99SimpleLife Đây là nơi mình chia sẻ kiến thức giúp bạn đạt được tự do tài chính và phát triến bản thân mỗi ngày. "Cho đi cũng là cách để mình học". Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp bạn trở nên tốt hơn một chút xíu, một chút xíu mỗi ngày ^_^! Các bạn cũng có thể ghé thăm blog cá nhân của mình tại đây nhé: https://www.99simplelife.com.
Blogger tại 99SimpleLife

4 Bước giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất

Đăng 4 năm trước
4 Bước giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất

Sai lầm của nhiều người là làm việc một cách ngẫu hứng. Ngẫu hứng ở đây là làm việc không có kế hoạch. Làm việc tùy hứng.

Ai sai gì làm nấy, hết việc thì thôi.

Chính thói quen đó đã khiến bạn đôi lúc trở thành một người cực kỳ bận rộn, đôi lúc lại hết sức lười biếng.

 

MỤC LỤC  

  • #1. Muốn thành công và giàu có, bạn phải có một kế hoạch.
  • #2. Hãy tập trung vào công việc quan trọng.
  • #3. Bạn cần phải quan tâm bản thân mình nhiều hơn.
  • #4. Cải tiến kế hoạch của mình mỗi ngày

Bận rộn là việc gì cũng làm.

Lười biếng là không biết làm gì, nên tìm đủ cách để giết thời gian: Lướt facebook, xem phim.

Cả hai trường hợp trên, năng suất làm việc không bao giờ cao nổi.

Hãy thử tưởng tưởng xem, nếu bạn có 1 công việc quan trọng cần giải quyết vào sáng hôm nay là làm báo cáo cuối tháng.

Nhưng vừa ngồi vào bạn làm việc, bạn liền check email. Một danh sách dài vô tận. Phải mất khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn mới nhận ra là phải làm báo cáo.

Nhưng vừa làm được 15 phút thì đồng nghiệp nhờ thiết kế hộ cái ảnh. Không biết cách từ chối, bạn đành nhận.

Loay hoay với cái thiết kế, bận chợt nhận ra là “toi” cả buổi sáng.

……

Bạn thấy đấy, người bận rộn họ làm rất nhiều việc. Nhưng họ không biết đâu là việc quan trọng nhất cần phải làm.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: "Bạn đang là một người làm việc hiệu quả hay là một người làm việc bận rộn?"

Người bận rộn việc gì cũng làm cả, và hơn hết là họ không hề biết công việc nào là quan trọng nhất đối với họ cả.


Brian Tracy đã từng nói: “Bạn từ đâu tới không quan trọng, tất cả những gì quan trọng là bạn đang đi đâu”


#1. Muốn thành công và giàu có, bạn phải có một kế hoạch.

Bạn có biết tại sao chàng ngốc lại rất dễ bị mất sạch tiền? Bời vì anh ta không có một kế hoạch nào cả. Nếu bạn không có kế hoạch, bạn rất dễ bị lôi cuốn vào những việc phí tiền, tiêu hết tiền thay vì dùng nó để tiết kiệm và đầu tư, làm giàu cho chính bản thân.

Đối với bất cự việc gì cũng vậy. Bạn đều cần phải có một kế hoạch.

Nếu có một kế hoạch, bạn sẽ biết bạn cần phải làm gì và không nên làm gì.

Bạn sẽ biết đâu là những ưu tiên quan trọng nhất đối với bạn.

Và tránh xa những công việc không quan trọng, ta hay gọi nó là kẻ ăn cướp thầm lặng

Nguyên tắc Perato: 20% nỗ lực sẽ tạo ra đến 80% thành quả

Cuộc sống luôn không công bằng một cách hoàn hảo. Điểm mấu chốt của sự bất cân bằng là mỗi đơn vị đầu vào (công việc, thời gian, nỗ lực,…) không mang lại cùng một giá trị đầu ra.

Tức trong những công việc mà bạn làm hằng ngày, chỉ có 20% trong số đó quyết định đến 80% sự thành công của bạn sau này.

Vậy có nghĩa là gần 80% công việc còn lại, sẽ rất lãng phí nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho nó.

#2. Hãy tập trung vào công việc quan trọng.


Bạn chỉ có 24h mỗi ngày.

Hãy phân bổ thời gian một cách hợp lý, đứng quá sa đà vào những công việc vô bổ.

Bạn biết không, nhiều người rất lười để lập kế hoạch

Có nhiều lý do.

Nhưng đa phần là hầu hết họ không xác định được mục tiêu của cuộc đời mình.

Họ không có đam mê, chí hướng trong cuộc sống.

Nó giống như bạn định đi đâu đó nhưng không biết đi đâu, về đâu. Cứ như lục bình trôi vậy, trôi bất định và không có nơi dừng chân.

 “Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại, chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công”

Có một câu chuyện như thế này:

Trong hội trường, một giảng viên vào đề bằng một câu hỏi: “Nếu các bạn lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các bạn sẽ chặt gốc nào?”

-“Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi” – các học viên đồng loạt chọn lựa.

-“Ôi, nhưng gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các bạn sẽ chặt cây nào?” – Giảng viên lại tiếp tục hỏi.

“Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không đáng giá bằng thông!” – hội trường bàn tán và quyết định.

Ông thầy vẫn giữ nụ cười không đổi nhìn xuống hội trường hỏi tiếp: “Thế nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo, xiêu vẹo, các bạn sẽ chặt cây nào?”

Cả hội trường cảm thấy nghi hoặc, nhưng vẫn lựa chọn: “Nếu là vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!”

Ánh mắt thầy lóe lên, tiếp tục hỏi: “Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?”

Tuy chưa hiểu ý định của giảng viên, nhưng các học viên vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ: “Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!”

-“Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?”

– “Vậy tất nhiên là chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!”

-“Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?” Thầy giáo kiên nhẫn hỏi lại.

Cuối cùng, có người cũng mất kiên nhẫn, lên tiếng hỏi: “Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?”

-“Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì?

Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!”

Biết chính xác mình cần phải làm gì, bạn đã đặt bước chân đầu tiên trên con đường thành công.

Bởi có rất nhiều người không biết được điều gì là quan trọng đối với họ nhất. Đến khi mọi thứ đã đi rất xa, họ mới chợt hiểu ra.

Điều đáng sợ nhất chính là bạn không biết bản thân mình thật sự muốn cái gì, không biết cảm xúc trong mình như thế nào, không biết lựa chọn ra sao. Chúng ta cứ lang thang bất định như vậy mà không tìm được mục tiêu cho cuộc sống của chính mình.

#3. Bạn cần phải quan tâm bản thân mình nhiều hơn.

Bằng việc dành cho bản thân bạn một khoảng thời gian “một mình” mỗi ngày. Một khoảng lặng để lắng nghe cái bản ngã của bạn.

Chỉ cần khoảng 15 phút mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Tắt điện thoại, đóng cửa phòng. Và yên tĩnh một mình.

Hãy lắng nghe hởi thở của mình. Bạn sẽ biết rằng bạn có rất nhiều điều tuyệt vời trong thế giới tĩnh lặng mà vì sự hối hả của cuộc sống, vô tình bạn không hề nhận thấy.

Cứ làm điều này mỗi ngày và biến nó thành một thói quen của bạn. Dần dần bạn sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn và biết mình THẬT SỰ MUỐN ĐIỀU GÌ.

#4. Cải tiến kế hoạch của mình mỗi ngày

Robinson Crusoe khi lạc trên đảo hoang, anh đã lên kế hoạch: “Tôi cần đến một chỗ trú thân thật ấm áp, có chút ít đồ ăn, và việc gì đó để làm”. Anh ta nghĩ đến việc xây ngôi nhà tranh trên bờ biển. Tuy nhiên trận gió đầu tiên bất ngờ đã thổi bay căn nhà của anh đi mất. Và anh buộc phải tìm một hang động ở trong đất liền để ở.

Bạn thây đấy, một kế hoạch dù tuyệt vời đến đâu cũng cần phải linh động.

Tướng Patton (viên tướng xuất sắc của quân đội Mỹ trong Thế chiến I) đã từng nói: “Kế hoạch tuyệt vời cho ngày hôm nay phải tốt hơn kế hoạch hoàn hảo của ngày hôm qua”.

Đúng vậy, hãy luốn cải tiến từng bước nhỏ mỗi ngày trong kế hoạch của bạn.

lbert Einstein từng phát biểu:  “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của Thế Giới. Những ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, ai không hiểu sẽ phải trả chi phí cho điều đó”.

Theo công thức lãi kép, chỉ 1% mỗi ngày thôi nhưng sự tiến bộ của bạn sẽ thay đổi một cách đáng kinh ngạc.

1% thay đổi của ngày hôm nay sẽ rất khác so với 1% thay đổi của 1 năm sau, và sẽ rất khác so với 5 năm, 10 năm sau nữa.

Sự thay đổi này có thể là thụt lùi, hoặc tiến lên.

Thành công hay thất bại. TẤT CẢ ĐỀU DO SỰ LỰA CHỌN CỦA BẠN

Chúc bạn thành công - 99SimpleLife!



Chủ đề chính: #làm_việc_không_có_kế_hoạch

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn