Lục Thị Trúc Mai Tôi là một cô gái vui tính và hòa đồng, sở thích của tôi là du lịch, đọc sách, xem phim, rất mong được kết bạn với mọi người!

11 lưu ý giúp bạn trở thành người hài hước duyên dáng

Đăng 5 năm trước

Hài hước là gia vị của cuộc sống, hài hước giúp phá vỡ bầu không khí khó xử giúp ta thoải mái hơn với nhau...Nhưng nếu không biết cách hài hước thì chúng ta rất dễ trở nên vô duyên và lâm vào tình thế khó xử trong mắt người khác. 11 lưu ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành một người hài hước duyên dáng.

1, Hài hước tùy đối tượng.

Tính cách của mỗi người là khác nhau, có người tính tình cởi mở, rộng lượng, có người lại hẹp hòi. Bởi vậy những người có tính cách khác nhau thì lời nói đùa cũng khác nhau. Đối với người có tính tình cởi mở, độ lượng bạn có thể đùa nhiều hơn một chút, như thế sẽ khiến không khí trở nên sôi nổi hơn; còn với người nhạy cảm hẹp hòi thì nên hạn chế nói đùa.  

Với phụ nữ nói đùa phải đúng mực; với người già khi nói đùa càng phải chú ý tôn trọng đối phương. Nói đùa cũng cần phân biệt đối tượng, như vậy bạn sẽ trở nên duyên dáng hơn trong mắt mọi người.  

2, Quan sát tâm trạng đối phương.

Cùng một người nhưng trong các tình huống khác nhau sẽ có tâm trạng khác nhau. Khi tâm trạng đối phương không tốt, cần an ủi giúp đỡ thì bạn đừng đùa cợt, bởi nếu không cẩn thân họ sẽ cho là bạn đang giễu cợt sự đau khổ của họ.

3, Nội dung nói đùa phải lành mạnh, tao nhã.

Tuyệt đối không được lấy khiếm khuyết của người khác ra đùa cợt, lấy nỗi đau khổ của người khác làm chất liệu cho cuộc nói đùa của mình. Bạn nên nhớ ai cũng có khuyết điểm và không ai "mười phân vẹn mười" vậy nên tránh mang khuyết điểm người khác ra làm trò cười vì có thể sẽ làm họ cảm thấy tổn thương. Đồng thời tránh nói những chuyện dung tục. Lời nói đùa có tri thức, thú vị, khiến mọi người học thêm được kiến thức mới, từ đó đạt được hiệu quả tích cực. 

Tuy nói là hài hước cần phải có giới hạn nhưng nếu giả sử gặp một người không biết điều thì bạn có thể sự dụng hài hước để "hóa giải" sự bối rối lúc đó.

Ví dụ sau đây các bạn sẽ hiểu: Trên xe bus có một cố gái ngồi cạnh anh người thấp bé bẩm sinh, cô ta dùng ánh mắt khác thường hỏi "anh lùn thế có lấy được vợ không?"

Anh người lùn biết cô đang nghi ngờ điều gì, bèn ung dung trả lời "người lùn chúng tôi ngắn tay ngắn chân chứ những chỗ khác không ngắn".

Cả xe cười ngiêng ngả...

4, Khi nói đùa với người lớn tuổi hay ít tuổi hơn, không nên quá trớn.

Đặc biệt không nên nói những chuyện nam nữ, mấy thế hệ cùng nói đùa với nhau thì nên chọn những câu chuyện tao nhã, hài hước, giúp không khí thêm đầm ấm hòa thuận. Còn khi những người cùng lứa đang đùa giỡn về chuyện nam nữ mà mình là người lớn tuổi hơn hoặc nhỏ tuổi hơn thì tốt nhất không nên tham gia, chỉ lặng yên lắng nghe. Nếu không để ý điều này thì sẽ khiến bạn giảm hình tượng trọng mắt mọi người và có thể khiến người lớn tuổi (hoặc nhỏ tuổi hơn) cảm thấy không được tôn trọng.

5, Khi ở riêng với bạn khác giới, không nên nói đùa.

Cho dù là đùa í nhị thì cũng dễ gây phản cảm và khiến họ suy đoán thị phi, bởi vậy nên giữ khoảng cách thì hơn. Đương nhiên trong một số trường hợp không cần nghiêm túc quá nhưng chỉ cần nhớ hài hước giữa hai người khác giới cần có giới hạn nhất định vì nó có thể hạ thấp nhân cách của bản thân trong mắt đối phương, dễ khiến họ cho rằng bạn là người dung tục.

6, Không đùa cợt khi người khác đang tiếp khách.

Khi người khác đã có chủ đề nói chuyện chung và đang đi vào mạch chuyện, mà lúc này bạn đột nhiên chen ngang vào nói chuyện với bạn bè để thu hút sự chú ý của mọi người cũng như làm ngắt chủ đề chuyện trò của họ, phá hoại hứng thú nói chuyện thì bạn bè sẽ cho rằng bạn khiến họ mất mặt. Nên nhớ cái gì cũng nên đúng lúc.

7,Không sa sầm mặt khi đùa với người khác . 

Cảnh giới cao nhất của sự hài hước là khi người nói đùa không cười nhưng lại khiến người nghe cười ngiêng ngả. Tuy vậy chúng ta không phải các danh hài thế nên rất khó làm được điều này. Bởi vậy bạn đừng mặt mũi sầm sì khi nói đùa với người khác để tránh vui chưa thấy đâu mà họ đã hiểu sang ý khác nhé.

8, Đừng suốt ngày nói đùa với đồng nghiệp.

Không thể lúc nào cũng đùa cợt, nếu như vậy trong thời gian dài bạn sẽ kém nghiêm túc trong mắt mọi người, họ sẽ mất dần sự tôn trọng với bạn, sếp bạn cũng sẽ không dám giao trọng trách cho bạn vì cho rằng bạn không đứng đắn, không nghiêm túc. Lợi bất cập hại.

9, Đừng cho rằng trêu trọc người khác chỉ là đùa vui

Trêu chọc người khác thể hiện sự không tôn trọng đối với họ dễ khiến bị hiểu lầm là bạn có ác ý với họ, sau đó sẽ khó mà giải thích rõ ràng. Trêu chọc không nằm trong phạm trù đùa vui. Nhẹ thì mất tình cảm, nặng thì ảnh hưởng tới "bát cơm" của bạn. Nên nhớ họa từ miệng mà ra.

10, Có thiện ý.

Có thiện ý với người khác là nguyên tắc quan trọng trong khi nói đùa, nếu mượn câu nói đùa để đả kích, châm biếm người khác, bộc lộ sự bất mãn của bản thân thì họ sẽ dễ nhận ra. Có thể có những người không mau mồm mau miệng, ngoài mặt có thể là bạn chiếm ưu thế hơn họ, nhưng sự "lấn lướt" của bạn dễ khiến người khác nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ, bởi vậy họ sẽ dè chừng trong mối quan hệ với bạn hơn.

11, Chú ý hành vi khi nói đùa

Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ người ta còn thông qua hành vi, động tác để gây cười. Hãy cẩn trọng với lời nói đùa của mình cho dù là lời nói, hành động cũng đều nên "nháp" trước trong đầu, nếu không rất có thể bạn bắt đầu bằng lời nói đùa và kết thúc bằng chiến tranh. 

Tác giả: Lưu Chấn Hồng

Chủ đề chính: #người_hài_hước

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn