John Tran ''Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn; nó đòi hỏi nỗi lực của bộ não cũng nhiều như khi bạn phải giữ thăng bằng khi đi xe đạp''. - Hellen Keller

103 Loài Dị thú trong văn hóa Trung Quốc (P2)

Đăng 5 năm trước

Sơn Hải Dị Thú Chí, Sơn Hải Kinh được xem là bách khoa toàn thư thời thượng cổ Trung Quốc. Bộ kỳ thư này mô tả các thần thoại, địa lý, động vật, khoáng vật, vu thuật, tôn giáo, cổ sử, y thuật, tập tục dân tộc ở thời kì cổ đại. Ở phần 1, bài viết đã giới thiệu tới quý độc giả mục thứ 58 - Hoan (讙). Ở phần 2, bài viết xin tiếp tục giới thiệu tất cả các mục còn lại của bộ kỳ thư này, mời các bạn cùng đọc.

59. Kỳ Dư – 鵸鵌

Kỳ Dư là một loài chim điềm lành ngăn điềm dữ trừ tà, dáng vẻ giống quạ đen nhưng lại có ba cái đầu, sáu cái đuôi, có thể phát ra tiếng cười của con người. Nghe nói ăn thịt Kỳ Dư có thể ngăn chặn ác mộng. 《Bắc Sơn Kinh》 ghi chép: “Đới Sơn 带山Có loài chim, dạng nó như con quạ, năm màu mà vằn đỏ, tên là Kỳ Dư 鵸鵌, nó tự làm trống mái, ăn vào không bị ung nhọt.”

60. Nhiễm Di Ngư – 冉遗鱼

Nhiễm Di Ngư là một loài kỳ ngư ngăn điềm dữ trừ tà, có đầu rắn, thân cá, sáu chân, hai con mắt giống như tai ngựa. 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi: “Mắt như tai ngựa, ăn yêu quái do ác mộng biến thành.” Sau khi ăn Nhiễm Di Ngư có thể ngăn điềm dữ.

61. Bác – 駮

Bác còn được gọi là Tư Bạch 茲白, là một loài kỳ thú có thể ngăn binh đao chiến lửa. Bác có ngoại hình như con ngựa, có thân thể màu trắng và cái đuôi màu đen, hàm răng và móng vuốt của con cọp, trên đầu có một sừng, có thể phát ra âm thanh như tiếng đánh trống. Bác là tinh anh trong loài thú, là loài thú uy mãnh, có thể dùng hổ báo làm thức ăn.

62. Cùng Kỳ – 穷奇

Cùng Kỳ là một loài dị thú ăn thịt người, về ngoại hình của Cùng Kỳ, có người nói nó giống như con trâu, toàn thân phủ đầy lông như gai nhím, tiếng kêu như tiếng chó tru. Trong sách cổ Cùng Kỳ là con của Thiếu Hạo 少皞, dựa theo 《Tả Truyện · Văn Công Thập Bát Niên》: “Thiếu Hạo thị 少皞氏 có đứa con bất tài, người dân trong thiên hạ gọi là Cùng Kỳ 穷奇.”

63. Thục Hồ – 孰湖

Thục Hồ là một loài dị thú tập hợp đặc trưng của bốn loài sinh vật người, ngựa, chim, rắn thành một thể, nó có khuôn mặt của con người và cơ thể của con ngựa, có cánh của con chim và đuôi của con rắn, ưa thích bế người lên. 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Thú Thục Hồ, gặp người thì bế.”

64. Thủy Mã – 水马

Thủy Mã là một loài linh thú, cũng được gọi là Long Tinh 龙精. Dáng vẻ của nó giống như con ngựa, chân trước có vằn, đuôi giống con trâu, tiếng kêu của Thủy Mã như tiếng người hô to. 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Ngựa thực ra là Long Tinh, thích nổi trên mặt nước. Tuấn mã Ác Oa, là linh là thụy. Xưa ở Hạ hậu, cũng có gì xe ngựa.”

65. Quán Sơ – 矔疏

Quán Sơ, ngựa một sừng, là một loài thú Thụy thú chống lửa. Trên sừng của Quán Sơ có hoa văn đan chéo vào nhau, giống như áo giáp. 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Loài thú ngăn ngừa hỏa hoạn, tên nó là Quán Sơ.”

66. Điều Ngư – 鯈鱼

Điều Ngư  là là một loài kỳ ngư, dáng vẻ như con gà, lông màu đỏ thẫm, có ba cái đuôi và sáu cái chân, bốn cái đầu, tiếng kêu giống như chim hỉ thước. Nghe nói ăn thịt của Điều Ngư có thể quên hết mọi buồn phiền, hơn nữa Điều Ngư còn tác dụng ngăn lại lửa lớn. Hiện nay ngoại hình của Điều Ngư được lưu truyền thành hai loại cách nói: một cái nói là dạng cá, bốn đầu ba đuôi sáu chân; một cái khác lại nói là dạng gà, một đầu bốn mắt ba đuôi sáu chân.

67. Hà La Ngư – 何罗鱼

Hà La Ngư là một loài quái ngư có một đầu mà mười cơ thể, âm thanh giống như tiếng chó sủa. Nghe nói ăn thịt của Hà La Ngư có thể trị khỏi bệnh mụn nhọt. Hà La Ngư còn có thể ngăn lại sự tập kích của lửa lớn. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Một đầu mười thân, cá Hà La.”

68. Mạnh Hòe – 孟槐

Mạnh Hòe có ngoại hình giống con nhím, lông màu đỏ tươi, âm thanh giống như tiếng mèo kêu. Mạnh Hòe còn được gọi là Mãnh Hòe 猛槐, là kỳ thú có thể ngăn điềm dữ trừ tà. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Mãnh Hòe giống như con lửng, nhưng lông nó thì lại màu đỏ. Liệt vào hàng Úy thú[18], trừ hung tà. Áp chế khí thế, chớ không thấy hành động.”

[18] Úy thú 畏兽: Mãnh thú có thể trừ hung tà.

69. Tập Tập Ngư – 鳛鳛鱼

Tập Tập Ngư là một loài kỳ thú cá chim cùng chung một cơ thể, cơ thể của Tập Tập Ngư giống như chim hỉ thước, nhưng lại có cái đầu và đuôi của con cá, mười lông cánh, vảy ở đầu mút của cánh, tiếng kêu khá giống chim hỉ thước, nghe nói ăn thịt của Tập Tập Ngư có thể chữa khỏi bệnh vàng da. Tập Tập Ngư là Thụy thú, có thể ngăn lửa lớn.

70. Ngụ – 寓

Ngụ là loài quái thú thuộc về loài dơi, ngoại hình như con chuột nhưng lại có cánh của loài chim, tiếng kêu như con dê. Nghe nói loài thú này có thể trừ tà, ngăn chiến loạn. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Chuột mà mọc cánh, tiếng nó như con dê.”

71. Nhĩ Thử – 耳鼠

Nhĩ Thử là một loài kỳ thú vừa giống loài thú vừa giống loài chim, Nhĩ Thử tập hợp đặc trưng của ba loài động vật chuột, thỏ, hoẵng thành một thể: Nó có ngoại hình như con chuột, đầu thỏ nhưng lại là cơ thể của con hoẵng, trên chân có cánh có thể giúp bay trên không, tiếng kêu như tiếng chó tru. Nhĩ Thử là một loài dị thú có thể ngừa bách độc.

72. Mạnh Cực – 孟极

Mạnh Cực có ngoại hình như con báo, trên trán có vằn, bộ da lông trên người là màu trắng. Mạnh Cực giỏi về ẩn nấp lẩn trốn, nó kêu lên như là đang kêu tên mình. Thời cổ ngoại hình của Mạnh Cực có hai loại cách nói: một cái nói Mạnh Cực dạng báo, một cái khác lại nói là con hổ mặt người. Trong 《Sơn Hải Kinh》 thì lại ghi chép Mạnh Cực là dạng báo.

73. U Át – 幽頞

U Át là một loài quái thú có ngoại hình như con khỉ. Khắp toàn thân từ trên xuống dưới của nó trải đầy vằn diễm lệ, cả ngày kêu tên mình, rất hay cười, nhìn thấy con người thì thích giở trò quỷ, thường xuyên ngã trên mặt đất giả bộ ngủ. Hồ Văn Hoán sách tranh viết: “Trên núi Cổ Sơn 古山 không cỏ cây, có sông Thử Thủy 泚水, chảy về hướng tây trút vào sông Hoàng Hà. Có loài thú, vằn trên lưng hay cười, gặp người thì giả nằm, tên là U Át, tiếng nó tự kêu tên mình.”

74. Túc Tí – 足訾

Túc Tí là một loài dị thú tập hợp đặc trưng của ba loài động vật khỉ, trâu, ngựa thành một thể, nó có ngoại hình như một con viên hầu, nhưng thân lại có lông bờm, đuôi trâu và móng ngựa, chân trước có vằn. Tiếng kêu của nó rất giống như là đang kêu tên mình, 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Gặp người thì kêu, tên là Túc Tí.”

75. Chư Kiền – 诸犍

Chư Kiền là một loài quái thú một mắt, nó tập hợp đặc trưng của ba loài động vật người, báo, trâu thành một thể: ngoại hình giống con báo, đuôi rất dài, lúc đi sẽ dùng miệng ngậm đuôi lại, lúc không đi sẽ cuộn đuôi ở bên mình, có đầu người nhưng chỉ có một con mắt, dễ nổi giận. 《Đồ Tán》 trích từ Quách Phác viết: “Chư Kiền hay la, đi thì ngậm đuôi.”

76. Trường Xà – 长蛇

Trường Xà sinh sống ở núi Đại Hàm nơi không cỏ cây, người thú không thể đi lên, có thân rắn và đầu rồng, trên người có lông như heo rừng, tiếng kêu rất giống âm thanh có người đang gõ mõ canh vào buổi tối. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Trường Xà trăm tầm[19], bờm nó như con lợn. Là loài bầy đàn, không có nuốt chửng. Thực chất là loài cực ác, cực độc.”

[19] Bách tầm 百寻: Hình dung cực cao hoặc thật dài. Một tầm bằng 8 thước.

77. Nghễ Ngư – 鮨鱼

Nghễ Ngư là một loài quái thú vừa giống cá vừa giống chó, nó có cơ thể và đuôi của con cá, nhưng đầu lại là của con chó, tiếng kêu như trẻ sơ sinh. Nghe nói ăn thịt Nghễ Ngư có thể trị bệnh kinh phong bệnh điên khùng. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Trong biển Kim Hải 今海 có Hổ Lộc Ngư 虎鹿鱼 và Hải Hi 海豨, thân thể đều giống con cá, mà đầu như hổ hươu lợn, nó giống thứ như vậy.” 

78. Bào Hào -狍鸮

Bào Hào còn được gọi  là Thao Thiết 饕餮, là một loài dị thú ăn thịt người, tập hợp đặc trưng của ba loài động vật người, hổ, dê thành một thể. Nó có ngoại hình là mặt người thân dê, nanh hổ vuốt người, con mắt mọc ở dưới nách, âm thanh giống như trẻ sơ sinh đang khóc. 《Biền Nhã》 ghi chép: “Thân dê mặt người mắt dưới nách, tên là Bào Hào.” 

79. Hiêu – 嚣

Hiêu là một loài dị điểu một mắt vô cùng kỳ lạ. Cơ thể nó giống như viên hầu nhưng lại có hai đôi cánh, đuôi lại giống chó, trên đầu chỉ có một con mắt ở ngay giữa trán, tiếng kêu như chim hỉ thước, nghe nói ăn thịt nó có thể trị bệnh đau bụng và tiêu chảy. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Bốn cánh một mắt, tên nó là Hiêu.”

80. Thiên Mã – 天马

Thiên Mã là dị thú biết bay, dáng nó giống chó, toàn thân màu trắng, chỉ có đầu là màu đen, trên lưng mọc một đôi cánh, nhìn thấy người thì vèo một cái bay đi. Nó kêu lên như là đang kêu tên mình, trong truyền thuyết Thiên Mã là thần thú đại biểu cho sự may mắn, có thể mang đến cho mọi người sự may mắn và khoẻ mạnh.

81. Phi Thử – 飞鼠

Phi Thử có cơ thể của con thỏ, nhưng lại có cái đầu của con chuột. Phi Thử không có cánh, sau lưng của nó có rất nhiều lông vũ cực kỳ to khoẻ, cho nên Phi Thử liền dựa vào những cọng lông vũ này để bay. Quách Phác chú dẫn: “Dùng lông trên lưng nó để bay, bay thì ngửa người.”

82. Lĩnh Hồ – 领胡

Lĩnh Hồ là một loài kỳ thú rất giống con trâu, đuôi nó có màu đỏ, thân trâu, trên cổ có lông chim nhổng lên cao. Tiếng kêu của Lĩnh Hồ giống như đang kêu tên mình, nghe nói ăn thịt Lĩnh Hồ có thể trị bệnh điên khùng. 《Biền Nhã》 viết: “Thú tựa như trâu mà đuôi đỏ, tên là Lĩnh Hồ.”

83. Tượng Xà – 象蛇

Tượng Xà cũng không phải voi mà cũng chẳng phải rắn, mà là một loài kỳ điểu lưỡng tính. Nó có ngoại hình như chim trĩ mái, lông vũ trên người có màu sắc sặc sỡ và có vằn rất đẹp. Tượng Xà kêu lên như là đang kêu tên mình, 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Tượng Xà như chim trĩ, tự sinh con cháu.”

84. Toan Dữ – 酸与

Toan Dữ là một loài quái thú vừa giống rắn vừa giống chim, nó có ngoại hình như con rắn nhưng lại có hai đôi cánh sáu con mắt. Toan Dữ là một loài hung điểu, nơi nó xuất hiện thì người ta sẽ sợ hãi hoảng loạn, thịt Toan Dữ có thể giải rượu, truyền thuyết kể rằng sau khi ăn thịt Toan Dữ thì sẽ không uống say nữa. Quách Phác chú dẫn: “Ai ăn thịt nó thì sẽ không say.”

85. Hoàn – 獂

Hoàn ở Càn Sơn 乾山 là một loài thú ba chân. Dáng vẻ giống con trâu, chỉ có ba cái chân, phía trước hai cái phía sau một cái, tiếng kêu giống như là đang gọi tên mình. 《Nguyên Lãm》 có ghi chép: “Tòng Tòng 从从 sáu chân, Hoàn ba chân.”

86. Dong Dong Ngư – 鳙鳙鱼

Dong Dong Ngư là một loài dị thú vừa giống trâu vừa giống cá, nó có cơ thể của con cá, đầu của con trâu cày, trên đầu mọc lông rất giống vằn hổ, cho nên còn được gọi là Ngưu Ngư 牛鱼. 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Cá tên Dong Dong, lai giữa trâu hổ.”

87. Tòng Tòng – 从从

Tòng Tòng là một loài thú may mắn sáu chân, dáng nó như con chó. Tiếng kêu của Tòng Tòng giống như là đang kêu tên mình, 《Thú Kinh》 viết: “Tòng Tòng sáu chân.” 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Hình dáng Tòng Tòng, như chó sáu chân.”

88. Điều Dong – 䖺䗤

Điều Dong là một loài quái thú vừa giống cá vừa giống rắn. Dáng nó như một con rắn vàng, nhưng lại có vây cá, trên người có vầng sáng rất sáng bao phủ. Điều Dong là Hung thú[20] trong truyền thuyết, trên người có kịch độc, nhìn thấy nó chính là dấu hiệu đại hạn và hoả hoạn. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Điều Dong dạng rắn, vỗ cánh rắc ánh sáng, trôi đi bằng vào cưỡi sóng, ra vào sông Trường Giang và Tương Giang 江湘, gặp thì năm hạn, là dấu hiệu hoả hoạn.”

[20] Hung thú 凶兽: Chỉ loài thú tham lam hung ác, hoặc mãnh thú trong truyền thuyết cổ đại.

89. Chu Nhụ – 朱獳

Chu Nhụ là một loài quái thú vừa giống hồ ly vừa giống cá, là thú điềm xấu. Chu Nhụ có ngoại hình như là một con hồ ly, nhưng lại có vây cá, nó kêu lên như là đang kêu tên mình. Truyền thuyết kể rằng nơi Chu Nhụ xuất hiện, mọi người nhất định sẽ bị sợ hãi hoảng loạn. Tranh của Hồ Văn Hoán viết: “Cảnh Sơn, có thú, như cáo mà vây cá, tên là Chu Nhụ. Tiếng nó tự kêu mình, gặp thì nước đó bị khủng hoảng lớn.” 

90. Tệ Tệ – 獙獙

Tệ Tệ là một loài quái thú vừa giống chim vừa giống thú, nó có ngoại hình như hồ ly, trên lưng có cánh chim, nhưng không biết bay. Tiếng kêu của Tệ Tệ như chim hồng nhạn, Tệ Tệ là Hung thú trong truyền thuyết, tượng trưng cho đại hạn. 《Biền Nhã》 ghi chép: “Tệ Tệ cánh chim, thuộc giống cáo.” 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Tệ Tệ như cáo, có cánh không bay.”

91. Du Du – 峳峳

Du Du là loài kỳ thú tập hợp đặc trưng của bốn loài động vật ngựa, dê, trâu, chó thành một thể, dáng nó giống con ngựa nhưng lại có mắt của con dê và đuôi của con trâu. Tiếng kêu của Du Du giống như tiếng chó sủa, nơi nó xuất hiện thì mọi người sẽ không được an bình. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Trị tại đắc hiền, vong do thất nhân. Du du chi lai, nãi chí giảo tân. Quy chi minh ứng, thùy kiến kỳ tân.”

92. Kiết Câu – 絜钩

Kiết Câu có ngoại hình như chim vịt trời, đuôi chuột. Kiết Câu giỏi leo trèo cây cối, truyền thuyết kể rằng Kiết Câu là một loài chim tai họa, là Hung thú có thể mang đến ôn dịch. Ngô Nhậm Thần ghi chép: “Lưu Hội Mạnh rằng, gặp Hải Phù Mao (海凫毛 lông vịt trời biển?) tức thiên hạ đại loạn, loài chim này cũng là loài Hải Phù 海凫 (vịt trời biển?).”

93. Uyển Hồ – 妴胡

Uyển Hồ là một loài quái thú vừa giống cá vừa giống thú. Dáng nó như hươu Mi Lộc (麋鹿 hươu Elaphurus davidianus), nhưng lại có một đôi mắt cá, tiếng kêu giống như đang kêu tên mình. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Hình dáng Uyển Hồ, như nai mắt cá.” Hách Ý Hạnh ghi: “Gia Khánh năm thứ 5, sứ sắc phong nước Lưu Cầu tàu về ghé núi Mã Xỉ, hạ nhân trình hai con hươu, lông mỏng mà mắt nhỏ như mắt cá, sứ giả ghi lại bảo là do cá biển biến thành, sau khi trải qua chứng minh, biết đó là Uyển Hồ.” 

94. Yết Thư – 猲狙

Yết Thư là một loài quái thú tập hợp đặc điểm của ba loài động vật sói, chuột, heo thành một thể. Hình dáng nó như con sói, có cái đầu màu đỏ, mắt của con chuột, nhưng tiếng kêu lại giống như con heo. Yết Thư là một loài Hung thú, yêu thích ăn thịt người. 《Cổ Âm Lược》 có nói: “Có thú mày đỏ mắt chuột, tên là Yết Thư, cùng tên này không giống.”

95. Kỳ Tước – 鬿雀

Kỳ Tước là một loài kỳ thú tập hợp đặc trưng của ba loài động vật chim, chuột, hổ thành một thể. Hình dáng Kỳ Tước như con gà, đầu màu trắng, móng vuốt của con hổ. Kỳ Tước là Hung thú trong truyền thuyết, vô cùng thích ăn thịt người. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Yết Thư giảo thú, Kỳ Tước ác điểu, có thân sói, có vuốt hổ. Đâu dùng binh giáp, lấy quấy nhiễu làm đạo.”

96. Hợp Dũ – 合窳

Hợp Dũ là một loài nhân thú mặt người ăn thịt người. Dáng vẻ nó giống như con heo, có cái đầu người, toàn thân có màu vàng, đuôi đỏ thẫm. Hợp Dũ kêu lên giống như trẻ sơ sinh đang khóc. Truyền thuyết kể rằng Hợp Dũ là một loài Hung thú, trời sinh thích ăn thịt người, cũng ăn côn trùng và rắn, chỉ cần là nơi nó xuất hiện thì nhất định sẽ xảy ra hồng thủy.

97. Phỉ – 蜚

Phỉ là một loài kỳ thú giống con trâu, chỉ có một con mắt, đầu màu trắng, trên người mọc đuôi rắn. Phỉ là một Tai thú[21], chỉ cần là nơi Phỉ đi qua, thì toàn bộ nguồn nước khô cạn, cây cỏ khô héo toàn bộ, ôn dịch khắp nơi, tiếng kêu than dậy khắp trời đất. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Phỉ tức Tai thú, gót chân ôn dịch dữ dội, nơi nào đi qua, sông cạn rừng héo. Tính khí bẩm sinh, vật thể lắm tai ương.”

[21] Tai thú 灾兽: Chỉ loài thú tai ương, không may.

98. Tứ Thánh Thú – 四圣兽

“Tứ tượng” là chỉ hình tượng thủy, hỏa, thổ, kim phân bố ở bốn phương. 《Dịch · Hệ Từ Thượng》 nói: “Lưỡng nghi chủ tứ tượng.” Lưỡng nghi tức âm dương hoặc trời đất. Ở thượng cổ, nhóm bốn động vật biểu thị tinh tượng trên bầu trời bốn vùng lớn Đông Nam Tây Bắc là Đông Long, Nam Điểu, Tây Hổ, Bắc Quy Xà (Vũ); đồng thời cũng là thần linh bốn phương trong thần thoại cổ đại Trung Quốc. Thời kì xuân thu chiến quốc, bởi vì học thuyết ngũ hành thịnh hành, căn cứ vào quan hệ tương xứng của ngũ hành và ngũ sắc trong 《Hoàng Đế Nội Kinh》, Mộc là màu xanh, là vẻ nảy mầm của cây cối lá cây; Hỏa là màu đỏ thẫm, là vẻ bốc cháy của đống lửa; Thổ là màu vàng, là vẻ màu mỡ của đất đai; Kim là màu trắng, là vẻ bóng loáng của kim loại; Thủy là màu đen, là vẻ bao la của vực thẳm, do đó “Tứ tượng” cũng được phối màu trở thành Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Thời kì Lưỡng Hán, Tứ tượng biến đổi trở thành thần linh mà đạo giáo thờ phụng, vì vậy Tứ Thánh Thú cũng được gọi là Tứ Linh Thú. Thanh Long của phương Đông có ngũ hành thuộc Mộc màu xanh, Chu Tước của phương Nam có ngũ hành thuộc Hoả màu đỏ, Bạch Hổ của phương Tây có ngũ hành thuộc Kim màu trắng, Huyền Vũ của phương Bắc có ngũ hành thuộc Thủy màu đen, trung tâm vô cực thuộc Thổ màu vàng.

99. Thanh Long – 青龙

Trong thời đại học thuyết ngũ hành thịnh hành, các học giả ngũ hành dựa theo ngũ hành âm dương phối năm loại màu sắc cho Đông Nam Tây Bắc Trung, tiếp đó phối cho mỗi con thánh thú ở Đông Nam Tây Bắc: Đông Phương Thanh Long 东方青龙, Tây Phương Bạch Hổ 西方白虎, Bắc Phương Huyền Vũ 北方玄武, Nam Phương Chu Tước 南方朱雀. Thanh Long chính là thánh thú chưởng quản phương Đông.

Căn cứ vào cách nói của 《Sơn Hải Kinh》, trong thần linh bốn phương, “Phương Nam Chúc Dung祝融, thân thú mặt người, cưỡi hai rồng”, “Phương Tây Nhục Thu 蓐收, tai trái có rắn, cưỡi hai rồng”, “Phương Đông có Câu Mang, thân chim mặt người, cưỡi hai rồng”, “Phương Bắc Ngu Cương 禺疆, thân đen có tay chân, cưỡi hai rồng”. Có thể thấy được miêu tả trong 《Sơn Hải Kinh》, rồng đều là vật dùng để cưỡi. Thanh Long đại biểu cho bảy chòm sao phương Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, hình dạng mà bảy chòm sao này tạo thành cực kỳ giống như một con rồng: chòm sao Giác là sừng rồng, chòm sao Cang là cổ rồng, chòm sao Đê là thân rồng, đến chòm sao là vị trí phần cổ rồng, chòm sao Phòng là vai rồng, chòm sao Tâm là tim rồng, chòm sao Vĩ là đuôi rồng, chòm sao Cơ chính là điểm cuối cùng của đuôi rồng.

100. Bạch Hổ – 白虎

Ở trong bốn loài thánh thú, loài luôn được nhắc đến cùng với Thanh Long chính là Bạch Hổ đại biểu cho phương Tây. Hổ là vua của muôn thú, sự uy mãnh và năng lực hàng phục quỷ quái trong truyền thuyết của nó, khiến cho nó trở thành thánh thú thuộc dương. “Vân từ long, phong từ hổ”, nó luôn hành động cùng với rồng, rồng và hổ là cộng sự hàng yêu phục ma tốt nhất.

Bạch Hổ là Chiến Thần, cũng là thần sát phạt, thánh thú thuộc tính Kim, có sẵn rất nhiều loại thần lực như trừ tà, giải trừ tai họa, cầu sung túc, trừng ác, phát tài làm giàu, hỉ kết lương duyên v.v. Bảy chòm sao đại biểu cho Bạch Hổ nằm ở phía tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm. Màu trắng trong ngũ hành đại biểu cho thuộc tính Kim, cho nên gọi nó là Bạch Hổ không phải bởi vì nó là màu trắng, mà là gọi từ trong ngũ hành.

Ở trong suy nghĩ của cổ nhân, hổ là loài động vật vừa đáng sợ lại vừa đáng kính. Đáng sợ chính là nó có thể sẽ ăn súc vật con người. Đáng kính chính là nó cực kỳ uy mãnh, có thể trừ tà. Ở trong một ít sách cổ cũng có miêu tả tương tự, thí dụ như 《Phong Tục Thông Nghĩa · Tự Điển》 của  Ứng Thiệu thời Đông Hán: “Vẽ hổ ở cửa, quỷ không dám vào”, “Con hổ, vật dương, đứng đầu muôn thú. Có năng lực bắt giữ áp chế nhuệ khí, cắn ăn quỷ mị. Người thời nay đột nhiên gặp xấu, đun da hổ uống. Chạm vuốt nó, cũng có thể trừ ác. Nghiệm đúng như vậy.”

[22] Bạch Hổ Tinh 白虎星: Ý chỉ hung thần.

101. Chu Tước – 朱雀

Chu Tước còn được gọi là Huyền Điểu 玄鸟, cách gọi Huyền Điểu được ghi chép ở trong 《Thi Kinh · Thương Tụng · Huyền Điểu》: “Thiên mệnh Huyền Điểu, hàng nhi sinh Thương, tha Ân thổ mang mang. Cổ đế mệnh vũ thang, chính vực bỉ tứ phương.” Ý đoạn này là triều đại Ân Thương nói tổ tiên của mình —— Tiết 契 là do Huyền Điểu sinh ra, do đó lập nên nhà Thương cường đại, Huyền Điểu cũng liền trở thành thủy tổ của dân Thương.

Quạ ba chân 三足乌 trong truyền thuyết Hậu Nghệ nói đến cũng là câu chuyện của Chu Tước, truyền thuyết kể rằng mười con Quạ ba chân đậu trên cây phù tang đứng sừng sững ở bên bờ Đông Hải, chúng nó đều là con trai của Đông Phương Thần Đế Tuấn, mỗi ngày thay phiên bay lên trời ngao du nô đùa, ánh sáng mà Quạ ba chân phát ra chính là mặt trời mà mọi người nhìn thấy. Về sau có một ngày, các Quạ ba chân không nghe theo chỉ thị của Đông Phương Thần, cùng nhau chạy lên trời chơi đùa. Giữa bầu trời lập tức xuất hiện mười mặt trời, cây cỏ trên đất đều bị đốt cháy khét, mọi người vì trốn tránh sự nóng bức không thể làm gì khác hơn là sống ở trong sơn động, buổi tối mới đi ra ngoài tìm kiếm thức ăn. Thần Đế Tuấn vì trừng phạt mười đứa con của ông, ban cho Thiên Thần Hậu Nghệ một thanh trường cung màu đỏ và một túi mũi tên màu trắng, sai Hậu Nghệ đến nhân gian giáo huấn mười đứa con của mình một chút.

Nhưng mà những con Quạ ba chân này không coi Hậu Nghệ ra gì, vẫn như cũ cùng nhau lên trời đùa giỡn nô đùa. Hậu Nghệ giận dữ, giương cung lắp tên bắn rơi chín con Quạ ba chân. Quạ ba chân chết mất chín con, mặt đất hoàn toàn nguội đi, nhân dân trên đất đều rất vui vẻ. Thần Đế Tuấn biết được Hậu Nghệ đã bắn chết chín đứa con của mình, liền nổi trận lôi đình, không bao giờ không cho phép Hậu Nghệ trở về thiên đình nữa. Con Quạ ba chân còn lại kia liền được gọi là Chu Tước, mỗi ngày đều phải bay lên trời chiếu sáng cho mọi người, không được phép nghỉ ngơi nữa.

102. Huyền Vũ – 玄武

Bảy chòm sao đại biểu Huyền Vũ chưởng quản phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Người dân thời cổ có rất nhiều loại cách nói giải thích Huyền Vũ, có nói “Huyền Vũ” tức con rùa, trên 《Lễ Ký · Khúc Lễ Ký》 nói: “Ngôi thứ, Chu Điểu trước Huyền Vũ sau…” Trong 《Sở Từ · Viễn Du》Hồng Hưng Tổ bổ chú: “Huyền Vũ, gọi là Quy Xà. Ở phương bắc, do đó gọi Huyền. Thân có vảy giáp, do đó gọi Vũ.” Trong quyển 10 《Văn Tuyển》, 《Tư Huyền Phú》 của Trương Hành cũng nói: “Huyền Vũ trú trong mai, Đằng Xà tự uốn lượn.” 《Hậu Hán Thư · Vương Lương Truyện》 viết: “Huyền Vũ, tên của Thủy Thần.”

Huyền Vũ sớm nhất chính là rùa đen. Sau này, hàm nghĩa của Huyền Minh không ngừng mở rộng, rùa sinh sống ở giang hà hồ hải, thế là Huyền Minh liền trở thành Thủy Thần tượng trưng cho Thủy; rùa đen trường thọ, Huyền Minh lại trở thành tượng trưng cho sự trường sinh bất lão; ở trong ghi chép ban đầu, Minh gian ở phương bắc. Thế là Huyền Minh lại trở thành thần của phương bắc.

103. Kỳ Lân – 麒麟

Ghi chép của Kỳ Lân xuất hiện sớm nhất ở trong Hà Đồ Lạc, thần mã được ghi chép trong truyền thuyết, chính là Kỳ Lân đã thành niên. Tương truyền ở thời Phục Hy thị 伏羲氏, Phục Hy thị dạy dân thắt dây thừng làm lưới đánh cá, nuôi dưỡng gia súc, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện điều kiện sinh hoạt sinh tồn của mọi người. Bởi vậy, điềm lành thay nhau đến, thần vật thiên bẩm. Có một loài thần thú thân ngựa đầu rồng, mọc ra hai cánh, cao tám thước năm tấc, thân xấp vảy rồng, lăng ba đạp thủy, như giẫm trên đất bằng, lưng có vẽ những vết chấm. Từ sông Hoàng Hà vào tới sông Đồ Hà[24]图河, tuần tra tới lui trong sông Đồ Hà. Mọi người gọi là Long Mã[25]. Đây chính là “Long Mã phụ đồ 龙马负图” mà hậu nhân thường nói.

Mỗi lần Kỳ Lân xuất hiện đều là một thời kì vô cùng đặc biệt. Dựa theo ghi chép, Phục Hy 伏羲, Thuấn 舜, Khổng Tử 孔子 đều có Kỳ Lân xuất hiện kết bạn, và mang đến chỉ thị của thần, cuối cùng dẫn đến thắng lợi.

[23] Nhân thú 仁兽: Con thú có lòng nhân từ.

[24] Nay là khu vực thành phố Lạc Dương huyện Mạnh Tân, trấn Bạch Hạc, xã Tống Trang.

[25] Long Mã 龙马 tức Kỳ Lân thành niên, đầu rồng, thân ngựa, có vảy, có cánh. Kỳ Lân thành niên mới có cánh.

Tác giả: Mao Đậu (Biên tập), Thôn Thôn (Minh họa),Mặc Ngư (Minh họa)

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn