An Tử

5 hành vi của một người cho thấy họ đã từng bị tổn thương khi còn bé

Đăng 5 năm trước

Trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Và những tác động của chấn thương thời thơ ấu sẽ không thể nào dừng lại ngay cả khi người đó lớn lên mà trái lại, chúng luôn được chôn sâu trong tiềm thức, và ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, hành động và thậm chí cả cuộc sống của người đó. Dưới đây là 5 hành vi cho thấy được một người đã từng bị tổn thương khi còn bé.

1. Hay căng thẳng

Những chấn thương ở bên ngoài cơ thể, như bị lạm dụng, đánh đập v.v., khiến cho não kích hoạt một phản ứng chiến đấu, chuẩn bị cho việc tự bảo vệ mình.Trong thời gian này thì cơ thể chúng ta sẽ tự động căng thẳng, thế nhưng sự căng thẳng vẫn sẽ tiếp diễn thậm chí khi sự nguy hiểm/mối đe dọa bị loại bỏ. Các dây thần kinh của não sẽ vẫn luôn suy trì trạng thái cảnh giác như thể mối đe dọa vẫn còn.

2. Xa lánh cộng đồng

Các nghiên cứu chứng minh rằng những chấn thương tâm lý thời thơ ấu có thể dẫn đến chứng rối loạn lo âu xã hội. Do đó, những lời nói xúc phạm của cha mẹ hay việc bị bỏ bê tình cảm (không được quan tâm chăm sóc, yêu thương) có thể dẫn đến hội chứng này. Người bị chấn thương tâm lỹ thời thơ ấu có thể cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi tiếp xúc với người khác, họ sợ bị theo dõi và bị đánh giá, vậy nên họ tự cô lập bản thân để ngăn chặn cảm giác này.

3. Liên tục hoảng loạn và lo lắng

Một cá nhân không hay lo lắng rõ ràng có thể học được bất kì một bài học nào trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn những người hay lo lắng. Ví dụ như, cùng ở trong một tình huống mà cả hai đều bị đánh giá kém bởi người quản lý, thì người không lo lắng sẽ xem đây như một bài học kinh nghiệm và hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì, nhưng ngược lại người hay lo lắng sẽ bắt đầu hoảng sợ và nghĩ về viễn cảnh họ nhận được đánh giá tiêu cực thứ hai, và bộ não của họ sẽ không thể tập trung vào điều gì khác ngoài việc lo lắng và hoảng loạn.

4. Tránh xa nỗi sợ hãi

Ví dụ như, bạn có một nỗi sợ hãi bẩm sinh với việc đi gặp nha sĩ, nhưng có thể bạn vẫn sẽ đi. Vì sao? Bởi vì đây là một việc có ích, và con người thường sẽ cố gắng phá vỡ điều mà chúng ta sợ hãi. Nhưng với những người đã từng bị tổn thương tâm lý ngày còn bé thì, họ sẽ dùng nỗi sợ để làm tê liệt đi ý định, ở đây là đi gặp nha sĩ, của họ. Và chính sự thôi thúc một cách mạnh mẽ tránh xa những sự sợ hãi này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

5. Ám ảnh sự thiếu thốn

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Florida và Đại học George Mason đã liên kết những chấn thương thời thơ ấu với một cuộc sống thiếu thốn. Do đó có thể khi trưởng thành, họ sẽ mang một sự ám ảnh về cuộc sống thiếu thốn, ít cơ hội và khó kiếm được tiền.

Chủ đề chính: #tâm_lý_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn