Phạm Thị Minh Phương Một người rất tâm đắc và muốn chia sẻ với các bạn những bí quyết để sống hạnh phúc và vui vẻ với cuộc sống này :D

5 cách để bạn không còn ghét cơ thể mình

Đăng 6 năm trước

Từ khi chúng ta sinh ra, người khác đã nhận xét và bình luận về ngoại hình của chúng ta. “Em bé xinh đẹp quá!” “Cậu bé trông giống ai, mẹ hay cha?” Chiều cao và trọng lượng của chúng ta là những thông tin chính thức đầu tiên được gửi đến gia đình và bạn bè khi thông báo về sự ra đời của đứa trẻ.

Đối với phần lớn mọi người trong chúng ta, sự cảm nhận về ngoại hình của bản thân là thước đo sự thích ứng của chúng ta với thế giới. Khi chúng ta thấy ổn về ngoại hình của mình, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn về bản thân.

Những tiêu chuẩn của xã hội, cách thức chúng ta được nuôi dạy và hành trang chúng ta mang theo trên đường đời đều tác động đến cách chúng ta cảm nhận về cơ thể mình. Hình ảnh về cơ thể chúng ta có thể tác động đến cách chúng ta nghĩ, cảm nhận và ứng xử. Nếu bạn cảm nhận tích cực về cơ thể bạn, điều này sẽ tác động theo chiều hướng tích cực lên bạn.Nếu bạn cảm nhận tiêu cực về ngoại hình của mình, điều này sẽ tác động đến tâm trạng, sự cân bằng cảm xúc và có thể tạo nền tảng cho những rối loạn ăn uống và rối loạn tâm lý.

Tán dương sự biếng ăn?

Netflix đề cập đến một số vấn đề về hình ảnh cơ thể trong bộ phim mới gây nhiều tranh cãi “To the Bone” (tạm dịch “Gầy giơ xương”). Câu chuyện kể về một cô gái 20 tuổi mắc chứng rối loạn ăn uống.Một số nhà phê bình cho rằng bộ phim tán dương việc chán ăn, có thể tạo cơ sở cho các khán giả tuổi thanh thiếu niên dễ bị tổn thương sẽ bị rối loạn ăn uống nặng hơn. Với những người ủng hộ, “To the Bone” tạo ra sự những cuộc hội thoại mang tính cảnh báo và khuấy động cần thiết về chủ đề này. 

Khi một người bị chứng rối loạn ăn uống, nguyên nhân rất đa dạng như do tuổi tác, tiểu sử gia đình, rối loạn tâm lý, căng thẳng, trầm cảm hoặc nhiều vấn đề khác. Mối đe dọa chung đối với các cá nhân có bệnh này là do hình ảnh tiêu cực về cơ thể của bản thân. Một bộ phim không gây ra chứng rối loạn ăn uống. Thay vào đó, chúng ta có thể hy vọng là “To the Bone” sẽ khơi dậy những cuộc đối thoại về tầm quan trọng của việc có cái nhìn tích cực về hình ảnh cơ thể. 

Rất nhiều người trong chúng ta đối mặt với những vấn đề liên quan tới cái nhìn tiêu cực về hình ảnh cơ thể. Có 5 cách để giúp bạn cảm thấy tốt hơn về cơ thể chính mình.

1. Hãy nhìn vào chính mình một cách toàn diện

Hãy nhìn nhận bản thân trên quan điểm mà tôi gọi là “cái tôi toàn diện”. Không tập trung vào những gì mà bạn nhận thấy là khiếm khuyết trên cơ thể bạn. Thay vào đó, hãy nhìn vào cặp lông mi dài, những ngón tay khéo léo có khả năng đánh máy nhiều từ trong một phút,tấm lưng khỏe mạnh cho phép bạn bế hai đứa trẻ cùng một lúc.

2. Ngừng huyên thuyên

Hãy cảnh giác với những lời nói trong gia đình và ngoài xã hội có thể tác động đến hình ảnh bản thân – bao gồm cả những ý nghĩ trong đầu bạn. Mẹ bạn có thường xuyên bình luận về trọng lượng cơ thể bạn? Bạn thân của bạn có hay nói về ăn kiêng và tập thể dục, làm cho bạn tự hỏi có phải cô ấy đang ám chỉ điều gì? Những người mẫu hấp dẫn trên tạp chí có khiến bạn bị tác động? Hãy tách cảm xúc của bản thân bạn ra khỏi những tình huống này; hãy để gia đình và bạn bè bạn biết rằng bạn không muốn tham gia vào những cuộc hội thoại như vậy.

3. Hàn gắn tiểu sử của bạn

Bạn có mang gánh nặng cảm xúc về hình ảnh cơ thể từ trong quá khứ? Nếu bạn thừa cân và và bị trêu chọc như một đứa trẻ, ngay cả khi bạn đã loại bỏ được mỡ thừa, bạn có thể không hoàn toàn gỡ bỏ được gánh nặng cảm xúc. Cơ thể bạn vẫn còn mang ký ức cảm xúc – những tổn thương, sự xấu hổ, sự phê bình. Nếu bạn mang theo mình gánh nặng kiểu này, hãy đọc sách, tìm kiếm trên internet và xin tư vấn chuyên gia để loại bỏ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Điều này không chỉ giúp cho hình ảnh cơ thể bạn, mà nó cũng giúp cho sức khỏe và tâm trạng của bạn.

4. Tạo ra một danh mục những điều tích cực

Liệt kê tất cả “những gì bạn thích về cơ thể bạn”. Thật cụ thể. Nói chuyện về tất cả mọi thứ từ những nốt tàn nhang cho tới móng chân và tóc. Đề cập càng nhiều càng tốt, và đọc qua danh sách này khi cần.

5. Viết lại nguyên bản nội tâm của bạn

Hãy chuyển những ý nghĩ tiêu cực thành ý nghĩ tích cực. Nếu bạn nghĩ những điều như “Tôi không thích cơ thể của tôi”,hãy nghĩ tiếp như sau “Tôi thích nhiều bộ phận trên cơ thể của tôi, và tôi sẽ còn thích cơ thể của tôi nhiều hơn thế.”

Stacy Kaiser 

(Theo livehappy.com)

Chủ đề chính: #yêu_bản_thân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn