Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

5 chiêu mà kẻ xấu thường dùng để lừa đảo bạn

Đăng 6 năm trước

Những kẻ đã từng nói dối thì hiếm khi nào nói thật, họ sẽ tiếp tục nói dối dù có bị phát hiện. Còn bạn, một khi đã phát hiện ra chân tướng của ai đó, sẽ rất khó để bạn tin họ lần nữa.

Nhận diện kẻ nói dối đôi khi rất khó, đặc biệt nếu họ đã cố tình đưa bạn vào bẫy. Lúc nào bạn cũng nghe thấy báo đài thông tin các trường hợp bị lừa đảo, nguyên nhân là do chúng ta quá tin người, hoặc do những kẻ lừa đảo ngụy tạo quá khéo. Do đó, 5 đặc điểm sau sẽ giúp bạn phát hiện ra ai là kẻ xấu chuyên đi lừa đảo mọi người.

1. Nhấn mạnh sự thành thật của mình

"Chị nói thiệt", "Mày tin anh đi"... là những cụm từ mà kẻ nói dối, người có thói quen nổ và "thùng rỗng kêu to" hay dùng. Tổng thống Mỹ mới nhậm chức cũng nhiều lần bị chỉ trích vì lạm dụng cụm từ "Believe me - Tin tôi đi". Đây là chiêu bài kêu gọi quen thuộc của những kẻ nói dối kinh niên, đôi khi họ thêm các câu như "Không tin thì em cứ đi hỏi người ta xem", "Cái này anh chỉ nói với mình chú thôi". Họ khuyến khích người khác "bắt thóp" được họ để chứng minh rằng mình "cây ngay không sợ chết đứng".

2. Thích tung hỏa mù

"Em luôn làm thế này", "Em chẳng bao giờ làm thế kia"... Những kẻ lừa đảo thường thích dùng những câu chữ đao to búa lớn để trốn tránh mâu thuẫn và tránh nhiệm. Những thứ họ nói về bản thân mình thường rất chung chung, đôi khi trên trời dưới bể, dù bạn có muốn biết sâu hơn thì cũng khó mà nghe được câu trả lời thật sự. 

3. Hay kể những câu chuyện dông dài, không đầu không đuôi

Khi bạn tới trễ, không thèm tới một buổi hẹn... bạn sẽ bịa ra một câu chuyện cực kì logic, cực kì chi tiết. Thực tế, nếu bạn đang nói sự thật, bạn sẽ không bao gồm nhiều chi tiết như vậy trừ khi được hỏi hoặc nếu nó thật cần thiết. 

Một kẻ nói dối nhớ chính xác giờ nào xảy ra chuyện gì, nhớ cả màu sắc quần áo mà ai đó mặc... Một câu chuyện có quá nhiều tiểu tiết thường là một câu chuyện bịa, giống như đang viết văn vậy.

4. Tránh danh từ nhân xưng "Tôi"

Kẻ nói dối không thích đặt mình vào trung tâm của những câu chuyện bịa, nên họ tránh dùng chữ "tôi" để né tránh trách nhiệm. Thay vào đó, họ sẽ nói "Tụi anh, tụi em..." hoặc là "Anh đó, chị đó...". Họ cũng hay dùng các từ diễn tả cảm xúc tiêu cực như "ghét, vô dụng, buồn, giận...".

5. Luôn sợ người khác nghi ngờ mình

Một mặt trái của những kẻ ưa nói dối là bản thân họ lại rất hay nghi ngờ. Chuyện đó cũng là bình thường.

Nếu bạn chất vấn một kẻ lừa đảo, họ sẽ nhảy dựng lên và thề thốt với tất cả ngôn từ, mánh khóe của mình. Họ chỉ muốn phủ sạch mọi nghi vấn và khẳng định mình luôn ngây thơ và vô can. Nếu họ tự biện bạch cho bản thân ngay cả khi bạn không chất vấn, đó là dấu hiệu rõ ràng họ đang rất lo lắng mình sẽ bị phát hiện và tìm mọi cách để bạn không nghĩ tới vấn đề truy cứu nữa. Nguy hiểm hơn, họ có thể lừa bạn một vố lớn cuối cùng rồi cuốn gói biến mất.

Tổng hợp

Chủ đề chính: #nói_dối

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn