Hoàng văn Ái

4 cách để chữa trị nhiệt miệng

Đăng 8 năm trước

Những loại rau củ quả dễ tìm, cách làm đơn giản nhưng có thể giải quyết nhanh chóng và triệt để nhiệt miệng khó chịu. Với những chiêu thức đơn giản bạn có thể

Những loại rau củ quả dễ tìm, cách làm đơn giản nhưng có thể giải quyết nhanh chóng và triệt để nhiệt miệng khó chịu. Với những chiêu thức đơn giản bạn có thể 'đánh bay' nhiệt miệng chỉ trong vòng 2 ngày. Bạn có thể thực hiện 1 trong những cách sau:

1.Súc miệng với nước củ cải trắng

Mô tả hình ảnh

Dùng 1 củ cải trắng, cạo sạch vỏ, cho vào máy ép lấy nước hoặc giã nát vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt củ cải trắng để súc miệng 3 lần/ngày. Dùng liên tục trong 2 ngày là khỏi hẳn nhiệt miệng.

Các vết loét không còn đau đớn và dần lành trở lại. Bạn có thể cho thêm vài hạt muối vào sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Vì nước ép củ cải không những giúp nhanh lành vết thương mà còn giúp diệt khuẩn, kháng khuẩn cho hơi thở thơm tho hơn.

2. Vỏ dưa hấu + mật ong

Mô tả hình ảnh

Dùng 50g vỏ dưa hấu sao vàng, tán bột rồi cho chút mật ong vào trộn đều. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp trên rồi bôi trực tiếp vào các nốt nhiệt miệng. Ngày cố gắng làm 2 lần kết quả sẽ nhanh hơn.

Dùng liên tục 2 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng sưng đau do nhiệt miệng không còn nữa.

3. Nước rau má, râu ngô

Mô tả hình ảnh

Hai loại 'rau' này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt trong việc chữa lành các vết thương lở loét. Người ta dùng râu ngô đun nước uống để giải nhiệt.

Giã nát rau má lấy nước uống để làm lành các vết thương, giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể dùng nước râu ngô và nước rau máu uống thay nước hàng ngày. Sau 2 ngày, các nốt nhiệt miệng sẽ không còn sưng đau nữa.

Nước rau má có tác dụng giải nhiệt, thanh độc làm nhiệt miệng tiêu tan nhanh (Ảnh minh họa: Internet)

4. Rau ngót + mật ong

Mô tả hình ảnh

Dùng một nắm rau ngót, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 2:1. Dùng tăm bông thấm dung hỗn hợp trên rồi bôi vào vết loét do nhiệt miệng.

Bôi 2-3 lần/ ngày. Dùng liên tiếp 2 ngày bạn sẽ thấy các vết loét không còn sưng đau, ăn uống và cử động miệng đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Khái niệm về nhiệt miệng?

Nhiệt miệng sẽ gây nên khó khăn trong ăn uống. Do đó, cẩn trọng trong việc ăn uống sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Khi bị nhiệt miệng bạn nên chú ý như sau:

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các loại rau mát như rau má, rau ngót, mồng tơi… vì chúng có tác dụng thanh nhiệt, chóng lành vết thương.

- Ăn các loại cá nước ngọt, thịt vịt, ngan, baba…

- Ăn chất chát hoặc chua để giúp vết thương ở miệng chóng làn

Hoàng Ái - Ohay TV

Tổng Hợp

Chủ đề chính: #chữa_nhiệt_miệng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn