Thái Hà An insane guy who loves wind (ノ≧ڡ≦)

14 dấu hiệu nhận diệu kẻ đóng vai nạn nhân

Đăng 7 năm trước

Bạn đã bao giờ khó chịu vì một ai đó luôn tỏ ra yếu đuối như nạn nhân của tất cả mọi chuyện? Hãy kiểm tra 14 dấu hiệu sau để biết ai đang cố tình đóng vai nạn nhân nhé!

Tất cả chúng ta đều đã từng đóng vai nạn nhân trong một hoàn cảnh nào đó.

Bao nhiêu người đã đổ lỗi cho anh chị em trong nhà vì một chiếc lọ gia truyền vị vỡ? Bao nhiêu người đã chỉ tay về phía đồng nghiệp khi công việc có rắc rối xảy ra? Nhưng cứ mãi đóng vai nạn nhân thực sự rất kinh khủng, nó chỉ khiến bạn càng ngày càng tồi tệ hơn mà thôi.

Cùng xem xét 14 dấu hiệu của những “nạn nhân bất đắc dĩ” dưới đây, và tìm ra cách khác để giải quyết vấn đề nhé!

1. Họ không chịu trách nhiệm

Đây là đặc trưng tiêu biểu của những “nạn nhân”. Nạn nhân luôn gặp khó khăn trong việc chấp nhận phần đóng góp của mình đối với vấn đề, cũng như chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh. Thay vào đó, họ đổ lỗi, hoặc cố tình làm ngơ đi. Tất nhiên là họ không lu loa lên rằng mình là nạn nhân, nhưng cũng ngầm ám chỉ mình chỉ là bị hại.

Phương pháp ở đây là gì?

Mỗi hoàn cảnh, tình huống và trải nghiệm trong cuộc sống đều cho chúng ta cơ hội để trưởng thành. Có thể chúng ta không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự việc, nhưng phải luôn hỏi tự hỏi liệu mình có góp phần gì vào đó không. Những câu hỏi như vậy đều mang lại lợi ích cho mỗi người, ngoài việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm và hợp tác, còn có thể giúp tránh những sự việc tương tự lần sau.

2. Họ đóng băng cuộc đời của chính họ

Kẻ đóng vai nạn nhân tin rằng mình có được lòng thương hại của tất cả mọi người. Tức là nếu họ có những bước thăng tiến trong cuộc sống, thì họ cảm thấy quyền năng được thương hại của mình bị giảm đi. Một lẽ tất nhiên là cuộc đời của họ sẽ cứ trì trệ mãi. Nếu có ai đó hỏi tới, họ sẽ than vãn cả tá lý do mà họ bị mắt kẹt. Nhưng điều quan trọng nhất là kế hoạch thoát ra thì họ sẽ chẳng bao giờ đả động tới đâu.

Vậy phải làm sao?

Nạn nhân cần hiểu rằng chỉ một chút thay đổi nhỏ trong thái độ thôi chúng có thể gặt hái được phần thưởng lớn. hãy cố gắng giúp họ lập danh sách những bước nhỏ và dễ thực hiện, để họ có thể từng bước đạt được mục đích sống của mình.

3. Họ luôn tỏ vẻ thù hận

Nạn nhân luôn thích phàn nàn trách móc. Họ coi đó là một loại vũ khí, để đề phòng khi ai đó hỏi tới trách nhiệm. Nạn nhân sẽ kể lể chuyện quá khứ đau buồn bị tổn thương, và dùng nó làm lý do bao biện cho việc họ không chịu thay đổi thái độ. Đau khổ và hận đời là trụ chống đỡ cho cuộc sống tù túng của họ.

Nên làm gì?

Cách tốt nhất là mặc kệ những lời than vãn của họ. Kẻ đóng vai nạn nhân cần biết rằng trách cứ chỉ khiến đời họ xuống dốc. Và hơn nữa, nếu cứ đổ lỗi cho người khác, thì liệu họ có còn là nạn nhân đáng thương nữa hay không?

4. Họ không quyết đoán

Nạn nhân thực sự không tin rằng họ có thể làm chủ được cuộc đời mình, nên họ luôn đấu tranh để khẳng định cái họ cần, cái họ muốn và cái họ xứng đáng được nhận. Cuộc sống của họ sẽ là những vòng lặp lại của sự thụ động, cũng như tính dễ dàng thuận theo ý người khác. Không phá vỡ được vòng luẩn quẩn này, họ sẽ phải chịu những tổn hại cả về sức khỏe và tinh thần.

Kẻ đóng vai nạn nhân phải làm sao?

Đầu tiên, có lẽ họ nên nhờ tới bác sĩ tâm lý, hay một nhà tư vấn. Hoặc có thể tìm đọc những cuốn sách có tác dụng khơi dậy tinh thần. Việc học cách trở nên quyết đoán không phải chuyện một sớm một chiều, mà cần có thời gian để thay đổi bản thân. Học hỏi, thực hành, vấp ngã, rồi đứng dậy. Cuối cùng, nạn nhân sẽ không còn cảm thấy bất lực và tự thương hại, những cảm xúc đã từng dìm cuộc đời họ xuống nữa.

5. Họ cảm thấy mình không có quyền lực

Đây là một hành vi ngầm, vì kẻ đóng vai nạn nhân không tỏ ra mình là một người bất lực. Trái lại, họ sẽ cố gắng thao túng, ép buộc hoặc ngấm ngầm để đạt được cái họ cần. Thường thì nạn nhân là những người hay nghi ngờ, cảm thấy bất an, và luôn luôn muốn là người đầu tiên nghe những câu chuyện tầm phào.

Phải làm thế nào?

Thứ nhất, đừng chơi trò chơi của họ. Hãy tránh xa những chỗ ngồi lê đôi mách hoặc câu chuyện về sự bất an của họ. Hãy cho họ thấy rằng, bạn sẵn sàng giúp đỡ họ, chứ không phải ngồi nghe họ kể khổ vì sự bất lực của mình.

6. Họ chẳng tin một ai

Vấn đề không chỉ là không tin tưởng ai khác. Mà thậm chí họ còn không nghĩ rằng chính mình là một người đáng tin. Và thế là họ cho rằng ai cũng là kẻ không đáng tin như vậy.

Giải quyết thế nào đây?

Hãy đưa ra những bằng chứng. Có phải ai cũng là kẻ bất tín đâu? Trên đời còn rất nhiều người đáng tin cậy, những người luôn mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho ngườ ikhác. Những người vẫn muốn giúp đỡ bạn. Nạn nhân cần xem lại định kiến của chính mình về những người xung quanh. 

7. Họ không biết cách giới hạn

Trong những mối quan hệ, nạn nhân không hề hiểu thế nào là giới hạn. Họ không biết cách nói những câu kiểu như “Thôi đủ rồi đấy.”

Họ phải làm thế nào? 

Nạn nhân cần vạch ra giới hạn dành cho riêng mình. Thế nào là điểm cực đại mà họ có thể thực hiện trong một mối quan hệ hay trong bất cứ trường hợp nào khác? Đó chính là nghĩa vụ của họ: Tự quyết định ranh giới cho bản thân.

8. Họ dễ dàng bị cuốn vào tranh luận

Nạn nhân luôn gặp vấn đề với cái gọi là tranh đấu. Với họ, tranh đấu là một cuộc chiến tranh. Họ luôn cảm thấy mình có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.

Cách chữa trị là đây.

Kẻ đóng vai nạn nhân cần biết luôn có những ý kiến trái chiều hoặc lời phê bình trong mọi vấn đề. Tranh luận rất có ích trong cuộc sống. Nhưng, họ luôn có sự lựa chọn có tham gia vào những cuộc tranh cãi nhỏ nhen hay không.

9. Họ tự thương hại bản thân

Nạn nhân luôn có xu hướng tự thương hại. Chiếc gương của họ luôn phản chiếu hình ảnh một đứa bé đáng thương không hề phòng vệ. Vì người khác không thường xuyên tỏ ra đồng cảm với họ, nên họ tự thương hại lấy mình, chỉ để tỏ ra là một người thiếu chín chắn trước mặt người khác. Lâu dần, việc này khiến họ mắt kẹt trong vai trò nạn nhân.

Phương pháp là gì?

Ai cũng đều có những trải nghiệm tồi tệ và những ngày xui xẻo. Kẻ đóng vai nạn nhân cần ngừng ngay suy nghĩ rằng mình là kẻ bất hạnh nhất thế gian, một người luôn phải chịu buồn đâu, khổ sở, và những hoàn cảnh bất công.

10. Họ thường xuyên so sánh mình với người khác

Những người đóng vai nạn nhân thường có thói quen so sánh mình với người khác một cách tiêu cực. Và sự thật là chúng ta đã tự hạ thấp mình khi so sánh kiểu như vậy.

Làm thế nào?

Thay đổi quan điểm của mình. Nạn nhân cần nhìn nhận đúng những điểm tốt và những phẩm chất của bản thân. Có thể mình không phải người may mắn, nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng tệ hại mà, đúng chứ?

11. Họ luôn thấy thiếu thốn trong cuộc sống

Kể cả khi những điều tốt đẹp tới, nạn nhân cũng tìm ra được khuyết điểm hoặc luôn cảm thấy chưa đủ. Nạn nhên sẽ phàn nàn về những lời phàn nàn, và rồi lại phàn nàn rằng họ không thể ngừng ca thán. Ôi cái vòng luẩn quẩn thật đáng sợ!

Làm sao?

Họ nên quan tâm tới những điều tốt đẹp xung quanh. Hãy biết cách trân trọng, và tập thói quen suy nghĩ tích cực và lạc quan.

12. Họ là những nhà phê bình đại tài

Nạn nhân luôn có nhu cầu hạ người khác xuống và bới lông tìm vết ở người khác. Bằng cách đó, họ sẽ thấy mình ở đẳng cấp cao hơn sơ với mọi người.

Cách khắc phục:

Những kẻ đóng vai nạn nhân thân mến, hãy dồn hết sức lực để hoàn thiện bản thân đi. Bằng cách đó, hình ảnh của họ cũng sẽ trở nên đẹp đẽ, hơn là hạ bệ người khác.

13. Họ tự cho rằng mình là hoàn hảo

Nực cười thay, nếu chẳng may bị bắt gặp lỗi lầm gì đó, đột nhiên họ lại trở thành người hoàn hảo. Sự kiêu ngạo và tự luyến này khiến nạn nhân xa rời khỏi những mối quan hệ thật lòng và những sự hợp tác đáng tin cậy.

Nên làm gì?

Họ cần bỏ ngay từ “hoàn hảo” ra khỏi từ điển, và chấp nhận rằng chẳng có ai hoàn hảo trên đời này. Thêm nữa, họ cần nhìn nhận những sai sót và thất bại của mình.

14. Họ đẩy những người xung quanh ra xa

Nếu cảm thấy có sự bất ổn nào trong các mối quan hệ, họ chỉ có một chiến lược duy nhất là loại bỏ yếu tố đó ra khỏi cuộc đời mình “vì chúa”. Không phải là một sự nguy hiểm hay cấp bách gì liên quan đến tình mạng, chỉ đơn giản là những hành động khiến nạn nhân cảm thấy bị đả kích.

Nạn nhân cần làm gì?

Thở thật sâu. Để bộ não nghỉ ngơi trong chốc lát. Tản bộ để tâm hồn thư thái hơn.

Nạn nhân cần hiểu rằng, tránh xa người khác không phải là cách để giải quyết vấn đề hay xung đột. Họ có thể dùng những cách tích cực hơn để giải quyết, ví dụ như nói rõ cảm giác của mình cho người khác biết.

Suy cho cùng, những người đóng vai nạn nhân sẽ chỉ nhận được những hậu quả tồi tệ nếu họ không chịu thay đổi thái độ của chính mình!

Theo lifehack

Thái Hà (dịch)

Chủ đề chính: #nạn_nhân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn