, chỉ bởi vì bạn thông minh, nghĩ rằng bạn biết tất cả.

Tất cả chúng ta đều có thể làm tốt hơn và để cải thiện, chúng ta cần các phản hồi. 

9. Chờ cho tới khi cảm thấy sẵn sàng 100% mới nắm lấy cơ hội

Sự hoàn hảo là kẻ thù của sự “đủ tốt”, và nếu chờ cho tới khi mọi thứ hoàn hảo thì khi đó, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được bất cứ thứ gì cả. 

Vâng, chúng ta có thể luôn chuẩn bị nhiều hơn một chút nhưng một trong những chìa khóa để thành công đó là bắt đầu. 

Những cơ hội tuyệt vời không xuất hiện mỗi ngày, và nếu chờ cho tới khi chúng ta cảm thấy sẵn sàng thì chúng ta có thể bỏ lỡ chúng. 

10. Đánh giá thấp giá trị của những người không thông minh

Chỉ bởi vì ai đó thiếu đi những năng lực đặc biệt không có nghĩa rằng họ nên bị lờ đi.

Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm là loại “hàng hóa” có giá trị hơn rất nhiều so với sự thông minh. Việc học hỏi từ sai lầm của bản thân là điều tuyệt vời nhưng cách thông minh hơn nhiều đó là học hỏi từ những sai lầm của những người khác. Nhờ đó, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tránh mắc phải chúng.


Theo Entrepreneur

Chủ đề chính: #thông_minh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn