Lê Duy Mẫn Tôi hiện tại là sinh viên năm thứ 5 Khoa Y Dược của Trường ĐH Tây Nguyên . Tôi có niềm đam mê lớn với game và thể thao . Tôi hy vọng sẽ mang nhiều bài viết có chất lượng về các chủ đề game , thể thao , sức khỏe, khám phá thế giới đến đông đảo bạn đọc Ohay Tv

25 Hình ảnh biết nói của những kiếp người nơi ổ chuột

Đăng 5 năm trước

Khu ổ chuột là từ dùng để gọi một khu dân cư nghèo sống trong những ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ. Tuy rằng từng quốc gia có những đặc điểm riêng nhưng các khu ổ chuột này đều có điểm chung là luôn nằm trong tình trạng thiếu nước sạch, điện, vệ sinh môi trường và các dịch vụ cơ bản khác của con người. Theo ước tính của các tổ chức dân số quốc tế, hiện nay có khoảng 1 tỷ người đang phải chịu cảnh sống trong những khu nhà ổ chuột. Con số này nhiều khả năng sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2030.

Xem cách những "công dân hạng 3" lam lũ với cuộc sống, đặc biệt là trẻ em...Nghị lực, sự cố gắng và ánh mắt trẻ thơ là những điều khiến người xem "xót lòng" khi xem bộ ảnh về khu ổ chuột ở một số quốc gia châu Á dưới đây:

Người phụ nữ này có lẽ không biết ngày mai chị và đứa con nhỏ của mình sẽ phải sống ở đâu, khi khu ổ chuột nằm giữa Thủ đô Phnom Penh (Campuchia) vừa bị giải tỏa.

Nazeeha Taj (5 tuổi) - một cô bé tị nạn Afghanistan đang hồn nhiên chơi đùa với chiếc trống của mình tại khu tị nạn ổ chuột nằm ở ngoại ô Islamabad, Pakistan.

Ba đứa trẻ Afghanistan khác tỏ vẻ sợ sệt và đứng nép vào cánh cửa dẫn vào “ngôi nhà” của chúng, tuy nhiên, chúng vẫn không giấu được ánh mắt tò mò của khi thấy người lạ.

Đôi khi, những vật dụng lao động hàng ngày của cha mẹ lại là một niềm vui vô bờ đối với những đứa trẻ đã quen sống trong cảnh thiếu thốn. Với những cậu nhóc Pakistan này, tham gia vào “cuộc đua” xe cút kít có thể làm chúng quên mất cả giờ về.

Cô bé Afghanistan đang cõng em mình đi dạo quanh khu ổ chuột. Nét mặt của cô em gái nhỏ còn quá ngây thơ để hiểu được những khó khăn mà em sẽ sớm phải đương đầu.

Ba đứa trẻ Afghanistan trên một con hẻm sình lầy sau một cơn mưa. Chính phủ Pakistan và tổ chức hỗ trợ người tị nạn của Liên Hiệp Quốc đã đồng ý một thỏa thuận cho phép những người tị nạn đã đăng ký được phép ở lại lãnh thổ Pakistan ít nhất là cho đến hết năm nay. Hàng ngàn người hiện đang sống trong cảnh không có điện, nước và những nhu yếu phẩm hàng ngày.

Cô gái nhỏ có ánh mắt buồn này thật đáng thương, ngay cả đến một đôi dép nhựa, em cũng không có được đủ đôi để mang.

Gia đình người Pakistan này đang trú trong túp lều nhỏ và sưởi ấm cho qua đêm đông lạnh giá.

Những đứa trẻ này đang quây quần bên đống lửa để sửa ấm. Ánh mắt ngây thơ của chúng đều toát lên một vẻ u buồn lạ lẫm. Đối với chúng, việc còn sống sót và toàn vẹn đã là một điều rất hạnh phúc.

Cô bé Afghanistan tay chân lấm lem bùn đất này đang thưởng thức chiếc kẹo mà chắc hẳn phải hiếm hoi lắm em mới có được.

Cảnh giặt giũ của những người phụ nữ tại khu ổ chuột ở Lahore, Pakistan. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Pakistan là nước có mức độ tăng trưởng chỉ 2,6% - thấp nhất trong các nước châu Á nhưng lại có mức độ lạm phát lên đến 14% - thuộc hàng cao nhất thế giới.

Cậu bé Hikmat Agha (4 tuổi) đang ngồi chờ bên ngoài một nhà thờ ở khu ổ chuột gần Islamabad, Pakistan để chuẩn bị bắt đầu bài học thường ngày về kinh Qu'ran.

Các em chen chúc nhau học những ký tự trong sách khi lớp học đã bắt đầu. Sự nghèo khó và lam lũ cũng không thể lấy mất được sự hồn nhiên và nụ cười tươi sáng của các em.

Sự lo lắng hằn trên khuôn mặt người phụ nữ này cũng là điều dễ hiểu khi bà là một trong số hàng ngàn người đang phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất”. Một trận hỏa hoạn xảy ra tại khu ổ chuột ở Kolkata, Ấn Độ đã quét sạch ít nhất 100 chiếc lều của những người dân nơi đây.

Khốn cùng trước thảm cảnh, việc duy nhất mà những người dân ở đây có thể làm là lục tìm trong đống đổ nát đó những gì còn sót lại để có thể tận dụng. Chỉ cách một con sông thôi nhưng cuộc sống ở bờ đối diện trông sao thật khác biệt…

Một người phụ nữ ăn xin tại khu vực cầu thang tàu điện ngầm ở Mumbai, Ấn Độ. Những người dân quê lên thành phố tìm việc chính là lý do khiến những khu ổ chuột tại đây ngày càng phát triển. Theo thống kê, Ấn Độ có 93 triệu người sống ở khu ổ chuột và quá nửa dân số của thủ đô New Delhi đang sống trong những túp lều tạm bợ.

Hình ảnh chú chó nằm cạnh người chủ vô gia cư của mình trên đường phố Mumbai, Ấn Độ nói lên rất nhiều điều mà không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được.

Những đứa trẻ này có thể tự an ủi mình rằng, ít ra chúng vẫn còn có chút gì đó bỏ bụng để qua cơn đói.

Đến ngay cả một chiếc lều lụp xụp ở khu ổ chuột Hyderabad, Ấn Độ cũng là một giấc mơ xa xỉ với người phụ nữ này.

Dù sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” nhưng tình yêu vẫn sinh sôi trong những con người này. Cô dâu này đang chuẩn bị cho lễ cưới sơ sài của mình trên đường phố Mumbai, Ấn Độ.

Chàng trai Mohammed Shamim Sheikh có khuôn mặt rất sáng sủa này đang phải mang trong người căn bệnh lao biến thể và kháng tất cả các loại thuốc chữa trị lao thông thường. Cho đến nay, đây là chứng bệnh gần như không có cách gì chữa trị. Với thu nhập dưới 1,25 đôla Mỹ/ngày (khoảng dưới 25.000 VNĐ/ngày), bệnh tật cũng là điều "hiển nhiên" của những con người ở khu ổ chuột.

Hàng ngàn cư dân khu ổ chuột tại thủ đô Manila, Philippines đang phải sống cùng với rác thải và khói bụi độc hại. Họ phải cố gắng kiếm sống qua ngày bằng việc làm than trong các hầm lò ngập tràn khí thải như carbon monoxide, nitơ oxit, bồ hóng cũng như các hóa chất khác chưa được xử lý. Trong điều kiện độc hại như vậy, cô gái này đang bới tìm trong hầm lò than chút vật phẩm gì đó để bán, kiếm một vài đồng peso. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 35 bệnh trong khu vực này mà nhiều người mắc phải, bao gồm bệnh tả, sốt rét, lao, thương hàn, các loại bệnh về da, hô hấp, tim mạch…

Một trong những phương pháp phổ biến để làm than củi trong khu ổ chuột đô thị là chất gỗ trong một cái hồ rộng cùng với đất ẩm, sau đó đốt lửa, hun gỗ trong vài ngày để nó khô lại và phân hủy tạo thành than củi. Mỗi năm, ở Manila ước tính có đến 1,9 triệu ca tử vong do hít phải khói từ bếp lò đốt gỗ này.

Trẻ em nơi đây làm việc mà không có dụng cụ bảo hộ như mặt nạ, găng tay, thậm chí các em còn không mang giày. Vì thế, nguy cơ nhiễm các bệnh về hô hấp và da ở các em là vô cùng cao.

Phụ nữ và trẻ em sống trong cộng đồng "ngồi xổm" của Manila này đang sàng lọc các đống tro tàn mong tìm kiếm được ít dây đồng, sắt vụn để bán phế liệu.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn