Dorothy Tran

10 tác hại của tin tức truyền thông

Đăng 8 năm trước

Tin tức truyền thông đôi khi có hại cho sức khỏe của chúng ta. Nó dẫn đến lo sợ và hung hăng, và cản trở sự sáng tạo và khả năng suy nghĩ sâu sắc của chúng ta.

Mô tả hình ảnh

Trong một bài viết hấp dẫn, trang The Guardian mới đây cho rằng thật ra chúng ta không nên đọc tin tức. Vì thực tế, có  một tấn lý do giải thích nghiện đọc tin tức là điều không tốt. 

Tin tức truyền thông đôi khi có hại cho sức khỏe của chúng ta. Nó dẫn đến lo sợ và hung hăng, và cản trở sự sáng tạo và khả năng suy nghĩ sâu sắc của chúng ta. Giải pháp? Ngừng tiếp thu nó quá độ.

Có 10 lý do tin tức truyền thông gây hại cho chúng ta:

1. Tin tức truyền thông có hại cho sức khỏe

Trong vài thập kỷ qua, những người may mắn trong số chúng ta đã nhận ra sự nguy hiểm đối với sức khỏe của việc dư thừa thức ăn (béo phì, tiểu đường) và đã bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống của chúng ta. Nhưng hầu hết chúng ta vẫn chưa hiểu rằng tin tức cũng giống như lượng đường đi vào cơ thể chúng ta. Tin tức thì rất dễ tiêu hóa. Các phương tiện truyền thông cung cấp cho chúng ta một ít dữ liệu về vấn đề tầm thường, miếng ngon của thứ gì đó mà không thực sự liên quan đến cuộc sống của chúng ta và không cần phải suy nghĩ. Đó là lý do tại sao chúng tai trải qua hầu hết mà không bị bão hòa. Không giống như đọc sách, bài viết tạp chí nội dung dài (thứ đòi hỏi tư duy), chúng ta có thể nuốt một lượng vô hạn tin tức nhanh, đó là những viên kẹo sáng màu cho tâm hồn. Rồi hôm nay, chúng ta đã đọc được nội dung tương tự liên quan đến thông tin mà chúng ta phải đối mặt với 20 năm trước đây liên quan đến thực phẩm. Và chúng ta đang bắt đầu nhận ra tin tức có thể độc hại như thế nào.

2. Tin tức truyền thông gây nhầm lẫn

Dẫn dụ chuyện sau đây (theo tác giả Nassim Taleb): Một chiếc xe chạy qua một cây cầu, và cầu bị sụp. Truyền thông sẽ tập trung vào vấn đề gì? Xe ô tô. Người trong xe. Nơi người đó đến. Nơi người đó dự định đi. Làm thế nào mà người đó trải qua vụ tai nạn (nếu người đó còn sống sót). Nhưng tất cả điều đó không có liên quan cả. Vậy cái gì mới liên quan? Chính là sự ổn định cấu trúc của cây cầu. Đó là nguy cơ tiềm ẩn đã được giấu đi, và có thể tiềm ẩn trong các cây cầu khác. Nhưng chiếc xe là hào nhoáng, nó ấn tượng, đó là một người (không trừu tượng), và đó là tin tức rẻ mạt để đưa tin. Tin tức dẫn chúng ta đi bộ loanh quanh với cái bản đồ có nguy cơ hoàn toàn sai lầm trong đầu chúng ta. Vì vậy, chủ nghĩa khủng bố đưa tin đánh giá cao. Căng thẳng mãn tính đưa tin đánh giá thấp. Sự sụp đổ của Lehman Brothers đưa tin đánh giá cao. Thiếu trách nhiệm tài chính đưa tin là đánh giá thấp. Phi hành gia đưa tin đánh giá cao. Y tá đưa tin đánh giá thấp.

Chúng ta không đủ lý trí để được tiếp xúc với báo chí. Xem một vụ tai nạn máy bay trên truyền hình sẽ thay đổi thái độ của chúng ta đối với rủi ro đó, bất kể khả năng thực sự của nó. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể cân bằng nó bằng sức mạnh chiêm nghiệm bên trong của riêng mình thì chúng ta đã sai. Ngân hàng và các nhà kinh tế học - những người có động lực mạnh mẽ cân bằng cho các tin tức truyền qua các mối nguy hiểm - đã chỉ ra rằng họ không thể. Giải pháp duy nhất: cắt mình ra khỏi việc tiếp nhận tin tức truyền thông hoàn toàn.


3. Tin tức truyền thông không liên quan

Trong số khoảng 10.000 câu chuyện tin tức chúng ta đã đọc trong 12 tháng qua, nêu lên một chuyện -  chuyện chúng ta có thể dùng nó - cho phép chúng ta thực hiện một quyết định tốt hơn về một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta hoặc doanh nghiệp của chúng ta. Vấn đề là: tiếp nhận tin tức không liên quan đến chúng ta. Nhưng mọi người thấy rất khó để nhận ra những gì có liên quan. Dễ dàng hơn để nhận ra những gì mới. Các liên quan so với điều mới là trận đánh cơ bản của thời đại hiện nay. Tổ chức truyền thông muốn chúng ta tin rằng tin tức cung cấp cho chúng ta một số lợi thế cạnh tranh. Chúng ta không yên tâm khi chúng ta cắt đứt nguồn thông tin. Trong thực tế, tiếp thu tin tức là một bất lợi cạnh tranh. Chúng ta tiếp thu tin tức càng ít, chúng ta càng có nhiều lợi thế.

4. Tin tức truyền thồng không có khả năng giải thích

Các mục tin tức là bong bóng nổ trên bề mặt của một thế giới sâu sắc hơn. Những sự kiện tích lũy được sẽ giúp chúng ta hiểu được thế giới? Đáng buồn thay, không phải vậy. Các mối quan hệ là ngược lại. Những chuyện quan trọng thì không có cốt truyện gì: chậm, chuyển động mạnh phát triển dưới radar của nhà báo nhưng có tác dụng biến đổi. Chúng ta càng tiếp nhận nhiều thông tin nhiễu, chúng ta càng hiểu ít hơn về một bức tranh vĩ đại. Nếu có nhiều thông tin dẫn đến thành công kinh tế cao hơn, chúng ta mong đợi các nhà báo sẽ ở trên đỉnh kim tự tháp. Nhưng thực tế đó lại không phải như vậy.

5. Tin tức truyền thông độc hại cho cơ thể

Nó tác động liên tục lên hệ thống viền (limbic system - cấu trúc não có liên quan trong các hành vi tình cảm và trí nhớ). Những chuyện dư luận xôn xao sẽ thúc đẩy việc phóng thích hóc-môn glucocorticoid (cortisol) (hóc- môn chuyển hóa chất đường ở tuyến thượng thận). Việc này làm giảm hệ thống miễn dịch của chúng ta và ức chế sự tiết ra hóc- môn tăng trưởng. Nói cách khác, cơ thể chúng ta thấy mình đang ở trong trạng thái căng thẳng mãn tính. Glucocorticoid mức cao gây tiêu hóa kém, thiếu hụt tăng trưởng (tế bào, tóc, xương), căng thẳng và nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng. Các tác dụng phụ khác bao gồm sợ hãi, hung hăng, mơ màng.

6. Tin tức truyền thông làm tăng lỗi nhận thức

Tin tức gây ra tất cả các lỗi nhận thức: thành kiến xác nhận. Theo lời của Warren Buffett: "Người ta đang làm tốt việc giải thích tất cả các thông tin mới để những kết luận trước đó của họ vẫn y như vậy" Tin tức làm lỗ hổng này thêm rộng ra. Chúng ta trở nên nghiêng về tự tin quá, chấp nhận lấy những rủi ro ngu ngốc và đánh giá sai lệch. Nó cũng làm trầm trọng thêm một lỗi nhận thức khác: thành kiến câu chuyện. Não của chúng ta thèm câu chuyện "có ý nghĩa" - ngay cả khi những câu chuyện đó không tương ứng với thực tế. Nhà báo nào đó viết, "Thị trường chuyển động vì X" hay "công ty đã bị phá sản vì Y" là một tên ngốc. Đây là một cách "giải thích" về thế giới rất rẻ tiền.

7. Tin tức truyền thông ức chế sự tư duy

Tư duy đòi hỏi sự tập trung. Tập trung đòi hỏi thời gian không bị gián đoạn. Những mẩu tin được thiết kế đặc biệt để làm phiền chúng ta. Chúng giống như virus ăn cắp sự chú ý cho các mục đích riêng của chúng. Tin tức làm cho chúng ta tư duy nông cạn hơn. Nhưng nó còn tồi tệ hơn thế; tin tức ảnh hưởng nghiêm đến trí nhớ. Có hai loại trí nhớ. Trí nhớ phạm vi lâu dài có khả gần như vô hạn, nhưng trí nhớ làm việc được giới hạn trong một số dữ liệu nhất định. Con đường từ trí nhớ ngắn hạn đến trí nhớ dài hạn là một nút thắt trong não, nhưng bất cứ điều gì chúng ta muốn hiểu phải đi qua nó. Nếu lối này bị phá vỡ, thì không có gì qua được. Bởi vì tin tức phá vỡ sự tập trung, nó làm suy yếu nhận thức. Tin tức trực tuyến thậm chí còn có tác động tồi tệ hơn. Trong một nghiên cứu năm 2001, hai học giả ở Canada cho thấy nhận thức giảm khi số lượng các đường liên kết trong một bài viết tăng. Tại sao? Bởi vì bất cứ khi nào một liên kết xuất hiện, bộ não của chúng ta thậm chí không nhấp chuột vào đường link thì cũng đã khiến chúng ta mất tập trung. Tin tức là một hệ thống gây gián đoạn sự tập trung.

8. Tin tức truyền thông hoạt động như một loại thuốc nghiện

Khi những câu chuyện tiến triển, chúng ta muốn chúng tiếp tục như thế nào. Với hàng trăm tình tiết tùy ý trong đầu chúng ta, sự mong đợi càng tăng lên, khó bỏ qua được. Các nhà khoa học từng nghĩ rằng các kết nối dày đặc hình thành giữa 100 tỉ nơron trong hộp sọ của chúng ta hầu hết được cố định thời gian khi chúng ta đến tuổi trưởng thành. Tế bào thần kinh thường xuyên phá vỡ các kết nối cũ và hình thành các kết nối mới. Chúng ta càng tiếp nhận tin tức càng nhiều, mạch thần kinh chúng ta càng thực hiện việc lướt và chứa nhiều thông tin trong khi bỏ qua việc dùng để đọc kỹ và suy nghĩ tập trung sâu sắc. Hầu hết người tiếp nhận tin tức - ngay cả khi họ đã từng là độc giả nghiền sách – cũng đã mất đi khả năng tiếp thu các bài báo nội dung dài hoặc sách dày trang. Sau khi đọc khoảng bốn, năm trang thì họ cảm thấy mệt mỏi, mất đi sự tập trung, họ trở nên bồn chồn. Đó không phải vì họ đã lớn tuổi hay kế hoạch năng nề hơn. Đó là bởi vì các cấu trúc vật lý của bộ não của họ đã thay đổi.

9. Tin tức truyền thông làm cho chúng ta thụ động

Chuyện tin tức đa phần là về những điều chúng ta không thể tác động. Sự lặp lại tin tức hàng ngày về những điều chúng ta không thể hành động theo làm cho chúng ta thụ động. Nó nghiền chúng ta xuống cho đến khi chúng ta chấp nhận một thế giới quan đó là bi quan, châm biếm và định mệnh. Thuật ngữ khoa học gọi là "học vô ích". Có thể tiếp thu tin tức, ít nhất là một phần, góp phần tăng sự phổ biến của bệnh trầm cảm.

10. Tin tức truyền thông giết chết sự sáng tạo

Cuối cùng, những điều chúng ta đã biết sẽ hạn chế sự sáng tạo của chúng ta. Đây là lý do mà các nhà toán học, nhà văn, nhà soạn nhạc và nhà doanh nghiệp thường cho ra đời các sản phẩm sáng tạo nhất của họ ở độ tuổi trẻ. Bộ não của họ được hưởng một không gian rộng rãi, không chứa đựng gì; giúp cho họ mạnh dạn theo đuổi những ý tưởng mới lạ. Thật khó để tìm thấy một bộ óc sáng tạo thật sự duy nhất mà  là một người nghiện tin tức - không phải là một nhà văn, không phải là một nhà soạn nhạc, nhà toán học, bác sĩ, nhà khoa học, nhạc sĩ, nhà thiết kế, kiến trúc sư hoặc họa sĩ. Mặt khác, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều bộ óc không sáng tạo là những người  tiếp thu tin tức giống như nghiện ma túy. Nếu chúng ta muốn chạy theo giải pháp cũ, hãy đọc tin tức. Nếu chúng ta đang tìm kiếm những giải pháp mới, thì không nên.

Xã hội cần báo chí - nhưng theo một cách khác nhau. Báo chí điều tra luôn luôn là có liên quan. Chúng ta cần báo cáo giữ trật tự tổ chức của chúng ta và phát hiện ra sự thật. Nhưng những kết quả quan trọng không phải trong các hình thức của tin tức. Bài báo nội dung dài và cuốn sách sâu sắc thì tốt quá.

Chúng ta thử cai nghiện tin tức khoảng một thời gian, xem chúng ta có bị gián đoạn ít hơn, ít lo âu, suy nghĩ sâu sắc hơn, nhiều thời gian hơn, hiểu biết nhiều hơn không?  Điều này không phải thật dễ dàng, nhưng rất có giá trị.

Chủ đề chính: #tin_tức

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn