Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

4 giai đoạn của tình yêu

Đăng 7 năm trước

Đó chính là hấp dẫn (Attraction), Hẹn hò (Dating), say đắm (falling in love) và tình yêu đích thực (true love).

"Mày ơi,

 Sao?

 Tao nghĩ tao yêu rồi đó.

 Thật hả? Có nghe nói mày hẹn hò với ai đâu.

 À, uh, tao với anh kia mới gặp nhau hôm qua!”

Rõ ràng, thứ tình cảm mà cô gái trong câu chuyện trên đề cập đến không phải là tình yêu. Sau một thời gian, nó có thể là tình yêu nhưng với thời điểm hiện tại kết thúc ở dấu chấm than kia thì chưa phải. 

Qua hơn 20 năm, các nhà nghiên cứu đã tìm ra 4 giai đoạn sinh học riêng biệt tạo nên thứ mà chúng ta gọi đó là “tình yêu”. Bốn giai đoạn này thường được coi là 4 điều đặc biệt nhưng trong bài viết này, hãy gọi tên chúng dưới dạng: hấp dẫn (Attraction), Hẹn hò (Dating),  say đắm (falling in love) tình yêu đích thực (true love).

1. Hấp dẫn (Attraction)

Bạn hiểu rõ cảm xúc, bạn cảm nhận được người ấy ngay cả khi họ vừa mới bước vào phòng. Cơ thể bạn bồn chồn, tim đập nhanh và lòng bàn tay đổ mồ hôi, tất cả đều xuất hiện dù cho bạn vẫn còn ở cách xa họ lắm lắm!

Rồi khi họ tiến lại gần, dù đồng tử giãn ra nhưng bạn vẫn thấy sao mà mọi thứ xung quanh mờ dần đi và miệng bạn bắt đầu khô ráp.

Phản ứng tức khắc này thi thoảng được gọi là “hóa học”, thể hiện rằng bạn vừa gặp một người quan trọng. Thực tế, nhiều cô gái nói rằng họ sẽ không có những “triệu chứng” trên nếu người đàn ông đó bình thường và không để lại ấn tượng gì với họ. 

Đây chính là cảm giác của cô gái trong câu chuyện đầu bài viết và không may, nó không liên quan nhiều tới tình yêu thực sự. Cơ bản chỉ là sự hấp dẫn về mặt giới tính. Theo thần kinh học (neuroscience), các triệu chứng tim đập nhanh, đổ mồ hôi ở lòng bàn tay hay đồng tử giãn ra… đều do sự xuất hiện của norepinephrine – một loại hormone “fight-or-flight” (khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone để chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến, một là chạy thoát thân hai là chiến đấu cho tới khi kẻ khác thua cuộc) làm tăng sự tập trung, trí nhớ ngắn hạn, sự hiếu động và chứng mất ngủ. Những yếu tố này lý giải tại sao các cặp đôi đang yêu lại tập trung tất cả sự chú ý của họ vào nhau và hiếm khi nghĩ về bất cứ điều gì khác.

2. Hẹn hò (Dating)

Đây là một từ đơn giản nhưng lại miêu tả cho một quá trình hết sức phức tạp. Khi hẹn hò với ai đó, bộ não của bạn cố gắng xác định rằng liệu đó có phải là người mà bạn muốn yêu. 

Phải lòng một ai đó phần nào giống như một thương vụ kinh doanh đầy rủi ro. Trong giai đoạn hẹn hò, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra nhiều loại hormones khác nhau, đặc biệt là dopamine và oxytocin (đối với phụ nữ), còn đàn ông là dopamine, testosterone và vasopressin.

Dopamine là chất làm cho cả hai bên cảm thấy hạnh phúc. Oxytocin ở phụ nữ được tiết ra khi hôn, ôm ấp, tiếp xúc cơ thể… nghĩa là họ đã bắt đầu tin tưởng người đối diện. Trong khi đó, vasopressin ở phái mạnh được giải phóng ra khi có các cử chỉ âu yếm nhưng đồng thời, họ cũng nghĩ về tình dục nhiều hơn. Và mỗi lần testosterone gia tăng, phụ nữ gần như đã bị đối phương thu phục. 

Nếu mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp thì tất cả các hormone này sẽ đạt tới “điểm bùng phát” và một cảm giác tuyệt vời sẽ bắt đầu đó là bạn say đắm họ.

3. Say đắm (Falling in love)

Các nhà nghiên cứu ở Ý đã phát hiện ra rằng khi say đắm một người, các hormone có dấu hiệu phức tạp. Chẳng hạn, hormone gây căng thẳng cortisol tăng vọt và đây cũng chính là lý do nhiều người cảm thấy ăn uống hoặc ngủ không điều độ. Đồng thời, hormone hạnh phúc giảm hoạt động, trái với một quan niệm phổ biến đó là khi bắt đầu yêu ai đó thì sẽ sung sướng đến cực độ. 

Sở dĩ một số người cảm thấy hạnh phúc đó là bởi vì hạch hạch nhân thực sự bị vô hiệu hóa. Còn không nó sẽ tạo ra các tín hiệu cảnh báo do hormone gây căng thẳng tăng đột ngột.

Mặc dù lo lắng tăng lên và hạnh phúc giảm xuống nhưng cũng không hẳn như vậy bởi vì bộ não đang cố “nói” với bạn rằng bạn nên nghỉ ngơi. Thêm nữa, các nhà nghiên cứu ở London cũng nhận thấy vùng vỏ thùy giữa trán (ventromedial prefrontal cortex) chịu trách nhiệm phán xét chính bạn và người khác đồng thời không hoạt động trong giai đoạn này. Đây chính là khởi nguồn của câu nói rằng “tình yêu mù quáng” (love is blind). 

Trong khoảng thời gian phải lòng một người, bạn không thực sự nhìn thấy rõ con người thật của họ. Tuy nhiên, bởi vì bạn cũng không đánh giá chính mình nên bạn hạnh phúc và cảm thấy mãn nguyện.

Hiển nhiên, “falling in love” chỉ là tạm thời và sau cùng, bộ não vẫn phải trở về trạng thái cân bằng của nó (Homeostasis). Khi xảy ra điều này, một số cặp đôi có thể chia tay và một số khác có thể tiến sang một giai đoạn mới, đó chính là tình yêu đích thực.

4. Tình yêu đích thực (True love)

Đây là giai đoạn có tính chất ổn định ở mức tương đối. Nó giống như thể một sự hào hứng trong hệ thần kinh nhưng được kiềm chế để không bùng phát. Tuy nhiên, thực tế, các quá trình quét não bộ chỉ ra rằng tình yêu đã có sự chuyển biến hết sức dữ dội, từ chỗ các hoạt động thần kinh giảm sút trở nên mạnh mẽ một cách bất thường, dẫn tới những phán xét, đánh giá bắt đầu tăng lên và nhiều tình yêu tan vỡ.

Tuy nhiên, các cặp đôi bền vững có một điểm chung, đó chính là khả năng duy trì những ảo giác tích cực về nhau rất tốt. Hay nói cách khác, sự phán xét dù đã trở lại nhưng họ chọn chỉ nhìn vào mặt tốt đẹp của đối phương. Họ chọn tập trung vào những thứ ở người mình yêu mà họ trân trọng chứ không phải là các khuyết điểm. 

Mặc dù bộ não hoạt động mạnh mẽ hơn trước nhưng tình yêu cũng trở nên bền vững hơn rất nhiều nhờ cả hai bên có sự đồng cảm, chia sẻ và yêu vô điều kiện. Về mặt thần kinh học, đó là một tình yêu ở mức độ cao hơn, không chỉ được thể hiện qua việc não bộ có sự phát triển hơn mà còn qua những biểu hiện như bạn yêu thương và quan tâm hơn tới người đó.


Theo Mindbodygreen - Khoevadep.vn

Biên dịch: Vân Anh

Chủ đề chính: #tình_yêu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn