Capricorn

20 địa điểm phiêu lưu nguy hiểm nhất thế giới

Đăng 9 năm trước

Khi đến những nơi nguy hiểm này, bạn phải thật gan dạ mới được. Sự rủi ro, động vật hoang dã, những người đột kích, cái nóng...

Khi đến những nơi nguy hiểm này, bạn phải thật gan dạ mới được. Sự rủi ro, động vật hoang dã, những người đột kích, cái nóng...

Nói chuyện với hầu hết các nhà leo núi, chạy đường mòn hoặc xe đạp leo núi, họ sẽ nói với bạn rằng đi bộ đường dài là môn ít tốn sức nhất trong các môn thể thao mạo hiểm ngoài trời. Nó quá chậm và dưỡng sinh, không cần gắng sức.

Tuy nhiên, một vài chuyến phiêu lưu nguy hiểm nhất trên thế giới nhiều khi chỉ bao gồm hành động đơn giản như đặt chân này trước chân kia. Sự rủi ro, động vật hoang dã, những người đột kích, cái nóng – chỉ cần một vài trong số những biến số này xuất hiện bất thình lình khi đang leo núi cũng có thể gây nên nhiều cái chết thương tâm. Dù có nhiều người hoàn thành hết các lộ trình của mình mà không bị xây xát gì, nhưng chỉ cần một vài sơ sẩy nhỏ thôi cũng đủ nguy hiểm và làm họ bị thương, thậm chí mất mạng.

1. Huayna Picchu, Peru

Mô tả hình ảnh


Đường mòn Inca đến Machu Picchu có thể sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn, và mỗi năm đều chịu một vài thương vong xảy ra ở đây. Nhưng nguy hiểm thật sự chỉ bắt đầu khi bạn đi theo đường mòn qua các thành phố cũ kì bí và đến Huayna Picchu, hay còn được biết với cái tên “Con đường của cái chết”. Các cầu thang Inca cũ được chạm khắc trên đá granit và leo khoảng 1000 feet. Nhưng lối đi thì đã mục nát, đầy đá vụn, đá trơn và các góc nguy hiểm. Nhiều người giải quyết vấn đề này bằng những thứ đơn giản – chúng tôi đang nói đến dép xỏ ngón và không mang theo nước.

Mây và sương mù làm cho chuyến hành trình càng trở nên khó khăn hơn, và ở một số đoạn, người leo núi phải bám vào các dây cáp bằng thép đã cũ. Đi lên thì dễ, nhưng đi xuống dễ làm cho du khách sợ hãi vì các sườn rất dốc. Tuy nhiên, khung cảnh từ Huayna Picchu vào một ngày nắng đẹp nhìn xuống Machu Picchu phía dưới rất tuyệt vời, và bạn sẽ thấy điều đó thật đáng với công sức bạn đã leo lên đây.

2. Mê cung The Maze, Utah

Mô tả hình ảnh


Khu vực xa xôi nhất của Vườn quốc gia Canyonlands mỗi năm có khoảng 2000 lượt khách ghé thăm, không chỉ bởi vì đây là một nơi đáng để tham quan. Mê cung đá đỏ với tên gọi The Maze là một nơi khó có thể chinh phục, hầu như không thể di chuyển và đầy ngõ cụt. Không những thế, nguy hiểm luôn rình rập ở đây chính là đá lở hoặc lũ quét gây chết người.

Sự nguy hiểm tột cùng của nơi này – điều mà các kiểm lâm nhấn mạnh với du khách nên đọc kĩ hướng dẫn chi tiết và giữ liên lạc với nhau – đã giữ cho số lượng thương vong giảm xuống mức zero, dù số vụ tự tử tăng gấp đôi vào mùa hè năm 2013.  Tuy nhiên, thương vong và tai nạn ở những nơi còn lại trong Canyonlands thường xảy ra, điều đó cho thấy mê cung The Maze sẽ nguy hiểm chết người như thế nào nếu có người đến được đây.

3. Núi Hua Shan, Trung Quốc

Mô tả hình ảnh


Những người hành hương đã leo lên những ngôi đền trên 5 ngọn tháp ở núi Hua Shan trong nhiều thế kỉ. Hầu như tất cả những chuyến leo lên như vậy rất nguy hiểm, do cầu thang gần như dựng đứng và có ít chỗ bám. Tuy nhiên, con đường lót ván đến núi Nam là một câu chuyện khác. Được gọi là nơi leo núi nguy hiểm nhất hành tinh, con đường này gồm nhiều tấm ván gỗ được bắt vít gắn vào bên sườn núi cheo leo.

Trekker (người đi thám hiểm) cần bám vào một dây xích sắt đặt song song với những tấm ván treo lơ lửng cách mặt đất cả ngàn feet. Ngay cả việc đến được con đường lót ván đã khó khăn rồi, lại còn phải leo lên một cầu thang thép thẳng đứng. Đến một lúc, những tấm ván sẽ biết mất hoàn toàn và người leo núi phải đi trên những tảng đất cỏ mọc trên đá. Không có một số liệu thống kê chính thức về tỉ lệ tử vong, nhưng theo như lời đồn đoán thì có khoảng 100 người mỗi năm chết tại núi Hua Shan. Nhân con số này với số thế kỉ đã đi qua sẽ được một con số khổng lồ có thể biến nơi đây thành nơi nguy hiểm nhất thế giới.

4. Đường sắt Kokoda, Papua New Guinea

Mô tả hình ảnh


Đường sắt Kokoda đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm. Năm 1942, đây là thời gian diễn ra cuộc giao tranh dữ dội giữa Nhật Bản và Úc. Các tuyến đường gần như không hoạt động cho đến thập kỉ vừa qua, khi các tay leo núi mạo hiểm phát hiện ra con đường di chuyển khó khăn dài 60 dặm nối liền ngoại ô Port Moresby và làng Kokoda.

Năm 2009, 13 người thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay trên đường đi đến đoạn đường sắt này, và thêm 4 người leo núi nữa chết tại đây. Họ đã phải đối mặt với bệnh sốt rét, cái nóng cực độ vào ban ngày và cái lạnh giá vào ban đêm cùng những cơn mưa lạnh thấu xương. Con đường này đầy nguy hiểm với bùn lầy có thể bị trượt chân hay trẹo mắt cá, rễ cây trơn và một số nơi đã thành thác nước. Như bạn có thể lường trước, cái chết và điều kiện khắc nghiệt nơi đây sẽ bắt đầu ngăn cản bước chân phượt thủ.

Kể từ năm 2009 cướp đi sinh mạng của nhiều người xấu số, chính phủ Úc và Papua New Guinea đã chi hàng triệu đô-la để mua thêm nhiều trang thiết bị tối tân để nâng cao cơ sở hạ tầng cho đường sắt này. Bạn sẽ vẫn thấy các mối nguy hiểm được kể ra ở trên, nhưng con đường hoang sơ giờ đã thay đổi rất nhiều.

5. Đường sắt qua núi Drakensberg, Nam Phi

Mô tả hình ảnh


Số liệu thống kê thường lặp đi lặp lại về việc trước năm 1985, đã có 55 người thiệt mạng tại đường sắt qua núi Drakensberg. Sau đó, chúng tôi đoán là các quan chức đã mệt mỏi trong việc tính toán, nhưng các con số thương vong vẫn được báo cáo hàng năm về những chuyến đi 40 dặm qua Vườn quốc gia Natal, nơi đi qua nhiều địa hình núi cao vừa nguy hiểm nhưng cũng đẹp nhất thế giới.

Phần khó khăn nhất có lẽ là đoạn đường bắt đầu đi. Hai thang dây ọp ẹp đưa các nhà leo núi đến chỏm núi nơi mà dấu vết động vật đi qua, trại chăn gia súc và sỏi đá được rải đầy cùng nhau tạo nên con đường mòn. Nhưng kết quả sẽ vô cùng xứng đáng, sẽ có một trạm dừng tại Amphitheater, một vách đá cheo leo lớn gấp 3 lần El Capitan.

6. Cascade Saddle, New Zealand

Mô tả hình ảnh

Nếu bạn muốn thấy tất cả những khung cảnh trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn, bạn phải đến Vườn quốc gia núi Aspiring ở đảo phía Nam New Zealand. Nhưng bạn có thể muốn bỏ qua lộ trình đến Cascade Saddle, một chuyến đi 2 ngày đi 11 dặm qua các rừng sồi và núi cao. Mặc dù có nhiều ý kiến về việc những năm trước có ít nhất 12 người thiệt mạng tại đây, chủ yếu là do té ngã khi đi xuống qua các tảng đó ẩm ướt và trơn trượt. Một trekker người Đức đã trượt ngã và mất vào tháng 7 năm 2013, khiến các nhân viên điều tra địa phương yêu cầu các quan chức hoặc là phải đóng con đường này hoặc là sửa chữa lại để an toàn hơn.

7. Dãy đồi Aonach Eagach, Scotland

Mô tả hình ảnh


Aonach Eagach là một trong những nơi mang tính biểu tượng của Scotland. Con đường dài 4 dặm đi theo thung lũng Glen Coe, băng qua 2 ngọn núi Munros, và mang lại những khung cảnh đẹp nhất của đất nước này. Nó còn có một đường mòn hình lưỡi dao với những hòn đá nhỏ và cỏ mọc ở sườn dốc hai bên, không có đường tắt ra khỏi vùng núi khi thời tiết xấu.

Đây cũng là nơi bắt nguồn của nhiều vấn đề. Những người đi bộ qua vùng đồi này cố gắng rời khỏi sườn núi trước khi đến được đỉnh Sgorr nam Fiannaidh và con đường đi xuống dễ nhất. Một vài tai nạn xảy ra trên dãy đồi này hằng năm, có 2 trường hợp tử vong năm 2009. Nếu bạn thích chinh phục độ cao, bạn nên thử cảm giác đối mặt với những rủi ro tại đây – miễn sao bạn không bị mắc kẹt trong một nhóm leo núi “dỏm” là được.

8. Kalalau, Hawaii

Mô tả hình ảnh


Đường mòn Kalalau dọc theo bờ biển Na Pali là một nơi đáng để khám phá ở Hawaii với nhiều đặc điểm hấp dẫn – rừng biệt lập, sườn núi lửa dốc, bên cạnh là một bãi biển hoang sơ chưa khai thác hết. Nhưng chuyến đi bộ 22 dặm qua một nơi đẹp như thiên đường này có thể trở nên chua chát một cách nhanh chóng. 3 con đường giao nhau chính có thể lầy lội nhanh chóng khi trời mưa, và đá lở - đặc biệt quanh các thác nước – luôn là một nỗi lo ngại. ¾ của quãng đường là các mỏm núi nhô ra, vượt qua những đoạn đó có thể nên nguy hiểm khôn lường, nhất là đi trong mưa.

Con đường mòn này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra vô số vụ tai nạn, nhưng con đường hẹp không phải là mối đe dọa chết người lớn nhất. Hơn 100 người đã kết thúc cuộc đời của họ khi bơi ở những bãi biển cách xa đường mòn, và những cộng đồng người sống tạm ở trên các bờ biển thường rất thô lỗ, thậm chí tàn bạo. 2 năm trước, một con nghiện ma túy đã quăng một du khách người Nhật ra khỏi vách núi, bắt đầu cuộc “săn người” man rợ kéo dài 4 tháng.

9. El Caminito del Rey, Tây Ban Nha

Mô tả hình ảnh


Trong hẻm núi El Chorro thuộc tỉnh Malaga, Tây Ban Nhan, Caminito del Rey (Con đường của vua) treo lơ lửng trên vách núi với độ cao cách mặt đất 100 feet. Con đường bằng bê tông và thép dài 2 dặm này được xây dựng hơn 100 năm trước để phục vụ cho công nhân tại một nhà máy thủy điện địa phương, nhưng theo thời gian, nó trở thành một điểm đến dành cho những người mê mạo hiểm, đặc biệt khi có những phần của con đường bị sụp đổ dần. Con đường đã chính thức bị đóng, nhưng các tay leo núi vẫn chọn nơi này để chơi game show mạo hiểm Fear Factor, với yêu cầu phải vượt qua phần bị mòn hơn 10 bước chân. Thậm chí nếu nhà nước tu sửa lại những phần đường đã hư hỏng, Caminito vẫn nằm trong danh sách những con đường mòn gây cảm giác “chóng mặt” nhất thế giới.

10. Núi Nam Maroon Bells, Colorado

Mô tả hình ảnh


Núi Maroon Bells là một trong những danh lam thắng cảnh của đất nước, và nhiều người hoàn thành chuyến đi của mình lên đây một cách an toàn mỗi năm – nhưng điều đó không được đảm bảo tuyệt đối. Cuộc hành trình dài 12 dặm để leo đến đỉnh của vùng phía Nam của ngọn núi đầy rẫy những cánh đồng trơ đá, những con đường dốc, rãnh, nhiều nơi dễ bị lạc. Và ở đây thời tiết cũng tương đối khắc nghiệt.

Con đường mòn tương đối dễ đi cho đến khi bạn đi được hơn 11000 feet trên sườn dốc phía của nó. Từ đây, những bậc leo trở nên khó khăn hơn bao nhiêu thì bạn sẽ lên cao bấy nhiêu. Núi Maroon Bells được biết đến là một địa điểm “chết người” sau khi 8 người thiệt mạng trong 5 sự cố khác nhau, khiến họ còn có biệt danh là “Những cái chuông chết”. Một dấu hiệu của Cục Kiểm lâm Mỹ trên đường mòn đã tổng kết lại: “Núi Maroon Bells xinh đẹp… đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm một vài năm trước. Những bậc leo không phải được thiết kế dựa vào kĩ thuật tinh xảo, nhưng chúng có những hiểm họa không ngờ tới. Đá tảng rất dễ rơi xuống dốc khi chúng trụ không vững trên nền đất, rất không ổn định. Vì thế, chúng rất nguy hiểm cho tính mạng và không thể cảnh báo trước được. Những cánh đồng tuyết cũng rất nguy hiểm, không được sửa sang và không phù hợp với người mới tập leo núi. Những nhà leo núi chuyên nghiệp mà không biết những lộ trình đi cho đúng cũng đã mất mạng trên những đỉnh núi nơi đây.”

11. Đường mòn Mist, California

Mô tả hình ảnh


Con đường mòn Mist dài 14,5 dặm là một trong những con đường phổ biến nhất lên đỉnh Half Dome, thuộc Vườn quốc gia Yosemite. Dù mỗi ngày có đến 3000 người leo núi có thể ra khỏi đường mòn một cách an toàn, vẫn có những chỗ khó khăn khiến bạn có thể bị thương nặng nếu như bạn không chuẩn bị kĩ cho chuyến đi. Theo một trang web đi bộ đường dài của Yosemite, hơn 60 người đã thiệt mạng trên đỉnh Half Dome và chính con đường mòn này đã dẫn đến việc đó.

Những sợi dây cáp bằng thép hỗ trợ các nhà leo núi tại 400 feet cuối cùng trên đường leo lên, nhưng những phần còn lại vẫn đầy thách thức. Bạn cần phải có kĩ thuật điêu luyện để có thể vượt quá, nhất là khi trời mưa thì dây cáp rất trơn. Nết có bất kì mối đe dọa nào từ sấm sét, có những vị trí tiếp xúc của dây cáp sẽ cực kì nguy hiểm. 5 người đã bỏ mạng trên đỉnh Half Dome trong 9 năm qua, và hầu hết những vụ tai nạn xảy ra do trượt chân bởi đá ẩm ướt và trơn.

12. Đỉnh Longs, Colorado

Mô tả hình ảnh


Một trong những đỉnh núi phổ biến nhất của Colorado cũng là một trong những đỉnh nguy hiểm nhất bởi độ rủi ro cao, đá trơn trượt, sét đánh thường xuyên và lối đi hẹp. Trung bình mỗi năm có một người chết ở đây, và với mức độ khó thuộc cấp độ 3, đây là một trong những lộ trình có nhiều thử thách nhất trong tất cả những đỉnh núi cao trên 14000m so với mực nước biển ở tiểu bang Colorado.

Con đường mòn trên đỉnh Longs khá bằng phẳng cho đến khi bạn đến một nơi có tên gọi là Keyhole. Từ đây, những nhà leo núi phải bò theo những lối đi hẹp, đi theo những điểm đen được vẽ sẵn để đi đúng đường và tiếp tục chuyến hành trình. Đây không phải là leo núi đòi hỏi nhiều kĩ thuật, nên sẽ dễ dàng cho nhiều tay leo núi đi vào con đường này.

Một trong những người nổi tiết đã thiệt mạng ở đỉnh Longs là nhà leo núi Agnes Vaille. Sau khi cô và người bạn đồng hành leo đến đỉnh thành công, Vaille đã rơi từ độ cao 1500 feet xuống một cánh đồng đá. Do kiệt sức, cô nói với người bạn của mình rằng cô sẽ chợp mắt một chút trước khi tiếp tục cuộc leo núi., nhưng cô đã bị lạnh đến đóng băng và không còn thở khi các nhân viên cứu hộ tìm thấy cô. Một trạm Agnes Vaille được dựng lên, đây chỉ là một cái chòi nhỏ trên con đường mòn để tưởng niệm cô gái leo núi thám hiểm này.

13. Núi Pinatubo, Philippines

Mô tả hình ảnh


Những người đến từ khắp nơi trên thế giới đến Philippines để leo lên ngọn núi Pinatubo bên hồ miệng núi lửa. Nhưng sau 400 năm không hoạt động, ngọn núi lửa này đột nhiên phun trào vào năm 1991, cướp đi sinh mạng của 800 người. Năm 1992, một đợt phun trào nữa diễn ra và khiến 72 người trở thành nạn nhân của ngọn núi lửa này.

Vụ phun trào núi lửa Pinatubo là vụ lớn thứ hai của thế kỉ, thải ra ít nhất 15 triệu tấn khí sulfur dioxide, vì thế làm giảm nhiệt độ trên phạm vi toàn cầu, suy giảm tầng ozone và mang bùn núi lửa (những mảnh vụn núi lửa) rơi xuống như mưa.

Nếu bạn bỏ qua việc ngọn núi lửa này có thể sẽ đột ngột phun trào, chuyến đi sẽ tương đối dễ dàng và chỉ tốn khoảng từ 50 phút đến 2 giờ để hoàn thành. Nếu bạn tắm ở hồ miệng núi lửa, hãy cẩn thận khi bơi vào giữa hồ vì ở đó có những dòng chảy mạnh.

14. Núi đá Angle’s Landing, Utah

Mô tả hình ảnh


Chuyến đi ngắn ngày lên ngọn núi này đã thu hút hàng ngàn người, nhiều người trong số đó chọn con đường mòn nửa dặm cho đảm bảo. Hầu hết các chuyến leo núi thường khá dễ dàng, nhưng số lượng người leo núi tăng nhanh có thể dẫn đến ùn tắc giao thông gây nguy hiểm tại các điểm trên cao.

Con đường là một phẩn mở rộng của đường mòn West Rim, du khách bắt đầu đi theo một sườn đá sa thạch hẹp với vách đá dốc. Điểm lên cuối cùng là một cầu thang đá dốc dẫn đến đỉnh của một phiến đá cát. Lối đi chỉ đủ rộng cho một người, nếu có người muốn vượt bạn, bạn hoặc là phải đi trên đá hoặc bước ở phía rìa cheo leo rất nguy hiểm. Có những chuỗi neo hỗ trợ người leo núi vào phần cuối của chuyến đi. Tuy nhiên, một số người không tham gia phần này.

Ở đây mọi thứ đều trở nên nguy hiểm. Công viên quốc gia nói rằng ít nhất 5 người đã thiệt mạng trên núi Angel’s Landing, và còn cho biết thêm đây là danh sách không đầy đủ. Điều đó có nghĩa là chưa nói đến những người rơi ngã và được cứu sống, điều mà hầu như năm nào cũng xảy ra.

15. Đường mòn Bright Angel, Arizona

Mô tả hình ảnh


Nhiều người mất mạng hoặc bị thương trên con đường mòn này nên dịch vụ công viên đã thành lập ra một đoàn trinh sát chuyên dụng để giúp những người leo núi gặp nạn. Chuyến đi trên con đường mòn dài 9,5 dặm thường xuyên có nhiệt độ đạt đến 110 độ, gây ra khoảng 200 vụ tai nạn về nhiệt mỗi năm.

Không giống như một số con đường mòn Grand Canyon, con đường này có các trạm nghỉ với nguồn nước dọc theo đường đi. Tuy nhiên, nhiều người đi bộ mất cảnh giác khi thấy đường đi vào con đường mòn khá dễ và lối ra cũng không quá tệ. Họ không tính đến việc lối ra toàn con đường dốc và có thể trở nên ngột ngạt và nóng bức như các bẫy nhiệt ở hẻm núi – nơi nhiệt độ có thể tăng thêm 20 độ và nóng hơn so với vành đai núi. Bất chấp những lời cảnh báo bằng nhiều thứ tiếng được ghi trên các tấm bảng cắm ở đường mòn, nhiều người vẫn phạm những sai lầm như không mang đủ nước, nghỉ ngơi không đủ trong suốt chuyến đi hoặc khởi hành đi quá muộn trong ngày.

16. Núi Washington, New Hampshire

Mô tả hình ảnh


Những người leo núi lần đầu khởi hành chuyến đi của mình ở đây với quần short và áo thun, họ phải chịu cảnh thân nhiệt bị hạ đột ngột khi mới đi được nửa đường vì nhiệt độ giảm mạnh. Điều đó là đặc điểm của núi Washington, một đỉnh núi khá nhỏ nhưng có thời tiết vô cùng khắc nghiệt. (Đài khí tượng Mount Washington đã nói rằng đây là “Nhà của các kiểu thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới”)

Hơn 100 người đã thiệt mạng tại đây, hoặc là do bị thổi bay ra khỏi núi, do bị hạ thân nhiệt, hoặc do tuyết lở cuốn đi. Nhiệt độ trung bình hằng năm ở đây là 27,1 độ, và nhiệt độ trên đỉnh không bao giờ đạt 72 độ. Thêm vào đó, ngọn núi có tốc độ gió đạt kỉ lục thế giới với 231 mph, được ghi lại trên đỉnh núi vào năm 1934. Lối đi lên có rất nhiều đá, dốc và gồ ghề.

“Không có gì đảm bảo rằng người leo núi sẽ ra khỏi vùng núi an toàn, vì vậy nếu an toàn là tiêu chí hàng đầu bạn đặt ra, bạn đừng nên đến đây.”, phát biểu trên trang web của Công viên quốc gia Mount Washington.

17. Via Ferrata, Ý và Áo

Mô tả hình ảnh


Người châu Âu vào thế kỉ 15 đã từng leo lên Via Ferrata (tiếng Ý có nghĩa là “đường sắt”) bằng thang, và tuyến đường này sau đó được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất bởi quân đội chuyên dụng. Ngày nay, những con đường qua Dolomites trở nên dễ đi hơn nhờ vào những dây cáp bằng thép mới, dây thừng, lối đi bộ bằng gỗ và những cây cầu treo. Vậy nó nguy hiểm ở chỗ nào?

Những tuyến đường và dây cáp được bảo trì tốt, nhưng sự an toàn của bạn phụ thuộc vào những cái móc treo chuyên dụng cho leo núi để neo vào những dây cáp hỗ trợ.

Sau đó, bạn sẽ leo trên những bề mặt và đi quanh những chỗ nhô cao. Thương vong đã xảy ra trên những tuyến đường mà tập hợp tất cả những gì khó khăn nhất. Năm 2009, một phụ nữ người Anh thiệt mạng trong một chuyến leo núi sau khi trượt trên tuyết và rơi từ độ cao 600 feet. Một cái chết thương tâm khác ở Áo xảy ra vì các bánh răng bị hỏng.

18. Đường mòn Rover’s Run, Alaska

Mô tả hình ảnh


Rover’s Run, một con đừng mòn thơ mộng ở công viên 200 năm tuổi Far North của Anchorage, không có bất kì dốc đứng, vách núi hay thời tiết khắc nghiệt nào.  Thay vào đó, đây là nơi ưa thích của loài gấu nâu, bởi nơi đây chính là địa điểm sinh sản của cá hồi vào mùa hè. Đã có nhiều người bắt gặp gấu ở đây, không ít trong đó đã bị chúng vồ. Do đó thành phố và đại diện công viên đang tính chuyển hướng đường mòn sang con lạch vào năm nay.

Các biển báo nguy hiểm về gấu xuất hiện nhiều nơi, và nhà chức trách công viên cũng đã phong tỏa con đường mòn khi các vụ việc liên quan đến gấu gia tăng. Tuy nhiên gấu không phải là động vật nguy hiểm duy nhất ở đây. Loài hưu nổi tiếng với việc chống trả kẻ xâm nhập lãnh thổ, cũng được tìm thấy phổ biến ở đây.

19. Con đường quỷ dữ, New York

Mô tả hình ảnh


Con đường chết chóc ở New York? Đúng vậy, nó nguy hiểm như chính cái tên mà nó hay được gọi.

Con đường quỷ dữ có chiều dài hơn 24 dặm, với phần phía đông mang hơi hướng cổ điển, bao gồm 6 dặm leo lên núi Ấn. Các tay leo núi thiếu kinh nghiệm hoặc người sợ độ cao không nên thử thách ở cung đường này. Đó là một dốc núi thẳng đứng và muốn leo lên được bạn phải bám vào các gốc cây trơn. Ở một đoạn khác được gọi là “ống khói”, nơi mà các tay leo núi phải vượt qua vách đá cao 10 dặm và nguy cơ cây đổ luôn rình rập. Ở một vài đoạn khác, trượt ngã hay rơi là những hậu quả chết người được báo trước. Bạn cũng sẽ luôn phải đối mặt với đá phủ đầy rêu, bùn sâu và vũng nước trên suốt đường đi.

Theo các nhà chức trách, nhiều người mất mạng hang năm trên Con đường quỷ dữ bởi rơi ngã hay trụy tim.

20. Núi lửa Pacaya, Guatemala

Mô tả hình ảnh


Núi lửa còn hoạt động thường không phải là địa điểm lý tưởng của khách du lịch, nhưng ngọn núi Pacaya ở Guatemala, nằm gần thủ đô nước này, thì lại hoàn toàn khác. Núi lửa Pacaya bắt đầu hoạt động trở lại vào năm 1965. Kể từ đó, các vụ phun trào đã giết chết không ít người. Một vụ phun trào vào năm 2010 đã cướp đi 3 mạng sống, và một đợt phun trào sau đó 3 năm đã khiến nham thạch phủ kín 1 bên sườn núi. Các ngôi làng xung quanh đều được di tản. Tuy nhiên ngọn núi lửa này một lần nữa phun trào tro bụi và hơi nóng vào tháng 3 năm nay.

Việc trèo lên một ngọn núi lửa ngay cả khi nó không phun trào cũng là vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng các tay leo núi đã chinh phục được đỉnh núi dốc đứng này và chỉ chịu rời đi bởi sức nóng và sự rung chuyển của nó.

Cơ quan công viên quốc gia đã đóng của ngọn núi cao 8000 feet này sau những vụ tai nạn chết người, thế nhưng không ít tay leo núi gan lì vẫn tìm cách lẻn vào ngọn núi lửa này thông qua các cánh đồng lân cận.

Nguồn: outsideonline.com

Chủ đề chính: #thám_hiểm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn