Chút chít Hòa đồng, nhiệt tình, tưng tửng ^^

12 điều rất quen thuộc nhưng chưa chắn bạn đã biết nguyên nhân tại sao

Đăng 6 năm trước

Có rất nhiều điều quen thuộc diễn ra trong cuộc sống mà bạn chưa biết tại sao. Dưới đây sẽ là câu trả lời cho một số điều mà bạn vẫn luôn thắc mắc.

1. Tại sao chúng ta lại nổi da gà?

Đây là một hiện tượng sinh lý có nguồn gốc xa xưa từ động vật.  

Là hiện tượng mà những nốt tí hon nổi lên trên da trông giống như da gà sau khi bị nhổ lông. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Mỗi cơ co lại tạo ra một chỗ lún nông trên bề mặt da, do vậy mà khiến vùng xung quanh trồi lên. Sự co cơ đồng thời cũng khiến cho sợi lông dựng đứng. 

Đối với động vật, lông dựng lên sẽ mở rộng khoảng không khí giữ nhiệt bao quanh cơ thể giúp chúng ấm lên nhanh hơn. Trong trường hợp có mối đe dọa, hiện tượng này cũng giúp chúng trông to và đáng sợ hơn trước mặt kẻ thù.  

Còn ở con người, nguyên nhân của phản ứng này chính là cơ thể đã giải phóng ra một cách vô thức hormone adrenaline. Hormone này không những gây ra sự co cơ trên da mà còn ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể. Nó thường xuất hiện khi chúng ta bị lạnh hoặc lo sợ, stress hoặc có cảm xúc mạnh như giận dữ hay phấn khích. 

2. Tại sao giọng nói của chúng ta khi nghe qua điện thoại hay thu âm lại khác với thực tế?

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy khó hiểu khi lắng nghe giọng của mình qua các đoạn ghi âm, máy trả lời tự động. Thế vì sao lại có sự khác biệt lạ thường tới như vậy?  

Lý giải cho sự khác biệt này chính là khi chúng ta nói, âm thanh sẽ được truyền tải theo 2 hướng hoàn toàn khác nhau: 

  • Một là âm thanh truyền trong không khí đến tai người khác nghe, chúng phải thông qua tai ngoài, tiếp đến màng nhĩ và cuối cùng là tai trong của họ. Điều này cũng tương tự như khi ta ghi âm giọng nói của chính mình.  
  • Một hướng khác chính là âm thanh khi chúng ta nói thành tiếng sẽ được phát từ dây thanh quản, chạy qua yết hầu rồi truyền tới xương sọ và tai trong, do đó chỉ có mình bạn có thể lắng nghe rõ được âm thanh đó. 

Ngoài ra, khi âm thanh được truyền trong không khí sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố có trong không khí khiến năng lượng bị suy giảm và âm sắc thay đổi khá nhiều. Ngược lại, trong quá trình truyền tải âm thanh trực tiếp tới xương sọ sẽ ít hao hụt về năng lượng và âm sắc hơn.

3. Tại sao chúng ta bị đau đầu khi ăn hoặc uống đồ lạnh?

Nguyên nhân là khi thức ăn hoặc đồ uống lạnh qua vòm họng quá nhanh sẽ kích thích mạnh niêm mạc và các cơ quan cảm giác, các đầu mút dây thần kinh điều khiển, các mạch máu lên não..., nhất là vùng não trước bị kích thích tại chỗ khiến nó co lại, trong khi mạch máu vùng não lại giãn phồng ra hơn bình thường (gần như bị tăng áp lực vỏ não).  

Các mạch máu não bị phồng lên đột ngột sẽ gây đau đầu như bị giật... khiến đầu đau nhức buốt, buồn nôn, nhất là vùng thái dương, trán.

4. Tại sao da của chúng ta trở nên sậm màu còn tóc thì trở nên sáng màu dưới ánh nắng mặt trời?

Trong cả hai trường hợp này, mặt trời sẽ phá vỡ sắc tố melanin (hắc tố) và tạo sự tác động đến màu tóc và màu da của chúng ta.  

Khi sắc tố này bị vỡ, tóc không tự bổ sung được melanin nên điều này khiến chúng trông sáng màu hơn.  

Đối với da thì khác, lúc này, da “đáp trả” lại ánh nắng mặt trời bằng cách sản xuất ra loại hormone có liên kết với các tế bào sản xuất ra melanin, từ đó càng nhiều melanin được tạo ra. Điều này khiến da trông tối màu hơn.

5. Tại sao đối với một đứa bé thời gian trôi thật chậm?

Ngày bé bạn có từng thấy thời gian trôi thật chậm và ước mình lớn thật nhanh không nhỉ?  

Một đứa trẻ thường phải nhớ nhiều sự kiện hơn chúng ta. Khi bé, chúng bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh, đồng thời bộ nhớ của chúng phải ghi nhận nhiều dữ liệu. Do đó một năm của một đứa trẻ chứa nhiều dữ liệu hơn những người trưởng thành.  

Để so sánh cụ thể thì có thể nói rằng một tuần của một đứa trẻ là một phần rất lớn trong quãng thời gian sau khi chúng trưởng thành.

6. Tại sao mắt không bị lạnh?

Nguyên nhân chính là ở mắt chúng ta chỉ có thần kinh phụ trách xúc giác và cảm giác mà không có thần kinh cảm giác lạnh. Vì thế cho dù thời tiết lạnh như thế nào đi chăng nữa thì mắt của chúng ta vẫn không cảm thấy lạnh.   

Bên cạnh đó, phần lớn nhất của nhãn cầu là bên trong hộp sọ và nó được làm ấm bởi dòng máu chảy bên trong.

7. Tại sao trên nền đen thì bụi màu trắng còn trên nền trắng thì bụi lại màu đen?

Thực tế thì bụi có màu xám. Tuy nhiên, do kích thước quá nhỏ bé nên chúng ta không thể nhận ra được màu sắc thực của chúng.  

Trên nền màu đen thì những hạt bụi này có màu sáng hơn nên chúng ta thấy chúng màu trắng, còn trên nền màu trắng thì chúng có màu tối hơn nên ta thấy chúng có màu đen. 

8. Tại sao những con chim lại bay theo hình chữ V ngược trên bầu trời?

Đây là cách giúp chúng tiết kiệm năng lượng. Những con chim bay đầu đàn tạo ra khoảng xoáy không khí đặc biệt bởi đôi cánh của mình. Điều này giúp những con chim bay phía sau sẽ ít bị tác động bởi lực cản của không khí và tiết kiệm năng lượng hơn.  

Đồng thời, việc bay theo mô hình chữ V ngược giúp từng thành viên trong đàn luôn nhìn thấy được con đầu đàn và theo sát nó.

9. Tại sao tiếng suối lại nghe róc rách?

Điều này xảy ra khi những bong bóng khí bị cuốn vào dòng nước và sau đó vỡ ra. Nó tạo nên rất nhiều những âm thành nghe khác nhau mà chúng ta gọi chung là "róc rách”.

10. Tại sao chúng ta lại bị say tàu xe?

Say tàu xe là do não bị hiểu nhầm tín hiệu gửi lên từ mắt và tiền đình (vốn là 2 cơ quan xác định thăng bằng cho con người). Khi ngồi trong xe, mắt nhìn thấy mọi thứ đều cân bằng do đặc thù khả năng tự loại các yếu tố gây nhiễu nên "thông báo" với não rằng người đang thăng bằng. Trong khi tiền đình lại cảm nhận được sự lắc lư của xe và gửi lên não để não điều khiển cơ thể giữ thăng bằng chống lại rung lắc. Sau quá trình dài não bị loạn thông tin dẫn đến say xe.  

Sau đó, não bộ ghi nhớ các trường hợp đó dẫn đến việc có những người cứ nghĩ đến xe ô tô là say. Hoặc cứ ngửi mùi xe là thấy say rồi.

11. Tại sao ngón tay đeo nhẫn lại thường dùng để xét nghiệm máu?

Ngón tay cái và ngón tay út gắn liền với cổ tay của chúng ta. Nếu không may bạn bị nhiễm trùng, nó có thể lây lan ra cả cánh tay của bạn. Do đó, các y bác sỹ thường tư vấn lấy máu ở tất cả các ngón tay trừ ngón cái và ngón út.  

Tuy nhiên, ngón đeo nhẫn sẽ ít cảm giác đau đớn nhất. Nó hoạt động ít hơn và có làn da mỏng hơn các ngón khác. Nếu bạn không sử dụng ngón tay này thường xuyên thì nó sẽ lành lại nhanh chóng . 

12. Bồn cầu trên máy bay hoạt động như thế nào?

Bồn cầu trên máy bay không hề ngập nước như các loại bồn cầu thông dụng mà chúng ta đang dùng hiện nay. Một khi bạn "xong việc" và bấm xả, hệ thống sẽ kích hoạt chức năng hút "sản phẩm" để làm sạch bồn cầu. Chất thải sẽ được chuyển vào thùng lớn, đặt ở khu gầm máy bay.   

Khi hạ cánh, chất thải này sẽ được xử lý. Có một phương tiện chuyên dụng để đảm đương nhiệm vụ này, đó chính là những chiếc xe tải. 

 Nguồn: BrightSide

Chủ đề chính: #những_điều_thú_vị_trong_cuộc_sống

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn