Meredith

4 cấp độ trình bày vấn đề để chứng tỏ năng lực bản thân với sếp

Đăng 5 năm trước

Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn trong công việc, cách bạn giao tiếp với người quản lý của mình có thể có tác động lớn đến việc bạn có thăng tiến trong sự nghiệp của bạn hay không.

John Heggestuen, nhà quản lý của hơn 20 nhà phân tích dữ liệu và biên tập viên ở New York và Luân Đôn đã trải qua nhiều thời điểm được yêu cầu giúp đỡ và can thiệp bởi cấp dưới của mình. Ông nhận định đó là những vấn đề tương đối khó giải quyết, nếu không thì chúng đã không được nêu ra. Và điều đó có nghĩa là thêm việc và thêm thời gian. 

Chìa khóa để thành công là bạn phải hiểu các nhà quản lý thường có quá nhiều nhân viên có vấn đề, nhưng họ thích làm việc với những người biết giải quyết chúng hơn cả. Đưa ra một giải pháp để bàn thảo chứ không phải là một vấn đề là một dấu hiệu cho thấy bạn có năng lực và có thể được tin cậy để đảm nhận nhiều trọng trách hơn.

Tất cả hoàn toàn dựa vào cách bạn truyền đạt vấn đề mà bản thân đang đối mặt.

   

Cấp độ 1: “Tôi có một vấn đề. Tôi nên làm gì?” Đây là cách thông thường để truyền đạt vấn đề.

Bạn đang tạo thêm công việc cho người quản lý của mình bởi vì bạn đang yêu cầu họ giải quyết vấn đề cho bạn. Hành động này có thể chấp nhận được đối với nhân viên mới hoặc nhân viên đang thực hiện công việc mới. Nhưng nếu bạn không vượt qua cách truyền đạt này, sự nghiệp của bạn sẽ trì trệ và bạn thậm chí bị thải loại. 

Cấp độ 2: “Tôi có một vấn đề. Đây là các giải pháp tiềm năng.”

Chính sự thể hiện rằng bạn có suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề là dấu hiệu cho cấp độ tiềm nang tiếp theo. Bạn vẫn tạo việc cho sếp của mình, nhưng nếu bạn đưa ra các lựa chọn tốt giúp giải quyết vấn đề thì sếp bạn bớt được rất nhiều việc. 

Cấp độ 3a: “Tôi có một vấn đề. Đây là các giải pháp tiềm năng. Đây là đề xuất của tôi. Đây là lý do.”

Nếu bạn có thể làm điều này theo thói quen và các đề xuất của bạn có chất lượng, sếp chắc chắn yêu quý bạn. Cho dù bạn ở cấp độ nào trong sự nghiệp, có nhiều tình huống mà đây là cách tốt nhất để trình bày vấn đề - một số vấn đề sẽ nằm ngoài tầm giải quyết của bạn và bạn cần một cái gật đầu từ người quản lý, hoặc CEO, hoặc ban giám đốc trước khi bạn có thể hành động (cấp độ 3b sẽ không thích hợp trong những trường hợp này). 

Cấp độ 3b: “Có vấn đề nảy sinh. Đây là những lựa chọn của tôi. Tôi đã chọn cái này, và đây là lý do. Đã xử lý xong.”

"Đã xử lý xong" là bản nhạc rót vào tai một người quản lý bận rộn. Đây là cách trình bày các vấn đề nảy sinh mà bạn có thẩm quyền đưa ra quyết định. Người quản lý lúc này được nhận thông báo, vì vậy nếu họ được hỏi về vấn đề đó họ sẽ không bất ngờ, và nó phát sinh thêm việc. 

Cấp độ 4: “Có vẻ sếp đang gặp vấn đề này. Đây là một số giải pháp. Tôi có thể giúp theo cách này.”

Nếu bạn đang dự đoán nhu cầu của sếp và cung cấp các giải pháp, thì bạn có thể sẽ trở thành nhân viên mà họ phụ thuộc nhiều nhất. Đây là một người sẽ hoạt động ở cấp độ tiếp theo. Thông báo trước là để làm điều này một cách hiệu quả, thì bạn phải hoàn thành trách nhiệm của mình - nếu không nó sẽ phản tác dụng. 

Học hỏi cách giao tiếp trình bày vấn đề đúng cách sẽ dễ dàng nâng bạn đến cấp độ tiếp theo. Cái khó là phát triển các kỹ năng để giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp tốt, giao tiếp năng lực theo thói quen, và bám sát những gì bạn hứa sẽ thực hiện.

Chủ đề chính: #kỹ_năng_làm_việc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn