Đoàn Hòa

12 điều bí mật của đấu trường La Mã không phải ai cũng biết

Đăng 6 năm trước

Đấu trường La Mã của La Mã, ban đầu được đặt tên là Nhà hát Vòm Flavian bởi vì nó được xây dựng bởi hoàng đế của triều đại Flavian, đã được hoàn thành vào năm 82 TCN và vẫn giữ kỷ lục Thế giới Guinness đấu trường lớn nhất thế giới. Hiện nay mỗi năm có khoảng gần 6.000.000 du khách đến thăm đấu trường này. Bạn có tò mò vì sao Đấu trường La Mã lại thu hút du khách đến vậy không? Phải chăng có những bí mật gì ở đây chăng?

1. Các bức tường được sử dụng màu sơn tươi sáng

Hành lang của đấu trường La Mã được sơn màu tươi sáng, như các bức tranh sặc sỡ bằng màu đỏ, xanh nhạt, xanh lục... 

2. Đá từ đấu trường được sử dụng để xây các tòa nhà khác

Khi đấu trường Colosseum rơi vào quên lãng, Giáo hội Công giáo đã sử dụng và khai thác nó như một mỏ đá, lấy đá từ đấu trường để xây dựng nhà thờ Thánh Pherro, Thánh Jonh Latern và Palazzo Venezia...

3. Nơi tổ chức các bữa tiệc lớn

Vào những năm 80 TCN, khi đấu trường Colosseum đã hoàn thành, Hoàng đế Titus đã tổ chức bữa tiệc khai trương khổng lồ với các trò chơi lễ hội kéo dài 100 ngày.

Và đương nhiên đó không phải là bữa tiệc lớn nhất được tổ chức ở đấu trường này. Sau đó Hoàng đế Trajan đã tổ chức một lễ hội kéo dài đến 123 ngày với hơn 9138 đấu sĩ và 11.000 con vật.

4. Đấu trường nhưng không phải tất cả mọi cuộc chiến đều kết thúc bằng cái chết

Dường như ấn tượng của mọi người khi biết đến Colosseum qua phim ảnh đều là những trận chiến kết thúc bằng cái chết của đấu sĩ thua trận. Thế nhưng thực tế thì có nhiều thứ để nói hơn cái chết.

Đôi khi các đấu sĩ từ chối giết chết đối thủ của họ, hoặc cũng có những lần là sự tha thứ từ tất cả những người có mặt tại đấu trường để mang lại sự sống cho người bại trận.

5. Một người đàn ông sẽ theo dõi toàn bộ cuộc đấu

Như ngày nay gọi đó là người quản lý, sẽ là một người được coi trọng hoặc có khi chính là Hoàng đế. Người này sẽ ngồi trong một chiếc hộp ở trung tâm, theo dõi toàn bộ cuộc đấu và quyết định người thắng cuộc, kẻ phải chết. 

6. Những nguy hiểm luôn rình rập với những người tham gia cuộc đấu 

Đừng nghĩ chỉ những đấu sĩ mới có thể gặp nguy hiểm, ngay cả những khán giả theo dõi trận đấu cũng có thể gặp bất cứ rủi ro gì.

Đó là một lần Hoàng đế Claudius đã ra lệnh cho những người khán giả phải xuống đấu trường do một số trục trặc khiến trận đấu bị gián đoạn. Có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể trở thành những kẻ thế mạng.

7. Hàng ngàn động vật đã bị giết ở đấu trường này 

Không phải chỉ con người mới chịu đựng số phận tàn bạo đằng sau bức tường Colosseum. Người La Mã đã tổ chức các cuộc săn bắn ở đây và những trận đánh khủng khiếp đã giết chết hàng ngàn con vật. Kinh hoàng nhất là đã có khoảng 9000 con vật bị giết trong lễ hội khai mạc của Đại đấu trường.

Theo lịch sử ghi lại thì đó là một cuộc chiến khủng khiếp.

8. Những câu chuyện bên dưới sàn đấu trường

Bên dưới sàn đấu có một mê cung tạm gọi như một cái hầm. Đó là nơi để cho các đấu sĩ và động vật ở trước khi bước vào đấu trường. Nó bao gồm các mái vòm, đường hầm lối đi và 36 cửa bẫy.

9. Vé tham gia các trận đấu là miễn phí

Vé cho các sự kiện hay trận đấu được tổ chức ở đấu trường Colosseum được miễn phí.

10. Không phải tất cả những người tham dự đều được đối xử công bằng

Khi bước vào đấu trường, thông qua các vòm sẽ được đánh số từ I đến LXXVI (đó là 1-76) và có ngăn đá cẩm thạch để tách riêng các tầng lớp tham dự.

11. Có các lớp bảo vệ để tránh ánh nắng mặt trời

Thật sự mùa hè ở Rome rất kinh khủng, ánh nắng mặt trời có thể khiến da người phồng rộp lên. Vì thế để bảo vệ khán giả khỏi cái nóng, Colosseum được trang bị một võng như mái hiên để tạo bóng râm mát.

12. Các bữa tiệc đều có 3 phần

Những bữa tiệc dài ngày được tổ chức ở đấu trường đều được chia làm 3 phần.

Venatio: Săn bắt động vật

Damnati: Các trò chơi giữa trưa, hoặc là khi hành quyết các tội phạm.

Sự kiện chính: Trận đấu giữa các đấu sĩ

Biên dịch: Đoàn Hòa/ travelandleisure.com

Chủ đề chính: #đấu_trường_la_mã

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn