Duong pham

5 cuốn sách bạn nên đọc không chỉ vì hay

Đăng 8 năm trước

Trong hơn 3 năm đọc sách, rất nhiều tác phẩm khi đọc xong đã để lại trong tôi nhiều cảm nhận sâu sắc và những kinh nghiệm thiết thực. Trong số đó, tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm gối đầu tâm đắc nhất của tôi:

Trong hơn 3 năm đọc sách, rất nhiều tác phẩm khi đọc xong đã để lại trong tôi nhiều cảm nhận sâu sắc và những kinh nghiệm thiết thực. Trong số đó, tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm gối đầu tâm đắc nhất của tôi:

1. Người đua diều

Người đua diều là những lời tự thuật của Amir - nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan về những năm tháng thơ ấu cùng những lỗi lầm anh đã gây ra khi anh mới chỉ là một cậu bé 12 tuổi, khi anh làm bạn với Hassan, con trai người quản gia của gia đình. Sống dưới sự bảo bọc, giàu sang và sung sướng, Amir quen với việc luôn được che chở bởi tất cả mọi người, kể cả cậu bé Hassan lanh lợi, mạnh mẽ kia. Bất chấp quan hệ chủ tớ, giữa Amir và Hassan dần nảy sinh một tình bạn thực sự xuất phát từ lòng trung thành và tận tụy mà Hassan dành cho cậu.Mô tả hình ảnh

Nhưng rồi tất cả thay đổi khi một ngày, Hassan vì ra sức bảo vệ chiếc diều xanh chiến lợi phẩm của Amir đã bị bọn trẻ xấu hành hung và nhục mạ. Sự nhu nhược và hèn nhát của Amir đã ngăn cản cậu bé cứu bạn, không những thế, còn biến cậu trở thành một kẻ gian dối khi bịa chuyện nhằm đuổi cha con Hassan ra khỏi nhà.

Ấy cũng chính là lúc cơn ác mộng của những cắn rứt lương tâm và ăn năn hối hận trong Amir bắt đầu cho đến hết phần đời còn lại. Nhiều năm sau, Amir chuyển tới Mỹ, tìm được cho mình một mái ấm riêng và trở nên thành công trên con đường sự nghiệp, trở thành một nhà văn nổi tiếng, nhưng nỗi ám ảnh về những gì anh đã gây ra cho Hassan, về những phản bội mà anh đã dành để đáp lại sự trung thành của người bạn thân thiết nhất của mình vẫn chưa từng buông tha anh một giây phút nào cả.

Đó, cũng là lúc Amir quyết định, anh phải quay về Afghanistan để cứu Hassan, giải thoát anh khỏi bàn tay của Taliban và đưa anh quay về lại bên cạnh mình… không chỉ để chuộc lại lỗi lầm ngày xưa của bản thân, mà còn chuộc lỗi thay người cha quá cố, và tự giải thoát chính anh khỏi cái bóng của quá khứ, của những sai lầm hổ thẹn năm xưa…

2. Đi tìm lẽ sống

Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế. Mô tả hình ảnh

Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.

3. Papillon, Người tù khổ sai

Papillon, người tù khổ sai - một tác phẩm tự truyện của Henry Charriere rất lôi cuốn từ đầu cho đến hết tập truyện. Đó là câu chuyện về một hành trình dài đầy gian lao, khắc nghiệt và nguy hiểm, một cuộc phiêu lưu sống động và hồi hộp 

Mô tả hình ảnh

Câu chuyện nói về hành trình vượt ngục của Bươm Bướm, biệt hiệu của Papillon - người tù khổ sai. Câu chuyện đặc biệt đã hấp dẫn, lôi cuốn, sống động hơn vì nó  hoàn toàn có thật được một người tù kể lại, đó là Henry Charriere, một nhân chứng sống của chế độ Cộng hòa Pháp thế kỷ XX.  Ngay từ đầu anh đã nhận ra sự đểu cáng, vô nhân đạo của nó.

4. Tiếng gọi nơi hoang dã

Tiếng gọi nơi hoang dã (nguyên bản tiếng Anh: The Call of the Wild) là một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London.

Mô tả hình ảnh

Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và sống chung với lũ sói.

Xuất bản lần đầu năm 1903, Tiếng gọi nơi hoang dã là tiểu thuyết được nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Do nhân vật chính là một con chó, đôi khi người ta phân loại tiểu thuyết này là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, phù hợp cho trẻ con, tuy trong tác phẩm không thiếu những cảnh hành hạ súc vật, sự chết chóc, sự tranh đoạt, và chứa đựng nhiều cảnh bạo lực thô bạo.

5. Giết con chim nhại

Giết con chim nhại (nguyên tác tiếng anh: To Kill a Mockingbird) là cuốn tiểu thuyết của Harper Lee. Lấy bối cảnh Alabama, một tiểu bang miền Nam rất nặng thành kiến phân biệt chủng tộc và được viết trong thời gian mà phong trào đấu tranh của những người da màu, nhất là của Martin Luther King, Jr., đang lan rộng tới tầm cỡ quốc gia. Rõ nhất là vụ Tẩy chay xe buýt ở Mongomery, Alabana; kéo dài từ tháng 12.1955 đến tháng 12.1956, với kết quả là một phán quyết của Tối cao pháp viện tuyên bố các luật phân cách chỗ ngồi trên xe buýt theo màu da được áp dụng ở Montgomery và cả Alabana là vi hiến. Nên không ngạc nhiên gì khi chủ đề lớn của tác phẩm là vấn đề phân biệt chủng tộc.

Mô tả hình ảnh

Không dừng lại ở đó, tác phẩm mở rộng và đề cập đến những thành kiến khác của con người, những thứ vốn là nền tảng dẫn tới thói đạo đức giả, bất công xã hội, và nhiều tệ nạn khác. Tất cả được mô tả qua cái nhìn của Jean Louse Finch, biệt danh Scout, một bé gái trong những năm đầu của bậc tiểu học. Việc chọn một em bé làm người dẫn chuyện giúp tác giả có thể đề cập tới những điều được xã hội quanh em mặc nhiên công nhận là hợp lý, đương nhiên, hoặc không thể thay đổi. Khi nhìn thấy những hiện tượng đó, và so sánh với những giá trị đạo đức được bố em dạy bảo, hoặc chỉ đơn thuần kể lại sự vụ, em có thể cho người đọc thấy khía cạnh phi nhân trong xã hội.

Chủ đề chính: #sách_hay

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn