Thượng Lưu Vương Gia

13 Điều Bạn Cần Biết Về Hiện Tượng Bóng Đè

Đăng 8 năm trước

Có những lúc bạn thức dậy nhưng lại không động đậy được đúng không? Chúng ta gọi đó là hiện tượng bóng đè, hãy cùng khám phá điều gì đang thật sự diễn ra nhé!

Có những lúc bạn thức dậy nhưng lại không động đậy được đúng không? Chúng ta gọi đó là hiện tượng bóng đè, hãy cùng khám phá điều gì đang thật sự diễn ra nhé!

1. Cảm giác giống như vừa sống dậy sau khi chết

bóng đè, sleep paralysis

Những người từng bị hiện tượng này đều mô tả lại tương tự: "Nó giống như bạn vừa sống lại sau cái chết. Tuy thần trí vô cùng tỉnh táo nhưng cơ thể thì không còn là của bạn nữa - giống như là bạn đang bị mắc kẹt trong chính cơ thể mình" Michael Breus, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu sinh của America Academy Of Sleep Medicine thuật lại.

2. Còn đáng sợ hơn cả ác mộng.

bóng đè, sleep paralysis

Khi bạn ngủ say, não bộ sẽ để các cơ bắp thả lỏng và gần như là tê liệt được gọi là Atonia. Atonia giúp cơ thể chúng ta được an toàn, tránh tứ chi của bạn múa may lung tung giống như trong giấc mơ, làm tổn thương thân thể. 

Đôi khi xảy ra trường hợp chứng rối loạn hành vi, Atonia không giúp các cơ bắp thả lỏng dẫn đến "Mộng Du". Đó là lý do tại sao có những người di chuyển, chạy nhảy khắp nơi nhưng lại hoàn toàn không biết gì khi thức giấc.

Trong tình trạng bóng đè, Atonia vẫn đang làm tốt nhiệm vụ trong khi não bị đánh thức và đôi mắt bắt đầu mở, Breus giải thích. Người bị đè trở nên cảnh giác trong trạng thái ý thức mơ hồ nhưng lại không cử động hay nói chuyện được. tuy vậy, hơi thở sẽ không bị ảnh hưởng, thường sẽ có cảm giác tức ngực và khi thức giấc sau hiện tượng bóng đè sẽ thở hổn hển để lấy một hơi thở sâu. 

Tình trạng bóng đè có thể xảy ra khoảng từ 20 giây đến vài phút.

3. Nó diễn ra khi bạn đang ngủ say hoặc lúc gần tỉnh.

bóng đè, sleep paralysis

Bóng đè xảy ra ở một trong hai giai đoạn của giấc ngủ. Một là khi cơ thể đang đi vào giấc ngủ sâu, nhưng lại xảy ra sự cố trong quá trình đó làm cho bạn bị bóng đè sẽ gọi là hypnagogic. Còn khi nó xảy ra khi chúng trong giai đoạn gần tỉnh dậy sẽ gọi là hypnopompic. Nhưng không may là tại sao lại xảy ra sự cố trong hai quá trình này để dẫn đến hiện tượng bóng đè thì vẫn chưa giải thích được.

4. Bóng đè có thể liên quan đến ảo giác.

bóng đè, sleep paralysis

Không giống những hình ảnh trong giấc mơ, những ảo giác này xảy ra khi thần trí bạn hoàn toàn tỉnh táo và đôi mắt đã mở. và hiện tượng ảo giác thị giác, thính giác này tương đối hiếm, Breus nói. 

Mọi người thường rất sợ hiện tượng ảo giác này do cơ thể không thể cử động được.

5. Bạn không thể tự thức dậy

bóng đè, sleep paralysis

Những người từng bị bóng đè kể là họ vẫn có thể cử động được ngón chân, ngón tay, hay cơ mặt nhưng để thức dậy thì không. "Cơ địa mỗi người đều khác nhau và chúng ta không thể lừa mẹ thiên nhiên - sẽ không có cách nào bạn tự thức được, chỉ có thể chờ nó qua đi thôi"

6. Bóng đè là hiện tượng tự nhiên và ai cũng có thể rơi vào trạng thái đó.

bóng đè, sleep paralysis

Những khi chúng ta đi ngủ, luôn có nhiều khả năng rơi vào trạng thái bóng đè. Nhưng mức độ nghiệm trọng và mức độ nhận thức của mỗi ng thì lại rất khác nhau. hầu hết chúng ta chỉ bị 1 vài lần trong đời và nó cũng hết sức ngẫu nhiên chứ không có kinh nghiệm cụ thể cho các trường hợp.

Nhưng nó hầu hết xảy ra ở người lớn hoặc những người có tiền sử bệnh tâm thần

bóng đè, sleep paralysis

Một nghiên cứu cho thấy sinh viên và bệnh nhân tâm thần có tỉ lệ bị cao nhất

7. Có thể liên quan đến việc mất ngủ

bóng đè, sleep paralysis

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mất ngủ, ít ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ lạc vào tình trạng bóng đè rất cao.

8. Tránh bị bóng đè bằng cách ngủ ngon hơn và ngủ say hơn

bóng đè, sleep paralysis

Mất ngủ được đo lường bằng 2 đơn vị là chất lượng và số lượng. " Khi bạn ngủ và phải thức dậy nhiều lần trong một đêm, đó là số lượng - ngủ không say. Khi bạn uống rượu trước khi ngủ, nó sẽ làm bạn không ngủ ngon được đó là chất lượng" 

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần ngủ sớm và tránh uống rượu, ăn quá no hay ăn trước khi ngủ.

9. Và thật sự là nó không có nguyên nhân rõ ràng.

bóng đè, sleep paralysis

Căng thẳng, trầm cảm hay uống thuốc kê đơn của bác sĩ, gen di truyền đều có thể gây ra tình trạng bóng đè. nhưng không có bất kì nghiên nào giải thích được lý do thích đáng và nó cực kì khó chịu cho những ai từng bị.


10. Nghiêm túc mà nói thì con người cũng đã dành hàng thể kỉ để giải thích hiện tượng này

bóng đè, sleep paralysis

Tài liệu của bóng đè có thể được tìm thấy trong các văn bản y tế Ba Tư có niên đại từ thế kỷ thứ 10. Các quan sát lâm sàng đầu tiên đã được thực hiện bởi một bác sĩ người Hà Lan vào năm 1664, một người phụ nữ 50 tuổi được chuẩn đoán mắc chứng  "Ác - mộng." Nó được cho là gây ra bởi những con quỷ. Cho đến thế kỷ thứ 19, nó được gọi là "giấc ngủ bại "và cuối cùng là " bóng đè "trong các văn bản y tế.

11. Được giải thích trong bức tranh thời phục hưng rất nổi tiếng.

bóng đè, sleep paralysis

Bức tranh họa sĩ Thụy Sĩ Henry Fuseli được cho là lấy cảm hứng từ những trải nghiệm giấc mơ siêu nhiên và sự quan tâm ngày càng tăng trong bóng đè giữa các bác sĩ vào thời điểm đó. 

Chào gái 

ảnh bóng đè,sleep paralysis,giải mã hiện tượng bóng đè,hiện tượng bóng đè

Vẻ mặt chú ngựa trong phông nền của bức tranh cứ như "cái nồi gì thế ?!?"

ảnh bóng đè,sleep paralysis,giải mã hiện tượng bóng đè,hiện tượng bóng đè

12. Bóng đè từng bị đổ cho rất nhiều thứ như phù thủy, đĩa bay, chó ma khổng lồ

bóng đè, sleep paralysis, ufo

Nhiều truyền thuyết khác trong những nền văn hóa khác nhau cố gắng giải thích hiện tượng này.

13. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ giết được bạn.

bóng đè, sleep paralysis

"Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bóng đè là không nguy hiểm," Breus nói. "Nó không gây ra thiệt hại vật chất cho cơ thể và không có trường hợp tử vong lâm sàng được biết cho đến nay." Trong khi có một số lý giải văn hóa đáng sợ trên thế giới, chúng được xây dựng để răn đe, hù dọa mọi người.
"Điều lớn nhất là khuyên mọi người đừng sợ nó," Breus nói. "Trong tất cả các khả năng, họ chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu họ có được giấc ngủ đủ và đều đặn, sau đó họ nên đi đến một chuyên gia về rối loạn giấc ngủ. "

Nguồn: Buzzfeed

Lke + Subcribe mình để xem thêm nhiều bài viết hay và thú vị nha !

Chủ đề chính: #bóng_đè

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn