Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

4 lý do tại sao đừng nên tin vào các bài viết chia sẻ “cách để thành công”

Đăng 7 năm trước

Những hành vi tốt đẹp mà bạn thấy ở người thành công là do sự thành công đã mang đến cho họ chứ không phải họ thành công là nhờ đã xây dựng nên những hành vi đó.

Ai mà không thích danh sách “cách để thành công”? Vì thú vị để đọc và dễ dàng chia sẻ nên có lẽ đây là lý do tại sao chúng lại xuất hiện nhiều như vậy. Và các lời khuyên thường cũng nghe rất hợp lý. 

Diễn đàn kinh tế thế giới xuất bản một bài đăng liên kết sang tờ Business Insider liệt kê 14 thứ mà những người thành công làm trước bữa sáng, bao gồm các hoạt động như uống nước và dọn dẹp giường. Một danh sách khác do Forbes đăng tải cũng tuyên bố rằng tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này: “Họ biết khi nào nên đi và khi nào nên ở lại”. Trang Entreperneur cũng khuyên độc giả nên dừng việc quan tâm tới các vấn đề và bắt đầu tập trung vào các cơ hội; bài báo này, trên trang Inc., khuyến khích người đọc chấm dứt việc chờ đợi sự chấp thuận từ người khác và nghĩ quá nhiều về các điểm yếu của họ. 

Nhưng vì những danh sách này làm khoan khái tinh thần như vậy nên chúng có thể rất có hại. Dưới đây là vài trong số hàng loạt lý do tại sao chúng chẳng những không có ích mà còn tiềm ẩn nhiều tác hại đối với những người ra quyết định, người làm kinh doanh và các nhà quản lý. 

1. Bằng chứng là không có căn cứ

Đa phần những lời khuyên nằm trong các danh sách này đều dựa trên những lời giải thích chủ quan của các cá nhân chứ không phải là qua các phân tích có tính khoa học, hệ thống.

Trừ khi được đánh giá bằng các phương pháp dựa trên khoa học, còn không thì bạn không thể đánh giá tính đúng đắn của chúng. Ngoài ra, những phân tích còn non nớt của các bằng chứng thiếu căn cứ này thường không làm rõ mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Liệu có người thành công bởi vì họ tránh các cuộc họp hay họ có thể tránh các cuộc họp bởi vì họ là người thành công?

Một loạt các hành vi mà cứ cho là do những người thành công chia sẻ - không quan tâm tới điều những người khác nghĩ về họ - tránh các cuộc họp, đặt những thứ quan trọng lên đầu tiên, nói không với gần như tất cả mọi thứ - có lẽ là rất xa xỉ mà chỉ có những người cực kỳ thành công mới thích, và chỉ sau khi họ trở nên thành công trong mắt của những người khác.

Do đó, các hành vi là thứ mà thành công đã mang đến cho họ chứ không phải là điều ngược lại (các hành vi tạo ra thành công). 

2. Không phải lúc nào các nghiên cứu cũng được thực hiện trên nhiều bối cảnh khác nhau

Một vài danh sách được rút ra cẩn thận từ nghiên cứu, giống như danh sách được xuất bản bởi HBR vào năm 2011. Tuy nhiên, nghiên cứu học thuật thường dựa trên một bối cảnh cụ thể.

Lấy trường hợp sự bền bỉ được xem như là một điềm báo của thành công. Trong khi nghiên cứu của nhà tâm lý học Angela Duckworhbài nói trên TED về chủ đề này rất hấp dẫn thì một phân tích tổng hợp gần đâyvề hiệu quả của đức tính này đã đặt ra một sự nghi ngờ về những lợi ích bao quát của nó. Vì thường xảy ra với những vấn đề phức tạp nên các giải pháp và ứng dụng của họ thường có những sắc thái khác so với những dạng thức mà họ trình bày và phụ thuộc nặng nề vào bối cảnh cũng như các tình huống mà họ phát hiện ra chúng. 

Một lời báo trước cuối cùng

Không chỉ các danh sách “cách để thành công” mang tính cá nhân này có rất nhiều vấn đề mà đồng thời các hướng dẫn “cách để chiến thắng” ở cấp độ công ty cũng vậy. Một lý do chính đó là thời gian thay đổi, thế giới tiến hóa và công nghệ thay đổi. Kết quả, đa phần các lời khuyên thành công, đặc biệt là trong kinh doanh, sẽ sớm lỗi thời. Chẳng hạn, khi Jim Collins và các thành viêm trong nhóm bắt đầu nghiên cứu về cuốn sách best seller Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại), họ đã sử dụng một vài công ty “vĩ đại” và so sánh chúng với những công ty tương tự nhưng không thể đạt được mức độ tăng trưởng như vậy (xem xét tới thành kiến về kẻ sống sót đã được đề cập ở trên). Không may rằng, đa phần những công ty “vĩ đại” đều gặp rắc rối sau khi cuốn sách bán được hàng triệu bản. Những câu chuyện thành công nổi bật trong cuốn sách bán chạy trước đó - In Search of Excellence - đều gặp cùng vấn đề. Thế giới luôn luôn thay đổi, thế nên các bí mật để thành công cũng vậy. 

Định nghĩa một tình huống thành công hoặc sai lầm rất dễ một khi nó đã xảy ra. Đó là lý do tại sao các khả năng như nhận ra cơ hội hay hiểu khi nào nên ở, khi nào nên đi dường như rất diệu kỳ. Một người có thể phân tích các giai đoạn này trong muộn màng với sự đúng đắn chuẩn xác nhưng số còn lại trong chúng ta vẫn phải đối mặt với chúng trong một tương lai liên tục thay đổi và không có gì chắc chắn. 

Theo HBR

3. Thất bại thầm lặng

Trong cuốn Thiên nga đen, Nassim Taleb đã kể lại chi tiết một giai thoại khi Cicero nói về nhà thơ Hy Lạp Diagoras xứ Melos. Khi Diagora được nghe kể về việc cầu nguyện đã cứu rất nhiều thủy thủ khỏi chết đuối, ông đã rất ngạc nhiên về những người đã cầu nguyện mà vẫn bị chết đuối như thường. Những người cầu nguyện đặt niềm tin vào việc cứu các thủy thủ bởi vì tất cả những người sống sót đều cầu nguyện. Tuy nhiên, chiến thuật này hoàn toàn vô ích nếu những người đã chết cũng cầu nguyện, rõ ràng là một giả thuyết hợp lý. Nếu tất cả mọi người cùng cầu nguyện và chỉ có một số ít sống sót thì khi đó cầu nguyện không thực sự quan trọng. Nó dường như chỉ quan trọng với những người sống và những người có thể quan sát họ. 

Đây là điều mà các nhà khoa học xã hội gọi là thiên hướng kẻ sống sót (survivorship bias). Taleb ám chỉ những người đã chết như là một “bằng chứng thầm lặng”. Những người này là kết quả mà chúng ta không nhìn thấy; sự vắng mặt của họ dẫn tới một cảm giác sai lầm về hiệu quả của những hành động nhất định. Cả nghiên cứu của chúng tôi và của những nhà khoa học hành vi khác đều đề nghị rằng trong khi chúng ta cực kỳ thành thạo khi nói về việc học từ điều chúng ta có thể dễ dàng quan sát và trải nghiệm (chẳng hạn như những câu chuyện thành công được xuất bản rộng rãi) thì chúng ta đều không có khả năng nhận ra thứ chúng ta không nhìn thấy (chẳng hạn như một số lượng lớn các thất bại ít người biết đến). Điều này khiến chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi một trực giác thiên kiến rằng thành công thiên nhiều về tất định hơn nó thực sự. 

Thực tế, trong một tình huống khi mà có các điểm đánh giá cho những nỗ lực thất bại thì lời khuyên càng cụ thể và vững chắc thì càng giả sử rằng những người không thành công hoặc là ngây thơ hoặc ngu ngốc. Các phân tích chỉ dựa trên những người thành công đã bỏ qua khả năng rằng nhiều người cũng áp dụng đúng những chiến thuật đó nhưng thất bại. 

Một thành phần cốt lõi đã bị bỏ qua trong tất cả những danh sách này, một thông tin quan trọng mà các nhà ra quyết định cần để đánh giá những cơ hội thành công thực sự, đó là tỷ lệ cơ sở.  Có bao nhiêu người, ý kiến, các tổ chức cũng tham gia vào “trò chơi” muốn thành công? Có bao nhiêu người cuối cùng trở nên phát đạt? Sự khác biệt giữa hai con số này càng lớn thì giá trị của một lời khuyên nhất định bất kỳ hoặc bất cứ phiên bản nào của phân tích “đặc điểm chung của những người thành công” đều càng nhỏ. 

4. Thành công mang tính cá nhân

Trong khi thành công gắn với một người và một bối cảnh cụ thể thì lời khuyên thường coi nó như là một điểm chung và liên tục, thứ gì đó mà không phụ thuộc vào thời gian và không gian, rằng tất cả chúng ta đều có thể phổ cập.  

Đối với các lời khuyên hữu ích, những khởi đầu, mục tiêu và các điều kiện của những người mà đã được phân tích và những người mà nhận được lời khuyên phải ăn khớp với nhau, ít nhất là xấp xỉ. Tuy nhiên, sự nghiệp, gia đình, cuộc sống xã hội, các ưu tiên và tầm nhìn của chúng ta có lẽ khác biệt đáng kể với những người mà được ca tụng là thành công bởi một chuyên gia đặc biệt. Khi xem xét những thứ họ phải làm và từ bỏ để có được thành công, chúng ta có lẽ cũng không muốn tráo đổi vị trí với họ. 

Do đó, việc áp dụng những lời khuyên thậm chí là không hại gì cũng đi kèm với nhiều chi phí cơ hội. Làm theo răm rắp có thể khiến chúng ta phải đánh đổi những thứ mà chúng ta không nên hoặc làm những việc mà không đúng với tính cách của chúng ta. Nếu quyết định dậy vào lúc 5 giờ mỗi sáng bởi vì một nhóm người được chọn đã làm vậy – nhưng bạn thực sự làm việc hiệu quả nhất vào đêm khuya – thì khi đó, bạn đã dần từ bỏ các cơ hội thành công của riêng bạn. 

Chủ đề chính: #thành_công

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn