Nguyễn Minh Ngọc Hà Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today. - James Dean -

22 thủ thuật tâm lý giúp bạn chiếm được thiện cảm trong giao tiếp

Đăng 5 năm trước

Không phải tất cả chúng ta đều là người 'khéo ăn, khéo nói', nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá, có rất nhiều thủ thuật tâm lý giúp bạn chiếm được thiện cảm trong giao tiếp và thu hút những người xung quanh. Dưới đây là 22 thủ thuật tâm lý giúp bạn chiếm được thiện cảm trong giao tiếp.

1. Nếu bạn không biết phải nói gì, hãy để đối phương kể về bản thân họ. Hãy làm một người lắng nghe tích cực: gật đầu, đặt câu hỏi mở và làm rõ vấn đề, thể hiện sự đồng cảm nếu đó là một chuyện buồn và mỉm cười khi đối phương kể về điều gì đó thú vị.

2. Để thể hiện sự liên lạc, hãy thử đồng bộ hóa hơi thở của bạn với người đang cùng trò chuyện.

3. Thủ thuật này thường được các nhà tâm lý học sử dụng, nhưng nó vẫn hữu ích với tất cả mọi người, đó là hãy đặt câu hỏi: "Tôi có hiểu đúng ý bạn là... không?" Nó sẽ khiến đối phương nhận ra rằng bạn đã lắng nghe cẩn thận và sẽ đánh giá cao cuộc trò chuyện. 

4. Lời khuyên này có thể không đúng về mặt đạo đức, nhưng lại rất hiệu quả: Nếu bạn muốn cảm thấy tự tin hơn giữa những người khác, hãy tưởng tượng rằng bạn là vua hoặc hoàng hậu và những người còn lại là tôi tớ. Nhưng hãy nhớ, đừng lạm dụng thủ thuật này.

5. Để tránh tình trạng không thoải mái trong một sự kiện hay một bữa tiệc, bạn hãy đến đó sớm hơn một chút. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để tìm cho mình một vị trí thoải mái và làm quen với môi trường hoặc con người ở đó. Ngoài ra, những người đến trễ sẽ gây chú ý nhiều hơn so với những người đến sớm hoặc đúng giờ.

6. Nếu bạn cần phải suy nghĩ nhanh để đưa ra lời phát biểu, nhưng lại không cảm thấy tự tin, hãy nói với chính mình, “Tôi nghĩ tôi...” và mô tả những cảm xúc lo lắng mà bạn đang cảm thấy. Điều này sẽ cho phép bạn hình dung và tự nhìn vào chính mình. 

7. Nếu bạn biết ai đó muốn chỉ trích bạn hoặc ý tưởng của bạn tại một cuộc họp, hãy ngồi cạnh họ. Điều này sẽ làm dịu cảm xúc của họ xuống. 

8. Đừng đặt túi xách, sách hoặc bất kỳ thứ gì giữa bạn và đối phương nếu hai người đang ngồi cùng bàn. Nếu bạn mang theo thứ gì đó nhưng không biết đặt nó ở đâu, hãy cầm nó bằng một tay. Nếu bạn cầm nó bằng hai tay, sẽ tạo ấn tượng về một tư thế khép kín cho người đối diện. 

9. Để khiến suy nghĩ của bạn có trọng lượng, hãy nói rằng bạn đã nghe điều đó từ bố mẹ hoặc thầy giáo. 

10. Nếu bạn đang cãi nhau với ai đó, đừng đứng đối diện họ mà hãy đứng bên cạnh - điều này sẽ giúp giảm sự kịch liệt của cuộc cãi vã.

11. Hãy chú ý đến màu mắt của một người, đồng thời mỉm cười khi bạn được giới thiệu với họ. Sự liên lạc bằng mắt của bạn sẽ được kéo dài trong vài giây và khiến họ có thái độ tốt dành cho bạn.

12. Nếu ai đó kể một câu chuyện hay trò đùa xúc phạm bạn, hãy yêu cầu họ lặp lại trò đùa hoặc yêu cầu họ giải thích về nó. Trong trường hợp này, trò đùa sẽ không còn buồn cười nữa, ngược lại, người đó sẽ cảm thấy xấu hổ.

13. Khi bạn nói "Tôi cần bạn giúp...", đối phương sẽ cảm thấy quan trọng và cần thiết, ngay cả khi bạn chỉ yêu cầu họ cho bạn mượn một cây bút.

14. Nếu bạn cần bắt tay ai đó, hãy làm ấm tay bạn trước. Bàn tay ấm áp sẽ tạo ấn tượng tốt hơn.

15. Nếu đối phương hỏi bạn những câu hỏi không phù hợp, hãy ngắt lời họ và đặt câu hỏi khác dành cho họ. Khép lại lời họ nói, thay đổi chủ đề và đừng để họ có bất kỳ sự liên hệ nào với chủ đề cũ. Điều này sẽ khiến đối phương ngừng hỏi bạn những câu hỏi ấy.

16. Nếu bạn không thể nói không với ai đó đang liên tục yêu cầu bạn ủng hộ, hãy đề nghị họ làm điều gì đó, càng nhiều càng tốt.

17. Nếu bạn được mời tham gia một sự kiện hoặc một bữa tiệc và bạn không chắc mình có muốn ở lại đó lâu hay không, hãy nói cho họ biết trước rằng bạn sẽ đến nhưng không chắc sẽ ở lại bao lâu vì bạn đang chờ một cuộc gọi quan trọng.

18. Hãy tưởng tượng rằng bạn đã được thuê trong một cuộc phỏng vấn xin việc và cuộc gặp mặt hiện tại chỉ là để thảo luận các điều khoản của hợp đồng. Điều này sẽ khiến bạn tự tin hơn.

19. Nếu bạn muốn thuyết phục mọi người về một điều gì đó, hãy xóa bỏ những cụm từ "Tôi nghĩ rằng..." và "Với tôi, dường như là..." ra khỏi bài phát biểu.

20. Nếu bạn mượn hộp đựng thức ăn của ai đó, hãy trả lại nó cùng những chiếc bánh cookie. Điều này không quá đắt tiền nhưng sẽ khiến họ có thiện cảm với bạn ngay lập tức.

21. Nếu bạn gặp khó khăn khi nhớ tên ai đó, hãy nhắc lại tên của họ vài lần trong cuộc trò chuyện lần đầu tiên. Điều này giúp bộ não của bạn ghi nhớ tốt hơn, đồng thời khiến họ có thái độ tốt dành cho bạn.

22. Hãy cải thiện tâm trạng của bạn trước một cuộc họp để bạn luôn cảm thấy vui vẻ. Điều này sẽ khiến những người gặp bạn cũng vui vẻ theo. Cảm xúc được kết nối với bộ nhớ. Nếu bạn khiến mọi người cảm thấy vui vẻ và mỉm cười, họ sẽ nhớ đến bạn với những ký ức tốt đẹp.

Bạn có biết thủ thuật tâm lý nào khác không? Hãy chia sẻ với Ohay bằng cách bình luận bên dưới bài viết.

Theo Brightside

Ngọc Hà - Ohay TV

Chủ đề chính: #thủ_thuật_tâm_lý

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn