Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

4 lý do khiến bạn phải NGHĨ trước khi NÓI!

Đăng 9 năm trước

Bạn có thường nói ra những lời khiến người khác khó chịu hay buồn phiền và sau đó, bạn cảm thấy hối tiếc? Hãy đọc bài viết sau để rút ra những bài học nhé.

Bạn có thường nói ra những lời khiến người khác khó chịu hay buồn phiền và sau đó, bạn cảm thấy hối tiếc? Hãy đọc bài viết sau để rút ra những bài học nhé.

Khoảnh khắc mà những suy nghĩ trong đầu bỗng chốc thoát ra từ miệng của bạn và sau đó, là bao nhiêu lời xin lỗi, sự hối tiếc ước gì bạn đã không nói những lời như vậy. Có lẽ điều này ai cũng đã từng gặp phải. Nếu bạn có thể nghĩ kỹ trước khi nói, nó sẽ không xảy ra và chỉ cần luyện tập một chút thôi, quả thực bạn sẽ không phải lo lắng vì những lúc bất cẩn của mình.

“Hãy suy nghĩ trước khi nói, bởi vì lời nói và sự ảnh hưởng của bạn sẽ gieo hạt giống thành công hoặc thất bại trong tâm trí của người khác” (Napoleon Hill)

Mô tả hình ảnh


1. Chúng ta có đang nói cùng một ngôn ngữ?

Mẹ của tôi gần đây đã viết cho tôi một mẩu giấy, cảm ơn tôi đã chăm sóc con cún cưng khi cô ấy vắng nhà. Cô ấy ký tên “LOL” dưới bức thư. Trong suy nghĩ của tôi, điều đó có nghĩa là “cười thật to”, nhưng với cô ấy thì đó là “Yêu con nhiều”.

Khi nói, chúng ta có xu hướng tô vẽ lời nói của mình theo cách riêng, những thứ mà chúng ta “học” được từ bạn bè, gia đình và thậm chí là từ bất kỳ ai trên Internet.  Những lối nói như vậy trở nên phổ biến và chúng ta mong đợi người đối diện (hay người đọc) hiểu “chúng ta muốn nói gì”. Nếu bạn thực sự muốn họ hiểu ý của bạn, hãy cố gắng sử dụng những từ ngữ mà ai cũng sử dụng. Đừng tự cô lập mình!

2. Bạn có đang lười biếng?

Khi bạn đã xây dựng được một mối quan hệ, sau một thời gian có thể sẽ xảy ra một sự biến đổi. Một trong hai bạn, hoặc thậm chí là cả hai sẽ có xu hướng “lười biếng” khi nói chuyện, ít quan tâm tới suy nghĩ của đối phương và dường như bạn thích “nói thẳng”.  

Khi bắt đầu một mối quan hệ:

“Em yêu, anh không muốn em buồn, nhưng anh để ý thấy tóc em hơi mỏng trên đỉnh đầu. Anh biết, ai cũng nhạy cảm khi bị rụng tóc, nhưng anh không muốn ai đó làm em bối rối khi họ cũng nhận ra điều này giống anh”

Sau 3 tháng:

“Em có biết là em đã mất một ít tóc ở phía sau gáy? Em đang chải tóc không đúng cách và nó sẽ khiến em bị rụng nhiều hơn đó. Nhiều người sẽ để ý đấy. Chẳng có gì lạ khi đội một cái mũ lên đầu đâu”.

Liệu rằng bạn có nhận thấy sự khác biệt trong tình huống trên? Mối quan hệ của bạn có thể sẽ trở nên rất tồi tệ nếu bạn không quan tâm tới cảm xúc của người đối diện. Họ có thể cho rằng bạn quá vô tâm và xem thường người khác.

3. Tôi có chắc là cần nói gì không?

Khi tôi còn là một đứa trẻ, ông của tôi thường nói với tôi rằng nếu tôi không có điều gì hay ho để nói thì tốt nhất hãy im lặng. Ông của tôi không thích tán gẫu nên điều này rất quan trọng. Nhưng bạn có thể hiểu sâu xa hơn một chút là “Nếu bạn không có điều gì để nói, thì đừng nói gì cả”.

Mọi người cho đó là “sự im lặng không thoải mái” hoặc họ tin rằng nói một vài thứ hay nói nhiều sẽ tốt hơn là im lặng, vì nó có thể gây ra sự lo lắng vì một vài lý do nào đó.

Khi một ai đó đang nói, hãy lắng nghe. Đừng chỉ cố chờ người khác dừng để mình nói. Lắng nghe thật sự. Bởi vì khi nghe người khác nói, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và trả lời một cách phù hợp.

4. Bạn đang ám chỉ điều gì vậy?

Một trong những nhân tố dẫn tới khả năng giao tiếp kém là thiếu phần tham khảo, một dạng khái quát hóa ám chỉ thiếu những danh từ xác định. Ví dụ, bạn hãy nhìn vào 2 câu đơn giản sau đây: “Bạn có thể đưa tôi cái ấy được không?” và “Đưa cho tôi cái thứ đằng kia được không?” Đây có phải là cách bạn hay nói khi muốn nhờ vả người khác? “Cái ấy” hoặc “thứ đằng kia” là cái gì?

Người nghe liệu có biết được điều bạn cần không? Họ có thể bắt đầu tưởng tượng ra những thứ mà hoàn toàn không phải đúng với ý của bạn. Bạn muốn lấy một ít muối, nhưng họ lại lấy tiêu cho bạn. Những câu nói không rõ ràng thế này có thể làm người nghe khó chịu và điều quan trọng hơn, có thể gây ra sự hiểu lầm, thậm chí là mâu thuẫn.

Do vậy, trước khi nói, hãy cố gắng định vị thứ mà bạn muốn/cần sao cho ai cũng hiểu ý của bạn.

Chủ đề chính: #nghĩ_trước_khi_nói

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn