Soraphie

10 thảm họa diệt vong có thể xảy ra trong tương lai

Đăng 6 năm trước

Liệu một trận động đất diện rộng có thể xảy ra và đe dọa sự sống của toàn cầu trong tương lai không?


Hình ảnh: Người dân chạy loạn khi các tòa nhà sụp đổ trong trận động đất ở thành phố Mexico. Liệu một trận động đất diện rộng có thể xảy ra và đe dọa sự sống của toàn cầu trong tương lai không?

"Ở trong thế giới mà...", đó là cái cách mà đoạn giới thiệu một bộ phim thảm họa sẽ bắt đầu, theo sau là hai phút giới thiệu phim với những cảnh quay chậm mọi thứ đang sụp đổ, nổ tung, đen tối cùng hình tượng của sự kết thúc. Tại sao lại không nhỉ, khi những mối hiểm họa có thể đến từ vũ trụ, sự cuồng nộ của thế lực thiên nhiên, hoặc chính từ kết quả do thói ngạo mạn của con người tạo ra. 

Nhưng một thảm họa thực sự thường không phải là sự kiện đơn lẻ được sinh ra từ những vấn đề đơn giản có thể giải quyết được. Sự chuẩn bị của xã hội và khả năng đối mặt sau thảm họa sẽ định nghĩa đó là một sự kiện tai nạn hay một thảm họa. Vắc xin, các đội phản ứng nhanh và hệ thống cảnh báo sớm sẽ định hướng nó là sự kiện tai nạn, trong khi nghèo đói, tham nhũng và sự thờ ơ sẽ làm con người trượt tới phía thảm họa.

Công nghệ hiện đại, khả năng kiểm soát sự sống và cái chết chưa từng có trong tiền lệ mà chúng ta đang sở hữu rất có thể sẽ dẫn tới những thảm họa diệt vong trong tương lai. Hãy cùng nhau nhìn vào 10 viễn cảnh thảm họa diệt vọng sau đây.

10. Quá trình chuyển hóa gen đi sai hướng

Hình ảnh: Nhà khoa học cầm ống nghiệm ADN được sử dụng để chỉnh sửa các tế bào

Hãy nhìn vào con đường dẫn đến sự lụi bại của loài người với trường hợp dễ thấy nhất, nền khoa học công nghệ từ khi có vũ khí hạt nhân: quá trình chuyển hóa gen.

Ngay từ khi bắt đầu, các nhà đạo đức học và tác giả khoa học viễn tưởng đều có nỗi sợ giống nhau đó là những tham vọng về gen di truyền sẽ vượt qua ngoài vùng an toàn của con người. Trước kia chúng ta từng yên tâm với những yếu tố như chi phí công nghệ cao, mối lo về nhân văn, hay sự tinh vi và khó đáp ứng với môi trường sống sẽ khiến điều đó khó xảy ra. Thì ngày nay những công nghệ mới xuất hiện như CRISPR-Cas9 và TALENs (công nghệ cho phép các nhà khoa học tạo ra những thay đổi trong ADN của tế bào) đã thay đổi hoàn toàn quá trình chuyển hóa gen, giống như từ việc con người chỉ có súng ngắn thô sơ thành sở hữu bom thông minh có hệ thống chỉ đường vậy. Quá trình này từng mất hàng năm và tốn không ít tiền, bây giờ chỉ cần một vài tuần và mấy nghìn đô la.

Công nghệ này cho phép chúng ta biến đổi hệ gen của lúa giúp lúa chống lại nấm, hoặc giúp muỗi tạo ra bộ gen chống bệnh sốt rét. Trong khi những phương pháp biến đổi gen cũ cuối cùng sẽ bị loại bỏ, thì những công nghệ mới này lại có khả năng thúc đẩy những gen "xấu tính", nó có thể buộc các cơ quan di truyền lại sự biến đổi này cho đời sau. Nói một cách đơn giản, giờ đây chúng ta có thể xóa sổ toàn bộ các loài sinh vật chỉ với một sai lầm. 

Vào tháng 4 năm 2015, một nhóm nhà khoa học người Trung Quốc miêu tả quá trình họ sử dụng CRISPR-Cas9 để chỉnh sửa lại phôi thai người đã ngừng phát triển. Các nhà khoa học đã phải yêu cầu dừng quá trình chỉnh sửa gen người ở giai đoạn quá sớm như vậy, rất nhiều tờ báo khác cũng từ chối xuất bản những nghiên cứu đó vì lý do đạo đức. Nhưng những tiêu chuẩn đạo đức về sinh học thường có xu hướng đi sau công nghệ, và ai dám nói trước được những tổ chức thiếu đạo đức khác sẽ có thể làm ra những chuyện gì? 

9. Đại dịch toàn cầu


Hình ảnh: Nạn nhân Ebola được khiêng đi ở Monrovia, Liberia năm 2015

Bạn còn nhớ dịch bệnh Ebola bộc phát năm 2014 đã dấy lên nỗi sợ hãi trên toàn thế giới với tốc độ lan truyền nhanh chóng như thế nào không, và loài người đã đối mặt như thế nào với căn bệnh này? Có lẽ không ai trong chúng ta có thể quên được. Ngay cả khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã tuyên bố vùng được loại trừ khỏi bệnh Ebola vào năm 2016 thì một trường hợp khác lại phát bệnh. 

Lịch sử cho thấy một trận đại dịch xảy ra có thể là chuyện tốt, ít nhất là đối với những người còn sống sót. Ngoài những ảnh hưởng xấu về mặt tâm lý, thì những dịch bệnh có thể tạo ra tương lai tốt hơn cho người lao động nghèo và giúp phục hồi hệ sinh thái, miễn là chúng không giết chết số lượng quá lớn dân số. Nhưng trong quá trình này, chúng có thể thay đổi sâu sắc đến cách xã hội hoạt động, như việc đánh thuế nền cơ sở hạ tầng sẽ vượt quá sức chịu đựng của người dân, và buộc họ phải dành thời gian nghỉ làm để chăm sóc gia đình.

Một dịch bệnh giết chết 80 đến 90 phần trăm số người sống trên trái đất có thể phá vỡ sự cân bằng, dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội và công nghệ. Chúng ta càng khám phá nhiều, làm thay đổi cảnh quan, sống gần hơn với tất cả các loài động vật, thì chúng ta sẽ càng gia tăng mối nguy cho loài người. 

Vậy thảm họa này có thể xảy ra ở mức nào? Thật sự không hề dễ để khẳng định được chính xác. Trong vòng mấy thế kỷ qua, trung bình cứ 10 tới 50 năm thì chúng ta lại phải trải qua một trận đại dịch. Gần đây nhất là đại dịch cúm toàn cầu H1N1 trong năm 2009 và 2010. Nghĩa là một đại dịch khác có thể xảy ra trong cuộc đời của các bạn. 

8. Đại phun trào cực quang


Hình ảnh: Đại phun trào cực quang có thể dẫn đến mất điện và chết đói trên diện rộng

Phun trào cực quang là hiện tượng nổ tung của tia plasma và vùng từ trường ra khỏi mặt trời. Nó khá tương tự với đại dịch ở chỗ đi theo vòng tuần hoàn nhưng đều đặn hơn, khoảng 11 năm một lần. Nó cũng gây ra những thiệt hại khác nhau với quy mô khủng khiếp.

Năm 1859, nhà thiên văn học nghiệp dư Richard Carrington quan sát thấy lóa mặt trời dự báo trước một cơn bão địa từ. Plasma từ trường bắn ra và đâm xuống Trái Đất tạo ra nguồn điện thế đủ để giúp truyền tín hiệu điện báo trong nhiều ngày. Từ đó, các nhà khoa học bắt đầu chú ý nhiều hơn tới các hiện tượng Carrington (bão năng lượng mặt trời) và mối liên kết của nó với phun trào cực quang.

Nhờ đó mà chúng ta đã rất may mắn khi có thể đánh lạc hướng liên kết vùng từ trường và giảm thiểu ảnh hưởng của một cơn phun trào cực quang vào năm 2003. Tuy nhiên nó vẫn tạo ra thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đô la khi làm nhiễu các chuyến bay, vệ tinh và hệ thống điện lưới. Vào tháng 7 năm 2012, một đợt phun trào cực quang khác suýt nữa đã tấn công Trái Đất. 

Trong trường hợp xấu nhất, một cơn đại phun trào cực quang có thể làm mất điện và tín hiệu vệ tinh GPS cả lục địa. Như vậy nghĩa là con người sẽ mất khả năng trao đổi buôn bán, không có nguồn máy lạnh, nhiên liệu, hay nước máy, thiệt hại sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đô cùng số thương vong không thể tính trước. Một số chuyên gia dự đoán một cách lạc quan rằng thời gian mất điện sẽ diễn ra chỉ trong vài tuần là nhiều nhất. Nhưng ý kiến trái ngược cho rằng nguồn điện tạo ra từ phun trào cực quang sẽ phá hủy toàn bộ máy biến thế. Trong trường hợp đó, nguy cơ sụp đổ xã hội và chết đói diện rộng hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. 

7. Cạn kiệt nguồn phốt pho


Hình ảnh: Tập đoàn hóa học Phốt Pho Yunna đào quặng phốt phát ở Trung Quốc, chủ yếu để sản xuất phân bón

Nói tới nạn chết đói diện rộng, bạn có biết về mặt lý thuyết thì hành tinh này có thể chứa được tối đa bao nhiêu người không? Câu trả lời là: chủ yếu dựa vào giới hạn của lượng bức xạ mặt trời có trên hành tinh, nhưng cũng có những giới hạn khác mà có thể con người sẽ vượt quá trước khi tiến đến giới hạn này.

Vào thế kỷ 18, nhà kinh tế học Thomas Malthus đã lo ngại rằng dân số sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với nguồn cung cấp lương thực. Nhiều học giả coi thường cảnh báo của ông, nhưng khi sắp chuyển sang thế kỷ 20, một cuộc khủng hoảng lương thực có nguy cơ diễn ra vì thiếu nitrat và amoniac. Các nhà hóa học người Đức Fritz Haber và Carl Bosch đã sáng chế ra quá trình cố định nitơ (nitrogen fixation) hay là cố định đạm, lấy khí nitơ từ không khí và chuyển thành phân bón.

Ngày nay một chất khác có nguy cơ cạn kiệt đó là phốt pho. Cơ thể chúng ta cần phốt pho để chuyển tải năng lượng, xây dựng tế bào và ADN. Nhưng nhu cầu của con người sẽ vượt quá nguồn cung cấp trong vòng 30 đến 40 năm tới. Sự thúc đẩy nhiên liệu sinh học sẽ chỉ làm cuộc khủng khoảng trở nên trầm trọng hơn.

Hiện nay, một lượng lớn phốt pho bị mất đi vào phân người và phân động vật. Phần lớn còn lại nằm ở rác thải hoặc bị trôi đi khi đất nông bị xối mòn. Tái chế lại những nguồn này và tìm một nguồn mới có thể giúp kéo dài thời gian, nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó, kể cả sự rộng lớn của Trái Đất.

6. Dòng nhiệt tỷ trọng ngừng hoạt động


Hình ảnh: Thay đổi khí hậu có thể làm ngăn dòng chảy toàn cầu và gây ra thảm họa khủng khiếp

Giống như hầu hết các cơ chế tự nhiên, hệ thống khí hậu toàn cầu cũng có một mức đàn hồi nhất định. Nếu vượt quá điểm đó, kết hợp với các nhân tố tự nhiên khác tác động, có thể sẽ tạo ra những phản ứng làm thay đổi khí hậu trong hàng thập kỷ hoặc thế kỷ tới.

Một viễn cảnh ác mộng sẽ xảy ra nếu sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm băng ở Bắc Cực tan chảy quá nhanh. Nước băng tan chảy sẽ tràn qua Bắc Đại Tây Dương, ngăn cản dòng chảy đóng vai trò sống còn đối với khí hậu toàn cầu, được gọi là dòng nhiệt tỷ trọng. Dòng nhiệt tỷ trọng chảy kết hợp ảnh hưởng của nhiệt độ và tỷ trọng, tạo ra chuyển động dòng nước giúp vận chuyển nhiệt xung quanh thế giới. Ví dụ, nước bề mặt Đại Tây Dương ấm lên ở gần Florida, và chảy theo hướng Đông Bắc về Châu Âu. Điều này giải thích một phần tại sao Luân Đôn lại có khí hậu ôn đới hải dương mặc dù nó có chung vĩ độ với Calgary, Canada và Kiev của Ucraina.

Nghiên cứu chỉ ra trong quá khứ dòng nhiệt tỷ trọng đã từng ngừng hoạt động, có thể do lượng nước khổng lồ chảy ra trong giai đoạn diễn ra kỷ băng hà. Chúng ta vẫn không rõ liệu sau này dòng nhiệt tỷ trọng có ngừng hoạt động nữa hay không, nhưng rất nhiều số liệu cho thấy dòng nhiệt tỷ trọng sẽ dần chậm lại. 

Tuy khó xảy ra nhưng nếu như hiệu ứng của tiểu kỷ băng này hà kết hợp với những đối trọng thay đổi khí hậu khác sẽ tương đương với một cơn địa chấn toàn cầu.

5. Siêu động đất Cascadia


Hình ảnh: Một người đang khảo sát mức tàn phá sau trận động đất và sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản

Văn hóa đại chúng thường dạy chúng ta rằng có thể một ngày nào đó khe nứt San Andreas đi qua California sẽ nhúng chìm tiểu bang vàng này xuống Thái Bình Dương (sẽ không đâu), nhưng ít nhất nó đã giúp chúng ta nhận thức được trận động đất mức độ 8.0 hoặc lớn hơn có thể xảy ra ở California trong tương lai, mang tên Big One. Tuy nhiên chúng ta không thể nói trước được liệu một trận động đất khác đe dọa các bang phía Tây nước Mỹ và Canada có tên siêu động đất Cascadia bao giờ sẽ xảy ra.

Ít nhất nhờ đó thì miền Nam California đã thiết lập những tòa nhà chống động đất cùng những chính sách để chuẩn bị cho thảm họa này. Ngược lại, đới hút chìm Cascadia kéo dài 1,000 mét thuộc mảng Juan de Fuca bị hút chìm bên dưới bề mặt Bắc Mỹ đang trong thời kỳ ngủ yên, khoảng thời gian này thừa sức cho người ta xây dựng lại thành phố ở nơi khác.

Để hình dung được trận siêu động đất diễn ra như thế nào, chúng ta cần xem xét sự kiện tương tự ảnh hưởng như thế nào lên khu vực thuộc phía đối diện của vành đai lửa ở Nhật Bản. Năm 2011, trận động đất 9.0 độ tên Tohoku kéo cơn sóng thần đến đã giết chết 18 nghìn người, làm sụp đổ Fukushima và gây ra thiệt hại hơn 200 tỷ đô. Tất cả đều diễn ra ở vùng đã được chuẩn bị cho thảm họa động đất, chỉ có điều là người ta không lường được quy mô động đất lại lớn đến như vậy.

Có 10 phần trăm khả năng một trận động đất và sóng thần sẽ xảy ra ở vùng tây Bắc Thái Bình Dương trong nửa thế kỷ sau. Dưới tình trạng nhận thức và chuẩn bị như hiện nay, thì thảm họa đó có thể phá hủy 5 bang chạy dọc bờ biển phía tây, giết chết hàng nghìn người, khiến cho hàng triệu người trở thành dân tỵ nạn và chết đói. Khả năng một trận động đất nữa với mức độ tàn phá ít hơn xảy ra trong cùng khoảng thời gian đó là 30 phần trăm. Dù sao đi nữa thì sẽ chỉ là vấn đề sớm muộn.

4. Một tiểu hành tinh đâm xuống trái đất


Hình ảnh: Năm 2013 một trận sao băng đã kéo sóng xung kích xuống khu vực Chelyabinsk, Nga làm hàng trăm người bị thương và phá hủy nhà máy kẽm

Vào 15 tháng 2 năm 2013, một trận sao băng kéo qua bầu trời Chelyabinsk, Nga và phát nổ ở trên bầu trời. Nó suýt trở thành một thảm họa khủng khiếp, vì chỉ cần một cú đâm xuống đất có thể giết chết mười nghìn người. Dù sao thì tai nạn này cũng chứng tỏ rằng trò chơi cò quay Nga của các tiểu hành tinh chưa biết bao giờ mới chấm dứt.

Vài giờ sau sự kiện này, một tảng đá trời lớn gấp ba lần sao băng ở Chelyabinsk len qua không gian giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo. Nếu tảng đá trời này đâm xuống thành phố có dân số đông đúc như New York, nó sẽ lập tức phá hủy trung tâm thành phố, thổi bay những tòa nhà chọc trời và tạo ra những cơn mưa sao băng trong hàng giờ liền. Số người thương vong có thể lên tới hàng triệu người.

Tất nhiên là nước biển bao phủ 71 phần trăm bề mặt Trái Đất trong khi những vùng đất liền lại phân bổ rải rác. Nên khả năng một tảng đá trời lớn đâm xuống Trái Đất là rất khó xảy ra, nhưng vẫn có khả năng nhỏ nó sẽ lao vào vùng đông dân. Dù sao thì một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh có thể sẽ đâm xuống Trái Đất một ngày nào đó, có khi còn sớm hơn chúng ta nghĩ. 

Một tiểu hành tinh tên Apophis có kích cỡ lớn bằng một tòa nhà chung cư dự kiến sẽ lướt qua bầu khí quyển của chúng ta vào năm 2029, và có thể sẽ đâm thẳng xuống Trái Đất trên cuộc hành trình quay trở lại vào năm 2036. 

Các nhà thiên văn học cho rằng nó sẽ không xảy ra, nhưng nếu nó xảy ra thật thì tiểu hành tinh này sẽ mang sức công phá tương đương một quả bom nguyên tử với sức nổ 300 triệu tấn. Đó là chưa kể đến nó sẽ sinh ra lửa, phá hoại năng lượng mặt trời và gây ra nạn đói.

3. Sụp đổ nền kinh tế toàn cầu


Hình ảnh: Người chống đối đốt cháy bản phô tô của đồng Euro ở Hy Lạp năm 2011

Trong khi các chuyên gia và nhà chính trị học thích thú việc đưa ra cảnh sụp đổ của nền kinh tế để tăng cường sự ủng hộ của cử tri, thì các nhà kinh tế không đồng tình với khả năng xảy ra sự sụp đổ này. Đây là một vấn đề tế nhị, một phần bởi vì các dự đoán có thể bóp méo chính cái hệ thống mà họ đang miêu tả, phần khác bởi vì sự sụp đổ diễn ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự trì trệ sâu sắc và lâu dài của nền kinh tế cho đến sự lạm phát chóng vánh. Thực vậy, các nhà kinh tế học hiện vẫn đang gắng sức bóc tách nguyên nhân của những lần sụp đổ đã xảy ra trong quá khứ.

Khi nhìn vào cái cách Trung Quốc chống đỡ cho thị trường chứng khoán bị suy yếu và cách Liên Minh Châu Âu thiết lập ra những chính sách kinh tế làm sao cho phù hợp với nhu cầu của các nước thành viên, thì tất cả những gì chúng ta có thể thấy là những chỉ số đều dường như vô cùng phức tạp. Cho dù chúng ta đang xem xét tới sự hồi phục của nền tài chính, sự bấp bênh của thị trường việc làm hay căng thẳng về thiếu lương thực và nguồn nước sạch, thì vấn đề nào cũng sẽ chỉ tồi tệ hơn dưới tác động của sự thay đổi khí hậu toàn cầu hoặc cạn kiệt nguồn năng lượng.

Sau cùng thì nó là bản chất của nền kinh tế chính trị: rủi ro và thiếu chắc chắn.

Trong khi đó, các chính sách kinh tế của Trung Quốc bao gồm việc nghiện vay nợ có thể làm rung chuyển nền kinh tế thế giới. Ở quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản đã dấy lên cuộc chiến tranh tiền tệ bằng cách xuất khẩu sự giảm phát. Một lần nữa, Nhật bản có thể gạt vấn đề này sang một bên bằng cách dẫn dắt thế giới vào việc chế tạo người máy giúp cách mạng hóa cuộc sống của con người, hoặc có thể là tạo ra sự kết thúc.

2. Singularity: Sự biến dị


Hình ảnh: Liệu trí thông minh nhân tạo có thể xâm chiếm và kết thúc xã hội như chúng ta nghĩ hay không? 

Có người nói thế giới sẽ chấm dứt trong tro tàn của lửa, có người lại nói trong băng giá; người khác lại cho rằng thế giới sẽ kết thúc bởi siêu trí tuệ tự hoàn thiện được tạo ra bởi sự ngạo mạn của con người.

Dĩ nhiên là chúng ta không ngu ngốc tới mức tạo ra một con quái vật như của Frankenstein mà không có một phương án dự phòng. Nhưng bạn có biết điều gì mới dễ xảy ra không? Đó là một vài tên hacker hoặc nhà tư bản công nghiệp chạy theo doanh thu, sự cạnh tranh hoặc mê tín sẽ ngày ngày cặm cụi nghiên cứu cho đến bao giờ họ tạo ra được trí thông minh nhân tạo hoặc phiên bản kỳ dị nào đó của nó.

Một xã hội chưa được chuẩn bị cho sự thay đổi lao động trên quy mô lớn cùng tình trạng thất nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ rối loạn tài chính và xã hội. Nếu như xã hội ấy tồn tại được, thì hàng triệu người sẽ đối mặt với khủng khoảng sống còn, có thể dưới dạng không còn mục đích sống, hoặc lao dốc tới bờ vực của sự điêu tàn và tan rã.

Người lạc quan khẳng định rằng những vấn đề đó sẽ tự nó hiệu chỉnh, còn nhà kinh tế học lại cho rằng khoa học công nghệ sẽ tạo ra nhiều công việc hơn. Nhưng cho dù chúng ta có bỏ qua nguy cơ máy móc siêu thông minh trỗi dậy, tự hoàn thiện và định đoạt liệu có nên hủy diệt loài người hay không, thì chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với một trong những thời khắc chuyển đổi lớn nhất trong lịch sử xã hội và tâm lý học. Bởi vì dù kết quả thế nào, thì chúng ta vẫn chưa được chuẩn bị cho sự thay đổi đó, chỉ riêng việc này thôi đã là một thảm họa rồi.

1. Chiến tranh thế giới thứ 3


Hình ảnh: Những người lính Ấn Độ chuẩn bị nổ súng

Có lẽ chúng ta không thể tưởng tượng được một thảm họa nào có thể khủng khiếp hơn chiến tranh thế giới với các vũ khí hạt nhân, vũ khí tấn công mạng và vũ khí sinh học. Đây là ý tưởng chưa được cân nhắc một cách nghiêm túc từ thời Chiến Tranh Lạnh. Nhưng khi Diễn Đàn Kinh Tế Thế giới hỏi các chuyên gia trong các ngành khác nhau về viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra trong 10 năm tới, hãy đoán xem họ trả lời là gì?

Các nguyên nhân liên quan mật thiết bao gồm: sự thiếu đảm bảo về thức ăn và nước uống, thay đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, các dịch bệnh, và sự bất ổn xã hội sâu sắc. Ngoài ra còn có chủ nghĩa dân tộc dâng cao, tuyên bố chủ quyền không rõ ràng của chính quyền các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, khủng bố và các nhóm quốc gia đòi độc lập.

Tất nhiên người ta có thể phản biện rằng sự liên kết toàn cầu của chúng ta sẽ ngăn cản được bất cứ xung đột quy mô lớn nào; nhưng chúng ta sẽ mất nhiều hơn là được. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ và ngân hàng Trung-Mỹ có sự gắn kết kinh tế với nhau chặt chẽ tới mức nhiều người còn gọi đây là Sự Đảm Bảo Phá Hủy Kinh Tế Lẫn Nhau. 

Những thế lực rối rắm từng khiến cho Chiến Tranh Thế Giới lần thứ 1 thành thảm họa khủng khiếp có rất nhiều điểm chung. Họ không phải đối mặt với viễn cảnh hủy diệt hạt nhân. Họ cũng không có khả năng tiếp cận với trí tuệ vệ tinh và phương tiện liên lạc nhanh chóng, những thứ giúp hạn chế sự hiểu lầm lẫn nhau. Cho nên nếu như cân nhắc kỹ thì khả năng nổ ra Chiến Tranh Thế Giới thứ 3 sẽ rất khó xảy ra, tuy nhiên cũng không hẳn là không thể. Nhưng tại sao điều này vẫn không thể khiến chúng ta thấy khá hơn?

Nói chung dù về mặt xã hội hay sinh thái học, các chuyên gia nhận thấy hiện nay ngày càng có nhiều mối nguy có thể diễn ra ở mức độ lớn hơn rất nhiều so với khả năng ứng phó của chúng ta. Ở trong một thế giới định hình bởi sự liên kết không ngừng như ngày nay thì những thảm họa về kinh tế, chính trị, sinh thái và bệnh dịch rất khó có thể hạn chế về mặt địa lý. Chính toàn cầu hóa và truyền thông đại chúng đã giúp chuyển đổi thế giới cũng sẽ rất dễ sụp đổ nếu như chúng ta không cẩn thận, ngay cả khi chúng ta cẩn thận thì nguy cơ này cũng đã rất lớn rồi.

Chủ đề chính: #thảm_họa_diệt_vong

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn