Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

3 kiểu người trì hoãn phổ biến nhất

Đăng 7 năm trước

Trì hoãn luôn làm mất rất nhiều thời gian và để giải quyết tận gốc vấn đề này điều quan trọng bạn cần nắm được đó là “tại sao mình lại trì hoãn?”.

Trong cuốn "Still Procrastinating? The No-Regrets Guide To Getting It Done", tiến sĩ Joseph Ferrari đến từ đại học DePaul đã tập hợp rất nhiều nghiên cứu của ông và các nhà tâm lý khác về trì hoãn; đồng thời, phân loại trì hoãn thành 3 kiểu. Dưới đây là infographic được thực hiện bởi OfficeTime giúp bạn dễ dàng nhận dạng được mình thuộc kiểu trì hoãn nào và cách để loại bỏ nó.

2. Thrill Seekers (Mạo hiểm)

Nghiên cứu của tiến sĩ Ferrari chỉ ra rằng những người trì hoãn mà khẳng định họ “làm việc hiệu quả nhất dưới áp lực” thì có thể họ đang lừa dối chính bản thân mình. Nhiều khả năng, họ lãng phí thời gian bằng cách không bắt đầu ngay bởi vì họ đang có nhu cầu tìm kiếm một cảm giác (sensation seeking – thuật ngữ do nhà tâm lý M. Zuckerman đề xuất). Cuộc đua chống lại chiếc đồng hồ đi kèm với sự vội vã, adrenaline rush (các phản ứng của hệ thần kinh giao cảm như đổ mồ hôi, căng thẳng cực độ, tim đập nhanh…) chính là những thứ mà họ đang tìm kiếm.

Lời khuyên của tiến sĩ Ferrari đó chính là hãy tìm kiếm cảm giác này từ một nơi khác. Chẳng hạn, thay vì tạo áp lực bằng việc chờ đến gần deadline mới bắt đầu làm thì hãy tạo ra sự thích thú, vui sướng bằng cách hoàn thành công việc thật tốt trước thời hạn. Trả tiền hóa đơn trước ngày quy định hay xử lý hết đống tài liệu trước 4 tiếng đồng hồ, bạn có thấy niềm vui còn tăng lên gấp nhiều lần không?

Thêm nữa, bạn cũng có thể chia nhỏ các mục tiêu lớn và tự “treo thưởng” cho bản thân nếu hoàn thành từng mục tiêu trước thời hạn. Bằng cách này, bạn sẽ có thêm động lực để bắt đầu ngay khi được giao nhiệm vụ. 

2. Avoiders (Người trốn tránh)

Avoiders không thích khám phá sâu hơn những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Bằng cách không lựa chọn các quyết định sẽ tác động đến cuộc đời của mình, họ hoặc bắt đầu tự cho mình quyền phán xét những người đã ra quyết định sai lầm hoặc đắm mình trong chiến thắng của quyết định đúng đắn được lựa chọn bởi những người khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, họ đều tránh đổ lỗi. 

Để loại bỏ thói quen trì hoãn này, tiến sĩ Ferrari đã đề xuất mỗi người hãy duy trì thói quen viết nhật ký hàng ngày, ghi ra các suy nghĩ và thách thức chúng, chẳng hạn như điều gì tệ nhất có thể xảy ra nếu hoàn thành một mục tiêu? Sau đó, cố gắng nhận ra các điểm mạnh và điểm yếu của mình. Nếu tránh ra quyết định và phủ nhận con người thật thì bạn sẽ không thể có được một cuộc đời viên mãn. 

Một vấn đề khác ở người trốn tránh đó chính là decision fatigue (mệt mỏi vì ra quyết định) bởi vì họ không luyện tập “decision-making muscle” đủ. Cụ thể, chìa khóa ở đây là phải luyện tập việc ra các quyết định nhỏ, sau đó, dần dần làm quen với các quyết định phức tạp hơn – hình thành thói quen suy nghĩ về nhiều vấn đề cùng lúc (multithinking). Tương tự các vận động viên, bạn cũng cần tăng cường sức mạnh của multithinking và xây dựng nếp suy nghĩ này bằng cách thường xuyên ra quyết định.  

Nỗi sợ về sự thất bại là thứ khiến bạn trở thành người trốn tránh. Thế nên, hãy cố gắng hết sức để tự đưa ra thật nhiều quyết định và tập trung vào những điều bạn muốn.

3. Indecisives (Người do dự)

Trong cuốn sách Still Procrastinating, tiến sĩ Ferrari đã gọi kiểu người do dự là những kẻ theo đuổi sự hoàn hảo, cầu toàn. 

Một trong những lý do khiến chúng ta không hoàn thành công việc đó là do nỗi sợ bị đánh giá. “Chẳng ai muốn năng lực của mình bị phán xét cả, họ thà để cho nỗ lực của họ bị phán xét còn hơn”.

Tuy nhiên, bên cạnh sợ các đánh giá tiêu cực thì người cầu toàn còn sợ cả những lời khen ngợi. Nếu làm tốt thì lần sau, có thể họ sẽ được kỳ vọng nhiều hơn và họ không biết rằng liệu họ có tiếp tục làm tốt được như vậy.

Vậy làm thế nào để thay đổi điều này? Theo tiến sĩ Ferrari, bước đầu tiên đó là nhận ra yêu cầu phải đạt được sự hoàn hảo sẽ không giúp bạn nhận thêm được bất kỳ “điểm thưởng” hay sự đồng cảm nào.

Bất kể liệu bạn có nhận ra mình là người cầu toàn hay không thì nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không hề có sự khác biệt rõ rệt nào về cách mà người khác nhìn nhận sự trì hoãn của bạn. “Bạn sẽ không có được sự đồng cảm từ họ”. Hay nói cách khác, tự cho mình là một người cầu toàn sẽ không giúp bạn thoát ra khỏi được thực tế rằng bạn sẽ chẳng hoàn thành thứ gì cả.

Đồng thời, hãy luôn giữ suy nghĩ cởi mở, thông thoáng và tập trung vào viễn cảnh lớn hơn ở trong đầu. Việc bị cuốt hút vào những chi tiết nhỏ rất dễ dàng nhưng nếu nắm được mục tiêu lớn hơn hoặc mục tiêu chính và hiểu rõ về chúng thì nhiều khả năng bạn sẽ biết cách ưu tiên vào thứ bạn nên tập trung. Một khi đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất, hãy tiếp tục tiến về phía trước.


Theo Lifehack.com

Chủ đề chính: #trì_hoãn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn