Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

10 sự thật về những người có trực giác

Đăng 7 năm trước

Những người có khả năng trực giác hay linh cảm trước những điều có thể sẽ xảy ra rất đặc biệt.

Khả năng trực giác thật khó để định nghĩa, mặc dù nó đóng một vai trò lớn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Steven Jobs cho rằng: “Trực giác mạnh mẽ hơn rất nhiều so với trí tuệ”. Tuy nhiên, trên lý thuyết, tất cả chúng ta đều biết trực giác là gì.

Khá nhiều người đã và đang trải qua một cảm giác đặc biệt (gut feeling) rằng sự lập luận vô thức đẩy chúng ta làm thứ gì đó mà chẳng hề biết bằng cách nào và không thể nào giải thích nổi. Nhưng bản chất của trực giác đã vượt ra xa hiểu biết của chúng ta và truyền cảm hứng cho những nghiên cứu khoa học đáng giá cũng như băn khoăn trong lĩnh vực triết học và tâm lý trong nhiều thế kỷ. 

Trong một chia sẻ với tờ Huffington Post, tác giả của cuốn sách bán chạy “The Art of Intuition” (tạm dịch: Nghệ thuật của khả năng trực giác) đã chia sẻ rằng: “Tôi định nghĩa trực giác như một sự hiểu biết tinh tế mà không cần phải hiểu rõ tại sao bạn biết nó. Nó khác với sự suy nghĩ, khác với khả năng lập luận logic hay phân tích… Nó là biết mà như không biết ấy”.

Trực giác luôn ở đó cho dù chúng ta có nhận ra được sự tồn tại của nó hay không. Như chủ tòa soạn báo Huffington Post kiêm tổng biên tập Arianna Huffington từng viết trong cuốn sách của bà “Thrive” (Sự thịnh vượng):

Kể cả khi chúng ta không đứng trên ngã rẽ của cuộc đời, tự hỏi phải làm gì và cố gắng làm theo mách bảo của bản thân, trực giác của chúng ta luôn luôn ở đó, luôn luôn thấu hiểu và luôn luôn cố gắng để hướng chúng ta không đi sai đường. Thế nhưng liệu chúng ta có thể nghe nó? Chúng ta có đang chú ý đến nó? Liệu chúng ta có đang sống trong một cuộc sống mà ở đó, trực giác không có cơ hội phát được phát triển? Bồi dưỡng và nuôi dưỡng khả năng trực giác và sống một cuộc sống mà chúng ta có thể tận dụng từ khả năng trực giác là chiếc chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa thịnh vượng trong cuộc sống lẫn trong công việc.

Khoa học về nhận thức con người đang bắt đầu làm sáng tỏ về sức mạnh tiềm ẩn của con người nhưng đôi khi vẫn không thể giải thích được sự hiện diện của sự lập luận vô thức trong cuộc sống và suy nghĩ của chúng ta. Nó thường không được dựa trên một cơ sở khoa học nào bởi sự liên kết của nó với những người biết trước tương lai và những điều huyền bí, trực giác không chỉ đơn thuần là giác quan thứ 6 của chúng ta – kể cả quân đội Mỹ cũng đang nghiên cứu về sức mạnh của trực giác, điều đã giúp quân đội có thể đưa ra quyết định đúng đắn một cách nhanh chóng ngay cả trong trận chiến và điều đó đồng nghĩa với việc rất nhiều mạng sống được cứu.

“Có bằng chứng về những giai thoại đang được phát tán một cách nhanh chóng, cộng thêm những kết quả của những cuộc nghiên cứu có cơ sở, đưa ra giải thuyết rằng –  trực giác là một điểm nổi bật của loài người khi tương tác với môi trường xung quanh; và cuối cùng, chúng ta đưa ra nhiều quyết định đúng”, Ivy Estabrooke – trưởng dự án tại Trung Tâm Nghiên Cứu Hải Quân chia sẻ với Thời báo New York vào năm 2012.

Dưới đây là 10 điều có thể phân biệt ai là người có trực giác.

1. Họ lắng nghe lời mách bảo trong tâm trí mình

Burnham chia sẻ: “Rất dễ dàng để bỏ qua trực giác, nhưng nó lại là một món quà tuyệt vời mà không một ai nên từ chối”.

Điều lớn nhất có thể phân biệt với người có trực giác là họ biết nghe theo hơn là phủ nhận sự hướng dẫn của trực giác và cảm giác bản năng của họ.

Tất cả mọi người đều được kết nối với trực giác, nhưng có một số người không chú ý đến khả năng tiềm ẩn này. Tôi vẫn chưa gặp được một doanh nhân thành đạt nào mà không nói rằng: “Tôi không biết rõ tại sao tôi làm việc đó, nó chỉ là linh cảm”.

Để đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất chúng ta cần một sự cân bằng về trực giác – điều sẽ giúp chúng ta lấp khoảng trống giữa bản năng và lý luận – suy nghĩ dựa theo lý trí, theo Francis Cholle, tác giả cuốn Xác định trực giác. Tuy nhiên, những thành kiến văn hóa chống lại bản năng hay trực giác thường dẫn đến sự coi nhẹ linh cảm của chúng ta – tới sự tổn hại riêng của chúng ta.

“Chúng ta không nên bác bỏ luận điểm khoa học logic để đề cao trực giác”, Cholle chia sẻ. “Chúng ta chỉ cần biết tận dụng và sử dụng chúng một cách hài hòa, và vậy là chúng ta có thể tạo ra sự cân bằng. Với sự cân bằng này, chúng ta sẽ mang tất cả những ‘tài nguyên" sẵn có trong đầu để hành động”.

2. Họ dành nhiều thời gian cho sự yên tĩnh

Nếu bạn muốn "chạm" được vào trực giác của mình, khoảng thời gian một mình sẽ là cách hữu hiệu nhất. Những nơi yên tĩnh có thể giúp tăng khả năng sáng tạo, nó cũng giúp kết nối với sự khôn ngoan thông thái nằm tiềm ẩn trong chúng ta.

“Những người có trực giác thường mang trong mình phẩm chất của người hướng nội”, theo Burnham. Nhưng dù bạn là người sống nội tâm hay không, tạo ra không gian yên tĩnh có thể giúp bạn đưa ra những suy nghĩ kỹ càng hơn và kết nối tốt hơn với bản thân.

“Bạn cần phải có một ít sự tĩnh lặng và một chút yên tĩnh”, Burnham chia sẻ. “Bạn không thể nhận ra trực giác ở những nơi ồn ào náo nhiệt trong cuộc sống hằng ngày”.

3. Họ sáng tạo

Nhà nghiên cứu kiêm soạn giả Carla Woolf viết: “Sáng tạo được phát huy tối đa khi nó được thực hiện bằng trực giác”. Thực tế, những con người sáng tạo đều có trực giác rất cao, Burnham giải thích, và chỉ khi bạn trau dồi tính sáng tạo qua thực hành thì bạn mới có thể tăng trực giác của mình.

4. Họ luyện tập một cách rất chuyên tâm

Luôn ngẫm nghĩ và những thói quen làm việc chuyên tâm là một cách tuyệt vời để "chạm" vào khả năng trực giác. Như Search Inside Yourself Leadership Institute giải thích, “Sự chuyên tâm có thể giúp bạn loại bỏ những điều huyên thuyên, tăng sự chọn lựa của bạn thêm khách quan, làm tăng trực giác và cuối cùng là đưa ra quyết định tốt nhất”.

Sự chuyên tâm cũng kết nối bạn với khả năng trực giác bằng cách tăng kiến thức cá nhân. Một nghiên cứu vào năm 2013 được đăng trên tạp chí Perspectives on Psychological Science cho thấy sự chuyên tâm, định nghĩa là “chú ý tới trải nghiệm hiện tại của bản thân” có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn về bản thân. Và như Arianna Huffington lưu ý trong cuốn "Sự thịnh vượng", tăng trực giác, lòng trắc ẩn, sự sáng tạo và sự an tâm là những tác dụng hiệu quả nhất của việc ngẫm nghĩ.

5. Họ quan sát mọi thứ

“Việc đầu tiên cần làm là sự quan sát– giữ một vài tạp chí, và ghi chú lại khi những việc lặt vặt xảy ra”, Burnham chia sẻ. Bạn sẽ thu được một giác quan sắc bén cho sự trùng khớp ngẫu nhiên thường xuyên như thế nào, những sự kết nối đầy ngạc nhiên và những trực giác đúng đắn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của bạn – nói cách khác, bạn sẽ bắt đầu "gõ nhẹ" vào giác quan thứ 6 của mình.

6. Họ lắng nghe cơ thể của mình

Người có trực giác luôn học cách hòa hợp vào cơ thể và để ý đến "cảm giác bản năng" của họ.

Nếu từ trước đến giờ bạn cảm thấy đau bụng mỗi khi bạn biết một điều gì đó đang xảy ra không đúng nhưng không thể tìm ra đó là điều gì, bạn hiểu rằng trực giác có thể gây ra một tác động vật lý trong cơ thể. Bản năng của chúng ta được đánh thức là có lý do – nghiên cứu chỉ ra rằng sự xúc động và trực giác nằm ở "bộ não thứ hai" ở trong ruột.

7. Họ có kết nối sâu sắc với người khác

Đọc được suy nghĩ dường như là một điều gì đó chỉ có trong trí tưởng tượng và khoa học viễn tưởng, nhưng nó thực sự  là một điều gì đó chúng ta làm hằng ngày. Nó được gọi là sự đồng cảm đúng đắn, một định nghĩa trong tâm lý học mà nó có nghĩa là “khả năng kỳ diệu có thể đọc được suy nghĩ, cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của người khác”, theo tạp chí Psychology Today.

Marcia Reynolds viết trên tạp chí Psychology Today: “Khi bạn thấy một con nhện đang bò trên chân của một ai đó, và bạn cảm thấy rùng mình. Tương tự, khi bạn nhìn thấy một ai đó với tới một người bạn và họ bị đẩy đi, bộ não của bạn liền ghi vào trong tâm trí cảm giác bị hắt hủi. Khi bạn chứng kiến đội bóng yêu thích chiến thắng hoặc một đôi tình nhân nào đó ôm nhau trên màn hình tivi, bạn cảm thấy cảm xúc của họ như thể là bạn có mặt ở đó. Cảm xúc xã hội như tội lỗi, xấu hổ, tính tự cao, điều làm bối rối, sự kinh tởm và tính dâm đãng… tất cả đều có thể trải nghiệm thông qua người khác”.

Kết nối cảm xúc riêng của bạn, và dành thời gian nhìn nhận và lắng nghe người khác có thể giúp tăng cường sức mạnh đồng cảm của bạn, Reynolds chia sẻ.

8. Họ chú ý đến giấc mơ của mình

Burnham khuyên hãy chú ý đến giấc mơ của chúng ta như là cách giữ liên lạc với quá trình suy nghĩ vô ý thức trong tâm trí bạn. Cả giấc mơ và trực giác đều xuất hiện từ trạng thái vô ý thức, chính bởi vậy bạn có thể bắt đầu "xâm nhập" vào khả năng trực giác này bằng cách chú ý đến những giấc mơ của mình.

“Vào buổi tối, khi bạn đang mơ, bạn nhận được thông tin từ phần vô thức hay trực giác như là một phần của bộ não”, Burnham chia sẻ. “Nếu bạn hòa hợp với giấc mơ của mình, bạn có thể có được rất nhiều thông tin về cuộc đời của mình”.

9. Họ tận hưởng khoảnh khắc đau buồn

Một vài điều sau đây dễ hạn chế trực giác như: kinh doanh liên tục, làm nhiều việc một lúc, kết nối với thiết bị điện tử, căng thẳng và sự kiệt sức. Theo tờ Huffington Post, chúng ta luôn luôn có giác quan trực giác trong cuộc sống, chúng ta cho rằng những người tốt thường là “những người nịnh bợ và những người giả vờ” nhưng mỗi người không đủ tỉnh táo trước trực giác của chúng ta để thừa nhận sự khác nhau của cá nhân.

“Chúng ta luôn luôn cảm thấy sự ấm áp từ con tim và trực giác khi chúng xuất hiện”, Huffington viết trong cuốn Sự thịnh vượng. “Nhưng chúng ta thường rất ít khi để ý nó”.

10. Họ dễ dàng quên đi cảm giác bi quan

Cảm xúc mạnh như bi quan có thể che mờ đi trực giác của chúng ta. Chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc “không phải chính mình” khi bị rối loạn cảm xúc, và có thể bởi chúng ta đã mất kết nối với trực giác.

Burnham chia sẻ: “Khi bạn rất chán nản và thất vọng, bạn có thể nhận ra rằng trực giác của bạn không còn nữa. Khi bạn tức tối hoặc sống trong một cảm xúc dữ dội… trực giác (có thể) mất đi hoàn toàn".

Bằng chứng này không chỉ là một kết luận đơn thuần. Một nghiên cứu năm 2013 được xuất bản trên tạp chí Psychological Science cho biết cảm giác lạc quan làm tăng khả năng cho suy xét bằng trực giác trong một trò chơi ô chữ.

Điều đó không có nghĩa rằng những người trực giác không bao giờ biết bối rối, nhưng trực giác sẽ dẫn đường tốt hơn nếu bạn có khả năng chấp nhận hoàn toàn và bỏ qua cảm giác bi quan trong nhiều trường hợp, thay vì kìm nén hay "sống chung" với nó.


Theo The Huffington Post

Chủ đề chính: #trực_giác

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn