Hai Le Là thành viên ban Truyền thông màng content của JSClub. Yêu thích ngoại ngữ, viết lách, chụp ảnh và lập trình. Chuyên dịch các bài viết hữu ích của nước ngoài hoặc review sản phẩm công nghệ.
Sinh viên tại Đại học FPT

10 tips cho một bức ảnh ẩm thực ngon và đẹp mắt.

Đăng 2 năm trước
10 tips cho một bức ảnh ẩm thực ngon và đẹp mắt.

Hãy sử dụng những tip sau và tạo nên những bức ảnh ẩm thực ngon mắt nhất

Chụp ảnh ẩm thực đã có được cho mình một luồng gió mới trong những năm gần đây. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đã khiến cho nhiếp ảnh đồ ăn trờ thành một thể loại phổ biển nhất trong các loại hình nghệ thuật, khiến cho việc nấu ăn (thậm chí việc ăn) chỉ là thứ yếu.

Với tình trạng cách ly như hiện tại thì việc mà chụp ảnh đồ ăn lại càng là một lựa chọn hấp dẫn hơn với các nhiếp ảnh gia đang không biết phải làm gì khi không được đi ra ngoài. Chỉ bộ máy ảnh của bạn và bề mặt nhà bếp, bạn có thể tạo nên một bức ảnh "ngon miệng".

Khi mà các định luật chung đều khá là giống nhau với chụp đời sống tĩnh và chụp sản phẩm, thì chụp ảnh đồ ăn vẫn có rất nhiều những "cạm bẫy" của chính nó. Dù như nào, bạn cũng sẽ cần một nền tảng lý thuyết và kỹ thuật- và dĩ nhiên là "có làm thì mới có ăn" - luyện tập! Cũng là việc bạn nấu món ăn mà bạn yêu thích, để mọi thứ hoàn hảo sẽ đòi hỏi bạn rất nhiều công sức.

Để dẫn lối cho bạn đi đúng hướng khi sáng tạo các bức ảnh ẩm thực, chúng ta sẽ đi vào bếp cùng với nhiếp ảnh gia ẩm thực chuyên nghiệp Ewen Bell để minh họa những điều cần thiết và các chìa khóa để cho ra những bức ảnh tuyệt vời cho đôi mắt cũng như là dạ dày...

1. Hãy làm việc với nguồn sáng tốt

Một trong các sai lầm phổ biến là bạn cố gắng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng không tốt hoặc rất tồi. Máy ảnh của bạn chỉ thấy ánh sáng, không phải chủ thể, khi mà chủ thể ấy vô cùng ngon miệng!

Chụp ảnh đồ ăn luôn luôn bắt đầu với ánh sáng. Ánh sáng lý tưởng sẽ là dịu nhẹ, nhiều và có góc cạnh. Bạn muốn các nhiều sáng để chơi đùa, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn ánh nắng chiếu trực tiếp vào khung cảnh. Nó quá gắt và quá tương phản. Chiếc bàn hoàn hảo nhất trong nhà hàng là ở cửa sổ, với ánh sáng bên ngoài đi vào được lọc qua kính cửa sổ.

Khung cảnh này biến khung cửa sổ của bạn thành một "softbox", lấp đầy chiếc bàn ăn bằng ánh sáng hữu dụng cho nhiều góc chụp. Điểm bắt đầu nên là một góc băng qua nguồn sáng. Góc này sẽ cho bạn một sự tương phản tốt để làm rõ các chi tiết trong ảnh, và làm màu sắc sống động hơn. Bạn không cần phải che lấp phía đối diện với bounce board hoặc là đèn flash bổ sung, vì bạn có thể làm sáng các vùng bị thiếu sáng khi mà bạn hậu kì với file raw - thông thường như thế sẽ nhanh hơn và chính xác hơn điều chỉnh là cố gắng hoàn hảo ngay trong máy ảnh.

Rồi khi bạn thay đổi góc chụp, bạn sẽ tạo các chất lượng ánh sáng khác nhau cho khung cảnh. Khi bạn càng tiến gần đến nguồn sáng thì bức ảnh của bạn sẽ càng tương phản và thêm kịch tính. Sự giàu có về màu sắc sẽ giảm bớt, những vùng đen sẽ bị làm cho cứng nhắc và có những vùng sẽ bị "thổi bay" khỏi bức ảnh luôn, và điều đó có thể chấp nhận với tùy mục đích.

Một cách khác, khi bạn thay đổi góc độ sao mà ánh sáng ra sau bạn một chút, khung cảnh sẽ được lấp đầy và độ tương phản sẽ mờ dần đi. Bằng cách kiểm soát góc chụp của bạn theo cửa sổ, bạn sẽ kiểm soát cả độ tương phản với màu sắc - kể cả khi ánh sáng rất là "soft".

Thực sự là không quan trọng là món ăn của bạn đẹp như nào khi mà ánh sáng không hòa hợp - món ăn đẹp với ánh sáng tồi sẽ tạo nên một bức ảnh tồi. Ngược lại, với ánh sáng hoàn hảo, hầu như mọi thứ đều tạo nên sự mời gọi.

2. Chỉnh sửa bức ảnh

Điều chỉnh file ảnh RAW của bạn cũng vô cùng quan trọng như là khi chụp vậy. Những màu sắc tự nhiên nhất thường là kết quả của sự điều chỉnh từ tốn ở phần bão hòa (saturation), thậm chị là kéo về một chút ít; nếu bạn đang có vấn đề trong việc cân bằng màu sắc thì rất có thể thanh trượt độ bão hòa của bạn đang hơi cao.

Ở một ánh sáng rất phẳng, bạn sẽ cần phải tăng thêm phần độ tương phản để tạo độ rắn ở phần góc - tăng thêm ở các phần tối trong histogram sẽ giúp cho việc giữ lại được màu sắc trong ảnh.

Ngoài ra, các chi tiết tối (shadow) có thể được nâng lên để cân bằng cảnh. Đảm bảo là các điều chỉnh đều có chọn lọc để thêm độ phơi sáng hoặc thêm các chi tiết vùng tối nếu các chi tiết quan trọng bị mất trong bóng râm (shade).

3. Căn nhắc đến đèn Flash

Vấn đề khi chụp ảnh với ánh sáng tự nhiên là không phải lúc trông cũng tự nhiên như mình muốn. Các lớp màu có thể bị cây cối che chắn, những nguồn sáng khác làm cho căn phòng có các đốm màu, và sự di chuyển của các đám mây sẽ gây ra thay đổi kha khá về nhiệt độ màu và độ tương phản.

Bạn sẽ không bao giờ có được một nguồn sáng trắng sạch sẽ trừ phi bạn tự đem theo chính mình. Các dụng cụ về đèn flash sẽ mang cho bạn sự nhất quán cho việc chụp và giảm công sức hậu kỳ. Một chiếc đèn nhấp nháy đáng tin cậy sẽ cung cấp màu sắc và lượng ánh sáng chính xác từ khung hình này sang khung hình khác. Nếu bạn đang chụp một chủ đề trong nhiều ngày và bạn cần các khung hình phải có sự nhất quán thì đèn Flash của studio là nên có.

Ngoài những lợi ích vô cùng thực tiễn và đáng tin cậy, khi bạn có trong tay kỹ năng về đèn flash, bạn có thể thoải mái tập trung và sự sáng tạo của mình. Quy mô ở đây rất là quan trọng. Cũng như là chúng ta rất ưu chuộng những ánh sáng góc cạnh dồi dào, dịu nhẹ ở bên cửa sổ của một nhà hàng, chúng ta cố gắng để đạt được kết quả như trong studio.

Một chiếc softbox lớn là cần có, và phải được cấp một nguồn sáng đủ tốt. Đèn flash 100W là quá đủ để chụp ảnh trên bàn và tạo nên những khoảng khắc đầy cảm hứng trong đó.

Những chiếc đèn Flash chạy bằng pin cũng rất được được việc, nhưng sẽ dần dần cạn kiệt pin, và ngồi đợi để sạc đầy là vô cùng lâu. Với mức giá tương tự, bạn có thể mua bộ công cụ monoblock với bộ cắm trực tiếp vào ổ điện; chỉ cần bạn cắm vào một nguồn điện nào đó, bật lên là bạn có thể sử dụng.

Một nguồn sáng tin cậy là điều cần thiết, và việc định hình áng sáng cũng như vậy, Các softbox để phục vụ cho việc chụp đồ ăn phải rất lớn và cung cấp khả năng khuếch tán bên trong tốt. Bạn cần phải đặt softbox càng gần khung cảnh càng tốt, để giữ cho ánh sáng được khuếch tán hoàn hảo.

Nếu như các hộp tạo hình ánh sáng của bạn không đủ mềm mại và quá nhiều tương phản truyền qua khung cảnh, đơn giản bạn hãy thêm một màn hình khuếch tán bổ sung giữa đồ ăn và chiếc đèn flash.

4. Stop motion

Nguồn sáng nhất quán từ bộ đèn flash của studio là hoàn hảo cho việc làm các clip stop-motion ngắn về quá trình chuẩn bị hoặc trình bày một món ăn.

Giữ máy ảnh của bạn ở trên chiếc tri pod, và khóa lấy nét và phơi sáng - những thiết lập luôn phải như nhau trong mọi khung hình. Thực hiện các điều chình nhỏ giữa các khung hình để tạo nên sự chuyển đông.

Xử lý các tệp ảnh RAW để hoàn thiện trước khi xuất chúng thành các bức ảnh riêng biệt rồi đưa các bức ảnh ấy vào bất cứ phần mềm chỉnh sửa video để tạo thành một video bằng cách làm mượt các cảnh chuyển ảnh.

5. Tất cả các phép màu đều là ở 50mm

Góc nhìn đến từ tiêu cự 50 là "điểm ngọt" cho chụp ảnh tĩnh, bao gồm cả đồ ăn. Khi tiêu cự của bạn trở nên rộng hơn, ví dụ như là 35 mm, bạn sẽ bắt đầu có chút vấn đề về góc nhìn, và càng rộng thì bạn lại phải đi gần vào vật thể, có thể sẽ gây phóng đại quá nhìn cho góc nhìn. Nó còn gây khó khăn cho việc kiểm soát phần hậu cảnh với len góc rộng; bạn không muốn lúc nào muốn toàn bộ căn phòng trong bức ảnh.

Thu hẹp vùng nhìn với ống tele cũng có thể là một vấn đề. Với tiêu cự dài như 100mm, sẽ khiến khung cảnh bị nén lại - bạn sẽ mất đi cảm giác về độ sâu, và bố cục của bạn sẽ rất "phẳng". Các ống kính dài cũng tạo nên vấn đề khi bạn làm việc ở không gian hạn chế, vì bạn bạn có thể sẽ không đủ chỗ để lùi lại để chụp.

Mọi thứ sẽ phù hợp nhất khi mà bạn bắt đầu với 50mm. Nếu như bạn chụp bằng một chiếc máy full - frame thì lợi ích khác của 50 mm là có rất nhiều ống prine giá hạt dẻ ở trên thị trường.

Ở khẩu độ f/2 là hợp lý nhất, và bạn có thể sử dụng 24 - 70 mm f/2.8, nhưng sau đó bạn sẽ không tận hưởng được toàn bộ hiệu ứng như  chiếc ống prime với khẩu độ f/2 và bạn sẽ có thể phải đối mặt với một chiếc ống cồng kềnh mà có thể sẽ cản trở khả năng sáng tạo của bạn.

Ống kính tương đương cho chiếc máy ảnh có cảm biến APS-C là 35mm f/1.4, hoặc với cảm biến M4/3 thì sẽ là 25mm f/1.4. Cảm biến của bạn càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh sẽ càng nhiều hơn, thế nên bạn sẽ muốn thử nghiệm với f/1.4 luôn thay vì f/2 với các thân máy nhỏ. Sự khác nhau về phần bokeh giữa f/2 và f/2.8 là vô cùng lớn, và càng lớn hơn khi so với f/4.

Chụp với độ sâu ảnh nông là để đưa người xem tập trung vào một yếu tố trong bức hình và mức độ làm mờ các vùng còn lại là điều cần thiết cho bố cục của bạn.

Độ sâu trường ảnh của bạn cũng mở rộng khi bạn lùi lại từ chủ thể, vì thế, với các cảnh chụp càng lớn ở 50mm thì bạn càng phải giảm f-stop để đạt được mức độ mờ mong muốn.

Chụp ở f/4 cũng rất là ấn tượng khi mà khung hình của bạn có kích thước chỉ bằng một tách trà, nhưng nó lại không ảnh hưởng gì khi bạn lùi lại để bạn chụp toàn cảnh ở bàn ăn.

6. Chú ý đến quy mô

Chúng ta khi có ống kính trong tay thường sẽ có xu hướng tiếp tục hướng vào bên trong, cố gắng thắt chặt bố cục bằng cách cắt bỏ những thứ mà ta không muốn có trong hình, Đây là một quá trình giảm thiểu . Chúng ta cuối cùng lại chỉ được một bố cục đơn sơ, mà không biết chúng ta đã làm sai điều gì.

Mẹo để xawy dựng nên một bố cục phong phú và chi tiết hơn với tĩnh vật và đồ ăn là lùi lại và đưa vào khung hình nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Đó không chỉ là vấn đề của một ống kính khác, mà là còn của một góc nhìn khác; Nghĩ lớn hơn sẽ tốt hơn. Chúng ta bị ám ảnh bởi những gì có trên đĩa ăn mà không nhận ra rằng có khung cảnh lớn hơn.

Khi bạn lùi lại một chút, bạn sẽ thấy mình đang chụp cả bàn ăn, không chỉ là một chiếc đĩa. Bây giờ bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho bố cục của bạn. Lùi lại mổ chút nữa là bạn có cả nhà hàng , không chỉ chiếc bàn thôi. Ở mỗi quy mô, bạn sẽ có các tùy chọn bố cục khác nhau.

Lùi lại cho phép bạn đặt món ăn vào một bối cảnh lớn hơn, có thêm không gian để tạo cảm giác. Khi bạn làm việc trong studio, một sai lầm phổ biến là bạn để quy mô nhỏ. Giới hạn bản thân trong một phần của một chiếc ghế dài, hoặc là một mảnh ván ép nhỏ để lâu khiến nó bị phong hóa, là đang giới hạn khả năng sáng tạo của bạn.

Để cho ra được một kết quả lớn, bạn cũng phải nghĩ "ra khỏi lối mòn". Mở rộng quy mô vùng chụp cho phép bạn tạo chỗ cho nhiều món ăn. Một đĩa đồ ăn cung cấp ít lựa chọn sáng tạo hơn nhiều so với hai hoặc ba đĩa.

Với nhiều món ăn trên bàn hoặc trên băng ghế studio, bạn có thể tạo ra tiềm năng các kiểu bố cục nhiều lớp. Khi bạn di chuyển xung quanh, bạn sẽ thấy các bức hình trong khung cảnh và những món ăn đó mang lại cho bạn những khoảng khắc đầy cảm hứng.

7. Thêm một chút hành động vào

Đồ ăn khi chụp không nhất thiết phải cứng nhắc. Đưa thêm một chút chuyển động vào khung cảnh, và thổi hồn cho nó. Việc ghi lại các chuyển động trong bức hình sẽ tạo nên một bố cục ảnh hay ho hơn như là đổ chất lỏng, hơi nước bốc lên thì món ăn hay là rắc muối lên đĩa.

Ngoài ra, việc chuẩn bị thức ăn và những người chuẩn bị đều là những những yếu tố tuyệt vời để đưa vào một bộ ảnh. Lộn xộn là phép màu; cảm giác hỗn loạn trong nhà bếp hoặc những khoảng khắc làm việc với những nguyên liệu trên bàn làm việc làm tăng sự hứng thụ cho bức hình.

8. Thiết kế bức hình

Việc xây dựng một bố cục thú vị đòi hỏi một loạt các phương pháp tiếp cận, vơi thiết kế đồ ăn là một chuyện còn ảnh phóng sự là một chuyện khác. Bạn có thể tạo một khung cảnh chính xác mà bạn muốn từ đầu bằng cách sử dụng công đạo cụ, hoặc là bạn có thể tìm kiếm một khoảng khắc trong khung cảnh đã tồn tai trước đó; kết quả tốt nhất là khi kết hợp cả hai.

Tạo kiểu là một kỹ năng chuyên dụng - trong các buổi chụp quảng cáo, những người tạo kiểu thực sự có thể kiếm nhiều hơn cả nhiếp ảnh gia. Các nhà thiết kế cung cấp đạo cụ và ý tưởng của họ, và thông thường, tầm nhìn tổng thể của buổi chụp là họ nắm rõ nhất.

Các nhiếp ảnh gia sẽ dẫn đầu, điều khiển ánh sáng để đảm bảo bức ảnh được hoàn thiện một cách kĩ thuật

Với tư cách của một nhiếp ảnh gia, được làm việc với một nhà tạo mẫu giỏi là một điều hạnh phúc, vì họ mang đến rất nguồn sáng tạo phong phú. Với việc nhà tạo mẫu chuẩn bị bối cảnh, bạn có thể dành toàn bộ sự tập trung vào nhiệm vụ tìm bố cục hợp lý - để một người đảm nhiệm cả hai công việc có thể sẽ là hơi nhiều, vì não bộ của bạn sẽ phải nhảy qua nhảy lại khiến cho bạn không thấy hài lòng với kết quả bạn mong muốn.

Khi bạn chụp tại một địa điểm, điều quan trọng là bạn phải xem xét bao nhiêu nhân vật ban đầu trong nhà hàng hoặc trong bếp bạn muốn đưa vào hình ảnh. Ảnh phóng sự bắt buộc bạn phải làm rõ bản chất chủ thể, trong khi tạo kiểu là tạo ra thông qua nghệ thuật. Trong thực tế, cả hai đều có một mức độ hợp lý.

Tôi rất thích chụp xung quanh khung cảnh khi tôi đến nhà hàng hoặc các địa điểm khác. Tôi nói với nhân viên ở đó hãy bày trí bàn ăn như thể là sẽ có khách đến, và yêu cầu họ đưa ra các món ăn với rượu vang - Tôi muốn xem những thao tác công việc của họ. Với một chiếc bàn ăn ngăn nắp và đầy đủ, tôi sau đó bắt đầu tìm kiếm các yếu tố.

Tôi đang kiếm tìm một "anh hùng" với những yếu tố bên cạnh để tạo nên nhiều bố cục. Và sau đó tôi có thể bắt đầu tạo kiểu cho bàn ăn một chút - chỉ một chút thôi. Tôi thực hiện các điều chỉnh, loại bỏ các yếu tố xao nhãng và thêm các lớp nền.Tôi làm những điều này ở buổi chụp có địa điểm hoặc làm việc với nhà tạo mẫu trong studio.

Kết hợp cả hai cách tiếp cận này với nhau sẽ tạo ra sự đa dạng trong hình ảnh mà bạn có thể thu thập và mở ra cách cửa cho các sáng tạo không ngờ đến.

9. Hãy nhớ sử dụng đạo cụ

Chìa khóa cho việc thiết kế đồ ăn là có sẵn những đạo cụ để bổ sung cho cho khung cảnh. Nếu bạn đang có ý định chụp hình trong studio, bạn sẽ muốn thu thập một số đạo cụ thú vị để thêm "gia vị" cho những bức ảnh.

Nguyên liệu của một công thức cũng có thể sử dụng làm đạo cụ , cũng như là đồ sứ và bộ đồ ăn. Yếu tố con người cũng có thể làm đạo cụ. Hãy nghĩ về những bàn tay được thêm vào, hoặc là các nhân viên nhà bếp đang xử lý một món ăn - hãy sắp xếp để mở rộng để sao cho có thể đưa các đạo cụ đó vào bức hình.

Đạo cụ phù hợp có thể gợi nên được bối cảnh cho bức hình, chẳng hạn như là một ấm trà, các tách trà và một lát bánh. Các đạo cụ cũng có thể được sử dụng để bổ sung một cách cẩn thận các màu sắc cụ thể nhằm tôn lên chủ thể chính.

10. Hãy nắm toàn bộ quyền kiểm soát

Điều đã làm nhiếp ảnh ẩm thức khác biệt so với những thể loại nhiếp ảnh khác là khả năng kiểm soát chủ thể. Bạn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn với khung cảnh của bạn - bạn thậm chí còn có thể ăn nó! Rất dễ dàng để điều chỉnh ánh sáng phù hợp với một chiếc bàn ăn, so với việc điều chỉnh ánh sáng cho cả studio hoặc ngồi chờ đợi bình minh cho một bức hình phong cảnh.

Đồ ăn không cần phải tạo dáng hay biểu cảm; nó ngồi đó và im lặng đón chờ sự chú ý mà không cần phải di chuyển. Tất nhiên là trong một giới hạn nào đó thôi - hãy cẩn thận với kem, vì kem có thể tan chảy trong vài phút nếu bạn không chụp nhanh.

Quy mô và bản chất vô tri của chụp hình đồ ăn nghĩa là bạn đang có một cơ hội tuyệt vời để sáng tạo. Đây là một thể loại rất tốt để khám phá cách sử dụng màu sắc, phối cảnh và sự lặp lại.

Đừng cảm thấy là mình cần phải ép tất cả các màu sắc vào một khung hình - thay vào đó, hãy thử làm việc với một bảng màu hạn chế và lặp lại qua nhiều cảnh. Và sử dụng nhiều hơn một món ăn trong việc tạo mẫu cho bạn, tận dụng lợi thế của một quy mô lớn hơn và những ý tưởng táo bạo hơn.

Hãy thay đổi góc nhìn của bạn khi chụp - hãy thử chụp từ trên xuống, nhưng sau đó tìm các góc khác mà có thể tiết lộ nhiều hơn hoặc ít hơn các yếu tố nhất định.

Chụp ảnh đồ ăn thì trong khi làm việc, bạn nên có một chiếc máy tính xách tay và dây cáp khi ở trong studio hoặc tại địa điểm chụp. Đó là một lợi thế lớn so với việc chỉ xem được trên máy ảnh, bởi lẽ là nhìn trên máy tính sẽ phản ánh chân thật hơn bức ảnh của bạn, cũng như là xác định được rõ độ sâu trường ảnh mà bạn muốn chạm đến.

Ngoài ra, độ rõ nét của màn hình máy tính sẽ cho bạn một kết xuất tốt hơn cho các tác phẩm của bạn, hoàn chỉnh hơn với xử lý yêu thích của bạn. Tuy nhiên, quy tắc cơ bản là luôn bắt đầu với ánh sáng - món ăn có thú vị đến đâu cũng là lãng phí nếu bạn không có ánh sáng tốt. Hãy hướng đến ánh sáng dịu nhẹ, dồi dào và góc cạnh.

Khi bạn thay đổi góc nhìn của bạn, bạn cũng có thể thay đổi cả góc ánh sáng - như thêm muối và tiêu cho một món ăn, thay đổi góc độ của bạn sẽ tinh chỉnh luôn cảm giác khi chụp.

Nguồn bài viết: Food Photography

Người dịch: Lê Sơn Hải

Chủ đề chính: #chụp_ảnh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn