Trần Thanh

18 bức ảnh thay đổi góc nhìn của chúng ta về Trái Đất và vũ trụ

Đăng 4 năm trước

Chỉ 60 năm kể từ khi vệ tinh đầu tiên phóng vào không gian và trong khoảng thời gian ngắn đó, chúng ta đã nghiên cứu để sản xuất ra tàu không gian, thứ đưa con người đến hành tinh khác. Chúng ta vẫn chỉ biết rất ít về vũ trụ nhưng nhờ vào tàu thăm dò không gian và kính viễn vọng, giờ đây chúng ta có thể thấy những vật thể nằm rất xa trong không gian qua những bức ảnh. Nguồn: Brightside

18. Góc nhìn khác của Mặt Trăng với nền là Trái Đất

Như ta đã biết, vệ tinh tự nhiên luôn hướng một mặt cố định về phía chúng ta. Thời gian cho mặt trăng quay xung quanh Trái Đất tương đương với thời gian Mặt Trăng tự quay quanh trục của nó. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng sẽ thấy Mặt Trăng giống nhau. Ví dụ, ở Bắc cực chúng ta có thể thấy cực nam Mặt Trăng và ở Nam cực chúng ta thấy được cực bắc.

17. Sự biến đổi của sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương đã không còn là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời vào năm 2006 và hiện giờ nó là một hành tinh lùn cùng những hàng xóm của nó, sao Eris và sao Ceres. Và Eris cũng là lí do cho việc sao Diêm Vương không được xét là một hành tinh: Khi Eris chuẩn bị được gọi là hành tinh thứ 10 trong Hệ Mặt Trời thì trong quá trình thảo luận, các nhà khoa học quyết định cả sao Eris và sao Diêm Vương đều không đủ sát với định nghĩa cơ bản của một hành tinh.

16. Hội Trái Đất phẳng rơi vào thế bí

Hình ảnh này được chụp trên đỉnh núi Everest đã đặt ra cái kết cho Hội Trái Đất phẳng. Tuy nhiên, có một ý kiến cho rằng đây là bức ảnh được chụp bằng thấu kính mắt cá và thấu kính đã bẻ cong bức ảnh. Nhưng vấn đề đáng nói là bức ảnh này thu hút sự chú ý bởi lượng rác ở Everest bao gồm những lá cờ mà những người leo tới đỉnh núi để lại.

15. Tinh vân sủi bọt

Tinh vân sủi bọt cách Trái Đất xấp xỉ 7100 năm ánh sáng, ở chòm sao Thiên Hậu. Đường kính của nó dài 7 năm ánh sáng, hơn 1,5 lần kích thước Mặt Trời và hàng xóm gần nhất của nó, Alpha Centauri. Tinh vân được phát hiện vào 1787 bởi William Herschel, nhưng tới 2016 chúng ta mới có những bức ảnh chi tiết nhờ kính viễn vọng Hubble Space.Tuổi của ngôi sao mà cấu thành tinh vân là khoảng 4000 năm và khối lượng của nó gấp 45 lần khối lượng Mặt Trời. Đây là một ngôi sao vô cùng nóng. Vòng đời của nó không quá dài và theo các nhà khoa học, trong 10 - 20 nghìn năm, nó sẽ nổ tung thành ngôi sao mới.

14. Tên lửa Chim Ưng 9 phóng vệ tinh Hispasat 30W-6

Vào ngày 6/3/2018, tên lửa Chim Ưng 9 đã phóng một vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo Trái Đất cái mà sẽ hoạt động 15 năm. Đây là lần phóng lần 15 của SpaceX, và vệ tinh lớn nhất mà công ty Elon Musk's từng phóng vào quỹ đạo.Tên lửa Chim Ưng 9 đặc biệt vì động cơ riêng (bộ phận tự tách lìa khi dùng hết nhiên liệu) đầu tiên của nó có thể sử dụng nhiều lần nhưng lần này nó không thể tự hạ cánh vì một vài vấn đề công nghệ.

13. Bầu không khí giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Bức ảnh chụp Mặt Trăng ở phía trước bầu  khí quyển Trái Đất.

12. ISS phía trước Mặt Trăng

Bộ phận đầu tiên của Trạm Vũ trụ Quốc tế đã được phóng vào quỹ đạo Trái Đất vào năm 1998. Hiện nay ISS nằm phía trên bề mặt hành tinh với khoảng cách khoảng 400km và tốc độ quay khoảng 27.000km/h. Giá đầy đủ của trạm hiện giờ là 150 tỷ đô la Mĩ.

11. Sự phun trào của đỉnh Sarychev trên đảo Kuril

Đỉnh Sarychev nằm trên đảo Muata - một trong những đảo của quần đảo Kuril. Đây là một núi lửa đang hoạt động, đã phun trào 11 lần trong 250 năm. Lần phun trào gần đây nhất diễn ra vào năm 2009 và các phi hành gia đã chụp một bức ảnh về nó. Sự phun trào này mãnh liệt tới mức khiến cho bờ biển dài thêm nửa ki - lô - mét.

10. Curiosity đang selfie với khung cảnh sao Hỏa

Phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa - tên chính thức của Curiosity, thứ đang nghiên cứu bề mặt sao Hỏa từ năm 2012. Nhờ Curiosity các nhà khoa học đã nghiên cứu về lượng bức xạ, thứ mà các thành viên trong đội thám hiểm khi tới sao Hỏa sẽ tìm hiểu. Nó gấp 300 lần chỉ định hằng năm được đặt ra cho những người công tác trong lĩnh vực nguyên tử. Đó là lí do tại sao thời gian tối đa một người có thể ở trên một hành tinh đỏ không nên quá 500 ngày.

9. Chỗ phình ở giữa dải ngân hà Mikky Way

Trung tâm dải ngân hà cách chúng ta 27.700 năm ánh sáng và đó là phần hoạt động nhất trong Mikky Way, nơi mà những ngôi sao mới hình thành. Chỗ phình của nó là một bộ dày đặc những ngôi sao cũ. Người ta tin rằng tại trung tâm ngôi nhà chung của chúng ta có 2 hố đen, một trong số chúng đồ sộ gấp 43 lần Mặt Trời.

8. Sao Hỏa cách Trái Đất 50 nghìn dặm

Vào tháng 5/2016, sao Hỏa chỉ cách Trái Đất 80 nghìn km, điều này khiến kính viễn vọng Hubble "có một tầm nhìn tốt" vố những vật thể 30×50km. Bạn có thể thấy những đám mây phía trên các cực của hành tinh đỏ, miệng hố Cassini, miệng hố Huygens, và miệng hố Schiaparelli. Đồng thời, các nhà khoa học nghĩ rằng miệng hố sao Hỏa đã từng đầy nước, và hố Cassini nhiều nước hơn hồ Baikal.

7. Hình ảnh chi tiết nhất về tinh vân Con Cua

Tinh vân Con Cua thuộc chòm sao Kim Ngưu thực chất là tàn tích của siêu tân tinh mà những phi hành gia Trung Quốc đã chứng kiến vào năm 1054. Có một ngôi sao liên kết ở trung tâm tinh vân, thứ  mà cũng hình thành từ một vụ nổ. Đường kính của nó là 20 - 30km và khối lượng gần với khối lượng Mặt Trời.

6. Ngôi sao trẻ cách chòm sao Thiên Nga 4,5 năm ánh sáng

Phần không gian nhỏ này là một ngôi sao trẻ, tức là một vật chất tổng hợp sử dụng khí gas xung quanh nó. Các nhà khoa hoc không hoàn toàn chắc chắn rằng "phôi" không gian này sẽ có thể tích đủ khối lượng do có một ngôi sao loại O xung quanh nó. Những ngôi sao này (chỉ 65 ngôi sao trong số chúng có thể nhìn thấy trong vũ trụ) là những vật thể sáng nhất và nóng nhất trong không gian.Những ngôi sao gần với ngôi sao trẻ, khi tích đủ vật chất, sẽ sáng hơn và lớn hơn Mặt Trời, lượng phóng xạ chúng giải phóng phá hủy những cụm mây sao.

5. Bức ảnh đầu tiên được chụp bởi Neil Amstrong trên mặt trăng

Vào ngày 21/6/1969, phi hành gia người Mĩ Neil Amstrong đã đặt dấu chân đầu tiên lên mặt trăng và câu nói nổi tiếng của ông là: "Đây là bước chân nhỏ bé của một người, một bước nhảy vĩ đại của nhân loại". 15 phút sau khi Amstrong đặt chân lên mặt trăng, Buzz Adrin cũng bước xuống với ông. Đó là thời điểm kỉ nguyên mới của cuộc chinh phục không gian mở ra.

4. "Câu chuyện kì bí" về bức ảnh cuối cùng được chụp bởi Cassini

Vào ngày 15/9/2017, tàu thăm dò vũ trụ Cassini đi vào bầu khí quyển của sao Thổ và biến mất khi còn một tháng là tới lễ kỉ niệm lần thứ 20 của nó. Trong 20 năm làm việc nó đã cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều thông tin về sao Thổ và để lại cho chúng ta những bức ảnh kì vĩ về hành tinh khí khổng lồ.

3. Tinh vân Veil

Cách hành tinh của chúng ta xấp xỉ 1470 năm ánh sáng, có một tinh vân tên là Veil - là tàn dư của một siêu tân tinh. Nó khổng lồ đến mức dù khoảng cách xa xôi nhưng kích thước của nó lớn gấp 5 lần kích thước của Mặt Trăng khi tròn. Không chỉ vậy, do kích thước của tinh vân mà các nhà khoa học đã đặt tên cho từng phần khác nhau của tinh vân.

2. Tinh vân Helix

Một trong những vật thể kì ảo và độc đáo nhất có thể thấy trong vũ trụ, còn được gọi với cái tên  — "Mắt Thánh". Nó cách Mặt Trời khoảng 650 năm ánh sáng và là một trong những vật thể gần nhất trong số những đồng loại của nó. Điều thú vị là tinh vân này xuất hiện nhờ một ngôi sao tương tự như Mặt Trời. Nó đã kết thúc vòng đời và hóa thành một ngôi sao trắng lùn. Điều này nghĩa là trong 6 tỷ năm, sẽ có một "Mắt Thánh" khác thay thế Mặt Trời.

1. Bức ảnh mới nhất của sao Mộc, tháng 5/2018

Tàu do thám vũ trụ Juno đã chụp được bức ảnh độc nhất về sao Mộc. Nó được chụp từ một góc độc lạ, nơi mà Chấm Đỏ - một cơn bão lớn kéo dài - diễn ra ở bán cầu bắc. Bên cạnh đó, bạn có thể thấy những cơn bão khác trên hành tinh nhưng tất cả chúng nhỏ hơn nhiều so với cái nổi tiếng nhất này. Giá trị của bức hình, theo các nhà khoa học, nằm ở việc hành tinh được chụp với màu sắc tự nhiên của nó và điều này là sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình nghiên cứu về nó.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn