Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

5 lý do tại sao thế giới cần sự công bằng hơn bình đẳng

Đăng 5 năm trước

Thế giới ngày nay cần sự công bằng hơn bình đẳng. Mặc dù các từ bình đẳng và công bằng thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau. Trong khi sự bình đẳng là cách đối xử với mọi người như nhau thì sự công bằng mang lại cho mọi người những gì họ cần để thành công. Vì khái niệm bình đẳng và công bằng có vẻ khó phân biệt, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về sự khác nhau này. Mời bạn đọc Ohay TV cùng xem!

1. Mọi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng

Lấy một người vô địch về môn đánh cờ đem so tài với một người thích leo núi trong cuộc thi leo núi thì có vẻ như những khó khăn, gian khổ mà cả hai người dự thi phải trải qua đều bình đẳng như nhau với thử thách là vách núi. 

Nhưng trên thực tế, cuộc thi này không hề công bằng. Trong khi người thích leo núi sẽ có một lợi thế trong các cuộc thi thử nghiệm về sức bền và thể lực, còn người kiện tướng về môn đánh cờ sẽ bị thử thách khi chất xám của họ được đưa vào cuộc thử nghiệm. 

Điều này hoàn toàn sai lầm và vô nghĩa khi so sánh điểm yếu của một người với thế mạnh của riêng bạn, hoặc đem so sánh điểm yếu của riêng bạn với thế mạnh của người khác!

2. Đối xử công bằng với mọi người quan trọng hơn việc đối xử bình đẳng với họ

Trong một xã hội vốn dĩ đã không có sự bình đẳng thì việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người không giống với việc đòi hỏi sự công bằng (công lý) cho mọi người. 

Người mạnh và kẻ yếu nên được hỗ trợ và trang bị sao cho phù hợp với khả năng của từng người. Ví dụ, nhu cầu của một người bệnh sẽ khác với nhu cầu của một người khỏe mạnh. 

Việc đối xử với mọi người ngang nhau (bình đẳng) có thể được hiểu là họ bị đối xử bất công (không công bằng). Khái niệm này được hỗ trợ bởi Karl Marx, ông nói: "Tùy theo từng khả năng của mỗi người mà đối xử sao cho phù hợp với từng nhu cầu của bản thân họ" và ông lập luận điều này ngụ ý rằng mọi người cần "những thứ khác nhau trong các tỷ lệ khác nhau để phát triển và thành công".

3. Bình đẳng không thể đạt được ngay cả trong một xã hội không công bằng

Đây là điều không tưởng với tất cả mọi người, không phải vì chúng ta không thể tạo sự bình đẳng khi bắt đầu, nhưng vì việc cung cấp một sự khởi đầu bình đẳng không đảm bảo một kết quả bình đẳng ở cuối. Mặt khác, việc cố gắng làm mọi người được bình đẳng sẽ gây ra bất mãn trong xã hội.

4. Sự công bằng đem lại động lực cho con người chứ không phải sự bình đẳng

Lấy ví dụ về một nhà máy sản xuất đèn. Đối xử bình đẳng tức là trả lương cho mọi công nhận như nhau bất kể số lượng hay chất lượng sản phẩm họ làm được. Tức là nếu làm quá ít đèn người công nhân cũng sẽ không bị sa thải. Nếu một hệ thống như vậy được áp dụng tại nơi làm việc thì mọi nhân viên sẽ mất đi hứng thú với công việc, vì công sức lao động của họ không được coi trọng.Hệ thống này trái ngược với hệ thống trả lương dựa trên số lượng và chất lượng sản phẩm.

5. Mọi người đều chấp nhận với sự bất bình đẳng miễn là nó công bằng

Nhà tâm lý học Alex ShawKristina Olson đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết này. Họ đã tập hợp một nhóm trẻ em từ 6 đến 8 tuổi. Hai nhà tâm lý học cho biết là hai cậu bé DanMark đã dọn phòng cho họ. Để ghi nhận công sức, Dan và Mark sẽ được trao thưởng là những cục tẩy.

Hai đứa trẻ được tặng cho 5 cục tẩy, tức là không thể chia đều. Vậy là chúng quyết định ném cục tẩy thứ 5 đi thay vì chia không đều. Mặc dù được nhắc là Dan và Mark sẽ không được cho biết người còn lại nhận bao nhiêu cục tẩy, hai đứa trẻ vẫn làm như vậy.

Nghe có vẻ đây là khát vọng về sự bình đẳng, nhưng thực tế nó phản ánh sự công bằng nhiều hơn. Hai đứa trẻ làm vậy chỉ vì chúng nghĩ Dan và Mark đã nỗ lực ngang nhau khi dọn nhà. Nhưng đến khi hai nhà tâm lý học ShawOlson nói với chúng rằng Dan đã làm việc chăm chỉ hơn Mark, thì chúng sẽ thoải mái đưa cho Dan 3 cục tẩy, còn Mark chỉ được 2 cục tẩy. Điều này cho thấy chúng có thể chấp nhận sự bất bình đẳng, miễn là nó công bằng!

Bạn có đồng ý rằng sự công bằng là quan trọng hơn bình đẳng? Thể hiện ý kiến riêng ​​của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Nguồn: Brightside

Chủ đề chính: #công_bằng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn