Thai Minh Nguyen

5 bức ảnh rung động thế giới.

Đăng 8 năm trước

Dư luận thế giới từng cảm thấy sốc khi chứng kiến vỏ đạn phủ kín đường phố trong nội chiến tại Liberia, hay cảnh đứa trẻ 2 tuổi phải vượt qua hàng rào thép gai để tránh xung đột.

Dư luận thế giới từng cảm thấy sốc khi chứng kiến vỏ đạn phủ kín đường phố trong nội chiến tại Liberia, hay cảnh đứa trẻ 2 tuổi phải vượt qua hàng rào thép gai để tránh xung đột.


5 bức ảnh từng gây chấn động thế giới - Ảnh 1

Một cậu bé cố gắng cứu đẩy chiếc xe nôi sau cơn bão Hanna khủng khiếp tại Haiti vào năm 2008 là cảnh tượng cho thấy nỗi thống khổ mà người dân ở đây phải đối mặt sau thiên tai. Patrick Farrell, nhà báo của tờ Miami Herald tại Mỹ, ghi lại thảm cảnh tại Haiti bằng loạt ảnh đen trắng. Ông gọi loạt ảnh đó là "Sau cơn bão". Ảnh: Patrick Farrell.

5 bức ảnh từng gây chấn động thế giới - Ảnh 2

Năm 2006, chính quyền Israel yêu cầu những người định cư trái phép rời khỏi nhà của họ. Oded Balilty, một nhiếp ảnh gia Israel, chụp cảnh tượng một người định cư chống trả quyết liệt hơn chục cảnh sát. Bức ảnh cho thấy sức mạnh và quyết tâm của người dân khi lâm vào thế đường cùng. Ảnh: Oded Balilty

5 bức ảnh từng gây chấn động thế giới - Ảnh 3

Một người lớn đưa Agim Shala cậu bé hai tuổi tại Kosovo, qua hàng rào thép gai để sang trại tị nạn Kukes bên lãnh thổ Albania, nơi gia đình em đang chờ. Carol Guzy, tác giả bức ảnh, đã đoạt giải Pulitzer vào năm 2000. Giống như Agim, hàng vạn người Kosovo đã sang trại tị nạn Kukes để tránh làn sóng bạo lực ở quê hương. Ảnh: Carol Guzy

5 bức ảnh từng gây chấn động thế giới - Ảnh 4

Carolyn Cole, phóng viên ảnh của báo Los Angeles Time, cảm thấy kinh hãi khi chứng kiến cảnh tượng vỏ đạn phủ kín một đường phố ở thủ đô Monrovia trong cuộc nội chiến tại Liberia. Thành phố Monrovia là nơi chịu tác động nặng nề nhất của cuộc chiến bởi những trận giao tranh ác liệt giữa binh sĩ chính phủ và lực lượng nổi dậy. Ảnh: Carolyn Cole

5 bức ảnh từng gây chấn động thế giới - Ảnh 5

Vào ngày 6/10/1976, sinh viên trường Đại học Thammasat cùng hàng nghìn người dân Thái Lan biểu tình tại thủ đô Bangkok để phản đối sự trở về của tướng Thanom Kittikachorn - một nhà độc tài sống lưu vong ở nước ngoài. Thanom từng chỉ đạo cuộc đảo chính vào năm 1971 và giải tán quốc hội. Lực lượng an ninh đã đánh, bắn, tra tấn, cắt bộ phận cơ thể, thiêu và sát hại người biểu tình. Neal Ulevich, người chụp bức ảnh, đoạt giải Pulitzer vào năm 1977. Ảnh: Neal Ulevich

Nguồn: Người Đưa Tin

Chủ đề chính: #rung_động_thế_giới

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn