Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

13 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng sẽ trở nên vô dụng nếu bạn chế biến sai cách

Đăng 5 năm trước

Nhiều người thường có cách chế biến sai lầm những thực phẩm quen thuộc như cơm, trái cây, rau củ quả,... Nếu không nắm vững cách chế biến thì những thực phẩm vốn tốt cho sức khỏe mà bạn ăn vào cơ thể hàng ngày có khi chẳng mang lại tác dụng nào! Bài viết dưới đây tổng hợp 13 cách chế biến phù hợp cho từng loại thực phẩm. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

1. Cơm

Cơm là món ăn không thể thiếu trong các gia đình của người Việt. Tuy nhiên, cơm chứa đầy carbs và là nguồn cung cấp calo rất cao. Thế nên ăn cơm vào ban ngày sẽ phù hợp hơn là buổi tối, bởi khi đó cơ thể bạn sẽ có đủ thời gian để tiêu hóa và đốt cháy lượng calo thu được.

2. Cà tím

Nhiều người thích ăn cà tím xào hoặc chiên. Tuy nhiên, cà tím nướng vẫn có lợi cho sức khỏe hơn cả. Bởi nồng độ kali trong cà tím sẽ tăng trong quá trình quay, nướng, trong khi lượng nitrat và nitrit giảm.

3. Bí đỏ

Bạn sẽ đánh mất đi một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nếu loại bỏ vỏ của bí đỏ trước khi chế biến. Vỏ của bí đỏ có nhiều thành phần khoáng chất, chất xơ, chất pectin và vitamin C.

4. Cà chua

Mặc dù chúng ta sẽ mất một số vitamin C khi ăn cà chua hầm thay vì ăn sống nhưng cách chế biến này lại có thể giúp làm tăng hàm lượng lycopene - một chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư,...

5. Tỏi

Không giống như vitamin C, chất allicin- enzym - một chất chống ung thư trong tỏi cần có sự tiếp xúc với không khí mới có thể phát huy được hết tác dụng. Do đó, chúng ta nên dùng tỏi băm để ngoài không khí trong 10 phút, điều này sẽ làm cho các dưỡng chất trong tỏi phát huy hiệu quả một cách tối đa. 

6. Đu đủ

Carotene và chất chống oxy hóa trong đu đủ sẽ biến mất khi chúng ta nấu chín. Nhưng khi lên men đu đủ, hàm lượng vitamin C tăng và hình thành axit lactic, giúp cơ thể tiêu hóa protein tốt hơn. 

7. Măng tây

Nếu chiên măng tây trong 5 - 7 phút, bạn sẽ bảo quản được nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hơn là hấp chúng. Hơn nữa, nguồn vitamin C có giá trị trong măng tây sẽ tan trong nước khi nó được hấp.

8. Cà rốt

Cà rốt luộc có nhiều beta-carotenelutein tốt cho thị lực. Bên cạnh đó, chúng cũng tốt cho việc giữ cho làn da của bạn trông trẻ trung hơn. Khi nấu chín, chúng sẽ giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn 5 lần so với khi ăn cà rốt sống.

9. Khoai tây

Kali, sắt, phốt pho và vitamin C của khoai tây chủ yếu có trong vỏ, vì thế bạn đừng vứt vỏ của chúng đi khi chế biến. Tuy nhiên, nếu khoai tây chuyển màu xanh lá, nó sẽ chứa solanine - một chất độc hại được lưu trữ trong vỏ. Trong trường hợp này, vỏ phải được loại bỏ hoàn toàn.

10. Kiwi

Chúng ta có thể thu được nhiều hơn gấp 3 lần chất xơ và chất chống oxy hóa cũng như tiêu diệt staphylococcus E.coli chỉ bằng cách ăn luôn cả vỏ quả kiwi. Vì vậy, đừng lãng phí phần vỏ giá trị này bạn nhé! 

11. Thịt

Nếu ăn nhiều thịt vào buổi tối sẽ làm quá tải các chức năng của hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất bạn nên ăn thịt vào bữa trưa hoặc trước khi đi ngủ khoảng 3 - 4 tiếng.

12. Kiều mạch

Kiều mạch giàu chất sắt, trong khi sữa giàu canxi. Khi tiêu thụ riêng biệt 2 sản phẩm này sẽ đóng góp vào nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng khi ăn cùng nhau chúng sẽ gây trở ngại cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.

13. Trà

Uống trà có ảnh hưởng tích cực đến chức năng của hệ thống tim mạch. Tuy nhiên, việc pha thêm sữa vào trà (ví dụ như trà sữa) sẽ làm mất đi lợi ích này. Bởi các nhà khoa học phát hiện ra rằng casein - protein có trong sữa có thể loại bỏ công dụng của trà.

Quyên Nguyễn

Nguồn: Brightside

Chủ đề chính: #sống_khỏe

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn