Thiên Đồng Hướng tới những bài viết ưu trội về những điều trường tồn trong nhu cầu của lương tâm, trần tục và tâm linh của người Việt.

3 đạo luật vô nhân đạo nhất của nhà tư bản đối với người lao động

Đăng 5 năm trước

Thuở ban mai của sự hình thành người công nhân cách đây 500 năm, nỗi khổ, sự bất hạnh của họ lên tới tột đỉnh của kiếp người do những đạo luật vô nhân đạo nhất mọi thời đại của nhà tư bản gây ra

Chẳng là, sau khi giai cấp tư sản dùng máu và lửa để cướp đoạt sạch sẽ nhà cửa, ruộng đất (để lấy đất nuôi cừu lấy lông dệt vải, gọi là "cừu ăn thịt người") để buộc người người nông dân bán nốt cái tài sản cuối cùng của mình là năng lực lao động để biến họ trở thành người công nhân nô lệ làm lợi cho nhà tư bản khát máu thì chúng còn đề ra những thứ pháp chế đẫm máu kỳ quái để cho những kẻ vì bị cướp hết ruộng đất nhà cửa phải đi lang thang, ăn xin, phải trở thành nô lệ của chúng.

1. Đạo luật năm 1530 qui định:

- Những người lang thang mà khoẻ mạnh thì bị phạt đòn và bị tù. Họ bị buộc vào sau một chiếc xe và bị đánh cho đến khi mình mẩy đầm đìa máu me, rồi bắt thề là sẽ trở về quê quán hoặc về nơi đã sống trong ba năm qua và “bắt tay vào lao động”  (nhưng bị cướp sạch rồi còn gì để lao động). Thật là mỉa mai độc ác biết bao!

- Nếu bị bắt lần thứ hai về tội lang thang thì lại bị đánh và ngoài ra còn bị xẻo đi nửa tai; nếu bị bắt lần thứ ba thì xử tử như một kẻ phạm tội nặng và kẻ thù của xã hội.

2. Đạo luật năm 1547 quy định rằng:

- Kẻ nào không chịu lao động thì bị xử làm nô lệ cho người đã tố giác kẻ đó là ăn không ngồi rồi.

- Người chủ phải nuôi người nô lệ bằng bánh mì và nước,cháo loãng và những miếng thịt thừa mà anh ta thấy có thể cho được. Người chủ có quyền dùng roi vọt và xiềng xích để bắt người nô lệ làm mọi công việc dù cóghê tởm đến mấy chăng nữa.

-  Nếu người nô lệ tự tiện vắng mặt hai tuần lễ thì bị xử phạt phải làm nô lệ suốt đời và bị đóng một cái dấu chữ “S” (chữ đầu của từ Slave, nghĩa là nô lệ) bằng sắt nung đỏ vào trán hay vào má; nếu lại bỏ trốn lần thứ ba thì bị xử tử như một kẻ phạm tội phản quốc.

- Người chủ có thể bán nô lệ, có thể để nô lệ lại cho người kế thừa, có thể đem cho thuê nô lệ, như mọi động sản hay gia súc khác.

- Nếu nô lệ có âm mưu gì chống lại chủ thì cũng bị tộichết. Các quan toà hoà giải khi nhận được báo cáo về những phần tử này thì phải truy nã họ.

- Nếu phát hiện được một kẻ đi lang thang ba ngày không chịu làm việc thì bắt giải về quê quán, dùng sắt nung đỏ đóng vào ngực một cái dấu chữ “V” (chữ đầu của từ Vagrant, nghĩa là kẻ đi lang thang, du thủ du thực), bắt cùm xích và đi làm đường hay làm những công việc khác.

- Nếu kẻ lang thang khai không đúng nơi sinh của mình thì bị phạt làm nô lệ suốt đời cho làng xóm nơi đó, cho dân làng hay phường hội ở đó và bị đóng dấu chữ “S”.

- Bất cứ ai cũng có quyền bắt con cái của người lang thang giữ làm thợ học việc, con trai thì đến 24 tuổi, con gái thì đến 20 tuổi.Nếu chúng chạy trốn thì phải làm nô lệ đến hết hạn tuổi nói trên cho những người chủ nuôi dạy chúng, chủ có quyền tuỳ ý xiềng xích, đánh đập chúng, v.v.. Người chủ có thể tròng vòng sắt vào cổ, vào tay hay vào chân người nô lệ của mình để cho dễ nhận và giữ cho nô lệ khó trốn 2221).

 Tác giả quyển“Essay on Trade etc. nhận xét: 

“người Anh có vẻ hết sức nghiêm túc chăm lo khuyến khích công trường thủ công và cung cấp công ăn việc làm cho người nghèo.Ta có thể thấy điều đó ở một đạo luật đáng chú ý trong đó nói rằng tất cả nhữngngười lang thang đều phải đóng dấu bằng sắt nung đỏ”

3. Đạo luật Ê-li-da-bét năm 1572 quy định:

- Những người ăn mày không có giấy phép và trên 14 tuổi, nếu không có ai nhận đem về cho làm lụng trong 2 năm thì bị phạt đòn đau và bị đóng dấu vào tai trái; trường hợp tái phạm mà đã trên 18 tuổi thì bị xử tử nếu không có ai muốn thuê  làm lụng trong 2 năm; 

- Nếu phạm lại lần thứ ba thì bị xử tử thẳng tay như kẻ phạm tội phản quốc.

Trong quyển “Utopia” , nhà tư tưởng Tô-mát Mo-rơ nói: 

“Bằng cách này hay bằng cách khác, dù thuận tình hay bị cưỡng bức, cuối cùng họ cũng buộc phải bỏ đi nơi khác, những con người nghèo khổ, chất phác và bất hạnh! Đàn ông, đàn bà, những cặp vợ chồng, những mẹ goá con côi, những người mẹ đáng thương với những đứa con còn bú, với tất cả những gì họ có trong nhà, của thì ít nhưng người thì đông, vì nghề nông cần nhiều nhân lực. Họ rời bỏ quê hương quen thuộc ra đi lang thang, chẳng tìm đâu được chỗ trú chân. Việc bán các đồ đạc trong nhà, tuy chẳng đáng là bao, nhưng trong những điều kiện khác thì cũng đỡ cho họ ít nhiều; khốn nỗi, bị đột ngột tống ra đường, họ đành phải bán tống bán tháo đi. Và khi họ đã lang thang khắp đó đây và tiêu hết đồng xu cuối cùng rồi,thì thử hỏi họ còn có thể làm được việc gì khác nếu không đi ăn cắp - và thế là, họ lại bị treo cổ với đầy đủ mọi nghi thức của pháp luật. Hay là đi ăn xin? Nhưng như vậy thì họ lại bị bắt giam như những kẻ vô lại về tội đi lang thang và không làm việc, tuy họ là những con người mà không một ai muốn giao công việc cho làm, dù họ đã cố hết sức chạy vạy tìm kiếm”. Trong số những người khốn khổ chạy trốn này, những người mà Tô-mát Mo-rơ nói là bị buộc phải trộm cắp, thì“dưới triều vua Hen-ri VIII đã có 72000 người bị xử tử vì tội trộm cắp lớn hay nhỏ”. Dưới thời Ê-li-da-bét ở Anh,“người lang thang bị treo cổ hàng loạt và không có năm nào mà nơi này hay nơi khác lại không có 300 hay 400 người như vậy bị treo cổ” 

Chủ đề chính: #nhà_tư_bản

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn