Nhã Văn

5 cách dạy trẻ tránh bị sàm sỡ, xâm hại

Đăng 5 năm trước

'Phòng bệnh hơn chữa bệnh'. Nạn xâm hại tình dục, dâm ô trẻ em là một trong những vấn đề đang nhức nhối hiện nay. Có thể nói, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục được cơ quan chức năng xử lý vẫn còn khá ít. Nhiều vụ xâm hại bị bỏ lọt, tạo cơ hội cho bọn tội phạm ngang nhiên thực hiện hành vi suy đồi đạo đức. Chính vì thế, việc dạy con tránh khỏi sự sàm sỡ xâm hại từ người khác là một điều không thể nào thiếu và vô cùng bức thiết đối với sự an toàn của trẻ.

A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con): Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.

N – No means no (Không là không): Giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói “không” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai.

T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến con buồn): Cha mẹ giải thích cho con về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Con cần nói ra.

S – Speak up (Lên tiếng): Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo...

2. Dạy trẻ gọi tên và nhận thức về cơ quan sinh dục của mình

Khi trẻ đã hiểu và nhận thức được tên và chức năng của cơ thể, không những giúp tăng thêm vốn hiểu biết mà còn khiến trẻ có sự phòng vệ tốt hơn đối với sự đụng chạm của người lạ

3. Không nói chuyện và nhận quà từ người lạ

Đối với các bé với độ tuổi nào cũng sẽ dễ quên đi sự dặn dò của cha mẹ về vấn đề này. Vì thế, các bậc phụ huynh cần có sự kiên trì và nên đưa ra các tình huống giả định để trẻ luyện tập thường xuyên, từ đó trở thành thói quen, phản xạ tự nhiên cho các em.

4. Trở thành người bạn thân thiết của trẻ

Hãy thường xuyên trò chuyện với các em, như chia sẻ, hỏi các em về những việc đã làm trong ngày, tạo nên sự gần gũi, thân mật và tin tưởng với trẻ. 

Nếu không may có trường hợp xâm hại xảy ra, cần phải giữ bình tĩnh và thái độ ôn hoà với trẻ, không được la mắng. Vì nếu như thế, các em sẽ sợ hãi và nghĩ mình đã sai, từ đó không dám lên tiếng, kể với cha mẹ nữa. Mà phải hỏi han và trò chuyện để biết kĩ lưỡng sự việc sau đó an ủi, động viên trẻ, giúp trẻ biết được hành động đó là sai trái và trẻ không hề có lỗi trong việc này. Sau đó trình báo ngay với cơ quan chức năng để đưa kẻ thủ ác phải chịu trách nhiệm pháp lí, hình phạt cho hành động trái pháp luật của mình.

5. Quy tắc năm ngón tay

 Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.

 Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.

Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.- Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.

Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Hãy bảo vệ trẻ khỏi những hành động xâm hại từ ngày hôm nay !!!

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn