Thiên Phong

12 CÁCH TRỊ MỤN TRỨNG CÁ TẠI NHÀ

Đăng 3 năm trước
12 CÁCH TRỊ MỤN TRỨNG CÁ TẠI NHÀ

Mụn trứng cá là một trong những tình trạng da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 85% tổng số người trên thế giới.

Các phương pháp điều trị mụn thông thường thường gây tốn kém và có tác dụng phụ đối với một số loại da như: gây khô da, ửng đỏ, kích ứng da,...

Điều này đã khiến nhiều người tìm đến cách trị mụn trứng cá tự nhiên tại nhà. Có rất nhiều phương pháp trên internet, nhưng liệu các phương pháp điều trị đó có thực sự hiệu quả?

Bài viết này cung cấp cho các bạn 13 biện pháp trị mụn trứng cá tại nhà dựa trên khoa học.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN TRỨNG CÁ

Mụn trứng cá xuất hiện khi lỗ chân lông trên da bạn bị tắc nghẽn do dầu, bã nhờ và tế bào chết.

Mỗi lỗ chân lông được kết nối với một tuyến bã nhờn có nhiệm vụ tiết ra chất nhờn (bã nhờn). Tiết quá nhiều bã nhờn có thể làm bít lỗ chân lông, tạo điều kiện phát triển cho một loại vi khuẩn có tên là Propionibacterium acnes hay P. acnes.

Các tế bào bạch cầu phản ứng, tấn công P. acnes, dẫn đến viêm da và mụn trứng cá. Có một số trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng phổ biến bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn nhọt.

Có nhiều yếu tố làm cho mụn trứng cá phát triển như: di truyền, chế độ ăn uống, căng thẳng thần kinh (stress), thay đổi hormone và nhiễm trùng.

1. SỬ DỤNG GIẤM TÁO

Giấm táo được làm bằng cách lên men táo (rượu táo) hoặc nước ép táo.

Giống như các loại giấm khác, giấm táo được biết đến với khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn và vi rút.

Giấm táo có chứa một số loại axit hữu cơ đã được chứng minh là có thể tiêu diệt P. acnes.

Đặc biệt, axit succinic có trong giấm táo có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm do P. acnes gây ra, có thể ngăn ngừa sẹo.

Ngoài ra, axit lactic có trong giấm táo có thể cải thiện sự xuất hiện của các vết sẹo mụn trứng cá.

Hơn nữa, giấm táo có thể giúp làm khô dầu (bã nhờn), giảm bớt sự xuất hiện của mụn trứng cá.

   💎 CÁCH SỬ DỤNG GIẤM TÁO:

   1. Pha loãng giấm táo theo công thức: 1 phần giấm táo + 3 phần nước. (pha loãng hơn đối với da nhạy cảm)

   2. Rửa mặt thật sạch và thoa hỗn hợp giấm táo lên da bằng bông gòn. 

   3. Đợi trong vòng 5 - 20 giây, rửa mặt và lau khô.

   Lặp lại quá trình này 1 - 2 lần mỗi ngày (nếu cần thiết).

   Lưu ý: Thoa giấm táo lên da có thể gây bỏng và kích ứng. Vì vậy, khi sử dụng giấm táo, ta cần pha loãng với nước.


2. BỔ SUNG KẼM (Zn+)

Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu, rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào, sản xuất hormone, trao đổi chất và chức năng miễn dịch.

Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị mụn trứng cá tự nhiên được nghiên cứu nhiều nhất. Các nghiên cứu cho thấy, những người bị mụn trứng cá thường có lượng kẽm trong máu thấp hơn so với người bình thường.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, uống bổ sung kẽm giúp giảm mụn trứng cá.

Trong một nghiên cứu, 48 bệnh nhân bị mụn trứng cá đã được cho uống bổ sung kẽm 3 lần/ ngày. Sau 8 tuần, 38 bệnh nhân đã giảm 80 - 100% mụn trứng cá.

Liều lượng kẽm cần thiết bổ sung để giảm mụn trứng cá chưa được khẳng định, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy, bằng cách bổ sung 30 - 45mg nguyên tố kẽm mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể mụn trứng cá.

Nguyên tố kẽm dùng để chỉ lượng kẽm có mặt trong hợp chất. Kẽm có sẵn ở nhiều loại thực phẩm và mỗi loại chứa một lượng kẽm khác nhau.

Kẽm oxit chứa hàm lượng nguyên tố kẽm cao nhất ở mức 80%.

Giới hạn lượng kẽm mỗi ngày là 40mg. Vì vậy, tốt nhất là không vượt qua giới hạn đó trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bổ sung quá nhiềm kẽm có thể gây ra tác dụng phụ: đau dạ dày, kích thích ruột.

Cũng cần lưu ý rằng, việc bôi kẽm lên da chưa được chứng minh là có hiệu quả. Điều này có thể là do kẽm không được hấp thụ hiệu quả qua da.

(Thực phẩm bổ sung kẽm)

3. LÀM MẶT NẠ TỪ MẬT ONG VÀ QUẾ

Mật ong và quế đều chứa các chất chống oxy hóa tuyệt vời.

Các nghiên cứu đã cho thấy, việc áp dụng chất chống oxy hóa cho da có hiệu quả trong việc giảm mụn trứng cá hơn so với benzoyl peroxide và retinoids (2 loại thuốc trị mụn phổ biến cho da có đặc tính kháng khuẩn).

Các chất chống oxy hóa được nghiên cứu là: vitamin B3, axit béo linoleic (omega-6) và natri ascorbyl phosphate (SAP) (một dẫn xuất của vitamin C). Những chất chống oxy hóa này không được tìm thấy trong mật ong và quế, nhưng có khả năng, những chất chống oxy hóa khác cũng có tác dụng như vậy.

Mật ong và quế cũng có khả năng chống lại vi khuẩn và giảm viêm da. Đó là hai yếu tố gây ra mụn trứng cá.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về khả năng điều trị mụn trứng cá của mật ong và quế.

   💎 CÁCH LÀM MẶT NẠ MẬT ONG VÀ QUẾ:

   1. Trộn 2 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê quế với nhau để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.

   2. Rửa mặt thật sạch và thoa hỗn hợp mật ong, quế đều lên mặt.

   3. Đợi trong 10 - 15 phút, rửa mặt và lau khô.

4. SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM

Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá cây tràm, một loại cây nhỏ có nguồn gốc từ Úc.

Tinh dầu tràm nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn và giảm viêm da.

Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy rằng, thoa 5% dầu tràm (pha loãng) lên da giúp giảm mụn trứng cá hiệu quả.

Dầu tràm không có tác dụng nhanh như thuốc trị mụn (benzoyl peroxide), nhưng nó đã cải thiện đáng kể mụn trứng cá sau 3 tháng sử dụng.

Tinh dầu tràm ít gây ra các tác dụng phụ như khô da, kích ứng da, nóng rát,...

Tinh dầu tràm có tác dụng rất mạnh, vì vậy hãy luôn pha loãng trước khi thoa lên da.

   💎 CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM:

   1. Pha loãng: 1 phần tinh dầu tràm + 9 phần nước

   2. Rửa mặt thật sạch và thoa hỗn hợp tinh dầu tràm vào các vùng da bị mụn.

   3. Thoa thêm kem dưỡng ẩm. (Nếu muốn)

   Lặp lại quá trình này 1 - 2 lần mỗi ngày.

5. SỬ DỤNG TRÀ XANH

Trà xanh rất giàu chất oxy hóa. Uống trà xanh có thể tăng cường sức khỏe.

Không có nghiên cứu nào về việc uống trà xanh có tác dụng giảm mụn trứng cá nhưng bôi trà xanh trực tiếp lên xa đã được chứng minh là có ích.

Hợp chất flavonoid và tannin trong trà xanh có thể giúp kháng khuẩn và giảm viêm.

Chất chống oxy hóa chính trong trà xanh là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) đã được chứng minh là giúp giảm tiết bã nhờn, chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes ở những người có làm da dễ bị mụn trứng cá.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, áp dụng 2 - 3% tinh chất trà xanh cho da làm giảm đáng kể việc tiết bã nhờn và mụn nhọt ở những người bị mụn trứng cá.

Bạn có thể mua các loại kem thoa có chứa trà xanh, nhưng bạn có thể tự làm hỗn hợp này tại nhà dễ dàng.

   💎 CÁCH SỬ DỤNG TRÀ XANH:

   1. Ngâm trà xanh trong nước sôi từ 3 - 4 phút.

   2. Để trà nguội.

   3. Sử dụng bông gòn thoa trà xanh lên da.

   4. Để khô, sau đó rửa sạch và lau khô.

Bạn có thể cho lá trà xanh còn lại trộn cùng mật ong, làm mặt nạ dưỡng da.

Uống trà xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và insulin. Đây là những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá.

6. DƯỠNG ẨM DA VỚI NHA ĐAM

Nha đam (lô hội) là một cây nhiệt đới có lá tạo ra một loại gel trong.

Gel lô hội (nha đam) thường được thêm vào kem dưỡng da, kem, thuốc mỡ và xà phòng. Nó thường được sử dụng để điều trị trầy xước, phát ban, bỏng và các tình trạng da khác.

Khi thoa lên da, gel lô hội có thể giúp chữa lành vết thương, trị bỏng và chống viêm.

Nha đam cũng chứa axit salicylic và lưu huỳnh, cả hai đều được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn trứng cá.

   💎 CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM:

   1. Dùng muỗng cạo gel lô hội (nha đam) ra.

   2. Rửa mặt thật sạch và thoa gel trực tiếp lên da như kem dưỡng ẩm.

   Lặp lại 1 - 2 lần mỗi ngày.

7. SỬ DỤNG DẦU CÁ

Axit béo Omega-3 là chất béo cực kỳ tốt cho sức khỏe, mang lại vô số lợi ích cho cơ thể.

Dầu cá chứa hai loại axit béo Omega-3 chính: axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

EPA có lợi cho da, giúp kiểm soát tiết bã nhờn, duy trì quá trình hydrat hóa đầy đủ và ngăn ngừa mụn trứng cá.

Nồng độ EPA và DHA cao đã được chứng minh là làm giảm các yếu tố gây viêm, có thể làm giảm khả năng bị mụn trứng cá.

Trong một nghiên cứu, 45 người bị mụn trứng cá đã được bổ sung axit béo Omega-3 chứa cả EPA và DHA hàng ngày. Sau 10 tuần, mụn giảm đáng kể.

Không có định lượng axit béo Omega-3 cụ thể được khuyến nghị, nhưng hầu hết các tổ chức y tế đều khuyên người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ tối thiểu 250 - 500mg hỗn hợp EPA và DHA mỗi ngày.

Bạn cũng có thể nhận được axit béo Omega-3 bằng cách ăn cá hồi, cá mòi, cá cơm, quả óc chó, hạt chia...

8. TẨY DA CHẾT

Tẩy da chết là quá trình loại bỏ lớp tế bào da chết trên cùng.

Tẩy da chết được cho là giảm sự hình thành mụn trứng cá bởi vì các tế bào da chết thường làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn.

Tẩy da chết giúp các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác hiệu quả hơn, giúp các hợp chất dưỡng da, ngăn mụn thâm nhập sâu hơn vào da khi lớp da chết trên cùng được loại bỏ.

Một số nghiên cứu cho thấy, microdermabrasion, một phương pháp tẩy da chết, có thể cải thiện sự sản sinh da mới, bao gồm một số trường hợp sẹo mụn.

Có rất nhiều sản phẩm tẩy da chết có sẵn trong thị trường, nhưng cũng dễ dàng thực hiện việc tẩy tế bào chết tại nhà bằng đường hoặc muối.

   💎 CÁCH TẨY TẾ BÀO CHẾT TẠI NHÀ:

   1. Trộn hỗn hợp: 1 phần đường + 1 phần dầu dừa

   2. Tẩy da chết bằng hỗn hợp trên và rửa sạch.

   Tẩy tế bào chết tối đa 1 lần/ ngày. (nếu cần thiết)

9. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG VỚI THỰC PHẨM CÓ CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT THẤP

Mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và mụn trứng cá đã được tranh luận trong nhiều năm.

Bằng chứng gần đây cho thấy các yếu tố chế độ ăn uống, chẳng hạn như chỉ số insulin và đường huyết, có thể liên quan đến mụn trứng cá.

Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là một thước đo về mức độ làm tăng lượng đường trong máu.

Ăn thực phẩm có GI cao gây tăng đột biến insulin, làm tăng tiết bã nhờn. Vì vậy, thực phẩm GI cao được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.

Thực phẩm có GI cao: bánh mì trắng, nước ngọt có đường, bánh ngọt, bánh rán, bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc ăn sáng có đường...

Thực phẩm có GI thấp: trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt...

Trong một nghiên cứu, 43 người theo chế độ ăn kiêng đường huyết cao hoặc thấp. Sau 12 tuần, những người tiêu thụ chế độ ăn ít đường huyết đã có sự cải thiện đáng kể cả về mụn trứng cá và độ nhạy insulin, so với những người khác. Một nghiên cứu khác với 31 người tham gia cũng cho kết quả tương tự.

Những nghiên cứu nhỏ này cho thấy chế độ ăn ít đường huyết có thể hữu ích cho những người có làn da dễ bị mụn trứng cá, nhưng cần nghiên cứu thêm.

10. CẮT GIẢM SỮA

Mối quan hệ giữa sữa và mụn trứng cá đang gây tranh cãi.

Uống sữa và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa làm bạn tiếp xúc với hormone, điều này có thể gây ra thay đổi nội tiết tố và dẫn đến mụn trứng cá.

Một số nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa uống sữa và mụn trứng cá. Hạn chế tiêu thụ sữa và sữa có thể là một ý tưởng tốt cho những người có làn da dễ bị mụn trứng cá, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.

11. GIẢM CĂNG THẲNG (STRESS)

Các hormone được giải phóng trong thời gian căng thẳng có thể làm tăng tiết bã nhờn và viêm da, làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã liên kết căng thẳng với sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Căng thẳng có thể làm chậm quá trình lành vết thương tới 40%, điều này có thể làm chậm quá trình phục hồi các tổn thương do mụn trứng cá.

Một số phương pháp thư giãn và giảm căng thẳng đã được chứng minh là cải thiện mụn trứng cá, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.

   💎 MỘT SỐ CÁCH GIẢM CĂNG THẲNG:

   1. Ngủ nhiều hơn.

   2. Tập luyện thể thao.

   3. Luyện tập yoga.

   4. Lấy hơi sâu...

12. TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN

Tập thể dục thúc đẩy lưu thông máu khỏe mạnh. Sự gia tăng lưu lượng máu giúp nuôi dưỡng các tế bào da, có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành mụn trứng cá.

Tập thể dục cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh hormone.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng, cả hai đều là những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá.

(Nguồn: Dịch từ Healthline.com)

Chủ đề chính: #mụn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn