MiTu Mình thích chia sẻ những kinh nghiệm về những điều mình đã từng trải qua cho những người đang cần đến nó.

4 Điều sẽ thay đổi khi bạn bước chân vào giảng đường đại học.

Đăng 6 năm trước

Khi còn là học sinh, điều duy nhất chúng ta hướng tới đó là bước chân vào giảng đường đại học. Giảng đường chính là niềm mơ ước của biết bao nhiêu cô cậu học trò, bao nhiêu nỗ lực, cố gắng chỉ để đổi lấy tấm giấy báo trúng tuyển, chúng ta vẽ nên biết bao điều tốt đẹp nơi đại học. Vì vậy, khi 'chân ướt chân ráo' nhập học, rất nhiều bạn đã bị 'sốc' vì không thể thích nghi được với những thay đổi, và đây là thay đổi hay gặp nhất ở một môi trường mới.

1. Thầy,cô:

Thầy, cô ở trường đại học không giống như thầy, cô khi còn ở cấp 3. Thầy cô khi còn ở phổ thông mỗi ngày chúng ta đều gặp, nên thầy cô phần nào nắm rõ học lực của từng người để nhắc nhở, kèm cặp các bạn yếu. Thầy cô cấp 3 dành nhiều tình thương cho chúng ta nhiều hơn so với thầy cô ở giảng đường, và tình cảm của chúng ta với thầy cô cũng gắn bó hơn. Ngược lại, ở đại học, thầy cô chỉ gặp chúng ta một buổi trong một tuần, và không thể theo dõi sát sao quá trình học tập của chúng ta như ở phổ thông, nên có những bạn học đến năm hai vẫn không biết giáo viên chủ nhiệm của mình là ai.

2. Phương pháp học:

Nếu ở cấp ba, thầy cô hướng dẫn cho chúng ta từng li, từng tí, thì lên đại học lại hoàn toàn khác. Học đại học yêu cầu sinh viên phải có tinh thần tự học cao, phải soạn trước bài vở, đọc thêm tài liệu ngoài và trang bị sẵn kiến thức trước khi đến lớp. Nhiều bạn sinh viên năm nhất, không hiểu rõ cách học này nên điểm số thường thấp, gây ra chán nản. Ở giảng đường, thầy cô chủ yếu chỉ giảng ý chính, giới thiệu các tài liệu và phương thức kiểm tra, việc còn lại là của bản thân mỗi sinh viên, chúng ta làm việc nhóm nhiều hơn và làm chủ kiến thức của mình.

3. Bạn bè:

Rất nhiều sinh viên đại học than phiền rằng lên đại học rất khó để kiếm bạn, vì mỗi lớp số sinh viên đều rất đông lên đến 100 người vậy nên, việc nhớ tên và nhớ mặt hết các bạn lớp mình là điều rất khó. Có nhiều bạn đến năm hai, năm ba vẫn không tìm được một người bạn thân, hay một nhóm bạn chơi cùng. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì không giống như cấp ba, chúng ta học chung trong một lớp, sáng chiều gặp nhau, có khi học thêm cũng gặp nhau, nên tình bạn ở phổ thông thường gắn bó hơn so với ở đại học.

Và việc chia nhóm chơi riêng trong một lớp là điều không thể tránh khỏi. Vì sĩ số lớp quá đông, nên chúng ta thường lựa chọn những bạn có cùng sở thích, cùng quê, hay cùng học lực để kết thành một nhóm. Quan trong nhất là khi học đại học, chúng ta buộc phải hoạt động nhóm rất nhiều, nên nếu bạn quen với cách làm việc nhóm thời phổ thông, chỉ cần nhóm trưởng làm nhiều cả nhóm đều hưởng chung, thì khi lên đại học, bạn rất dễ rơi vào trường hợp không có nhóm học tập. Vì đơn giản không ai muốn làm việc chung với một người chỉ ngồi không hưởng thành quả của người khác.

4. Tác phong:

Khác với phổ thông, chúng ta phải mặc đồng phục, Giày dép theo quy định,...thì lên đại học lại có phần thoáng hơn. Chúng ta có thể mặc bất cứ thứ gì chúng ta muốn, theo phong cách mỗi người. Vì vậy, khi lên đại học, chúng ta sẽ gặp những trường hợp thời trang có phần hơi "quái dị" nên đừng quá ngạc nhiên.

Đây là những điều mình nhận thấy sau hai năm bước chân vào giảng đường đại học. Tuy nhiên, các bạn vẫn còn học cấp 3 cũng đừng lo lắng, ở đại học còn rất nhiều điều thú vị chờ các bạn khám phá. Hãy lưu ý những điều trên để không phải vỡ ngỡ trong năm đầu tiếp xúc với vai trò sinh viên. Chúc các bạn học tốt.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn